1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.3.1. So sánh HĐTNS với HĐGDNGLL
* Vị trí, vai trị
Hoạt động GDNGLL và hoạt động TNST là một bộ phận của chương trình giáo dục, có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn. Hoạt động GDNGLL phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa, hoạt động TNST phát triển phẩm chất nhân cách, năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh.
* Mục tiêu
- Hoạt động GDNGLL
+ Kiến thức: củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học của học sinh; nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống XH và giá trị truyền thống và nhân loại.
+ Kỹ năng: góp phần hình thành năng lực chủ yếu cho học sinh như tự hồn thiện,
thích ứng, hợp tác, có lối sống phù hợp với các giá trị XH.
+ Thái độ: hình thành ý thức trách nhiệm của học sinh với bản thân, gia đình, XH;
tích cực tham gia hoạt động tập thể, lựa chọn nghề nghiệp tương lai...
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội...cho học sinh; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình; làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
*
Nội dung
- Hoạt động GDNGLL có 6 mạch nội dung, được thể hiện trong 9 hoặc 10 chủ đề theo tháng + GD truyền thống; + Ý thức học tập; + Tổ quốc, Đảng Đồn...; + Tình bạn, Tình u, gia đình; + Hịa bình, hữu nghị và hợp tác; + Tình nguyện
- Hoạt động TNST có 5 lĩnh vực nội dung, được thể hiện qua các chủ đề đa dạng, phong phú vừa đảm bảo yêu cầu chung và vừa phù hợp với đặc điểm của từng trường, địa phương
+ Giá trị sống, kỹ năng sống
+ Q hương đất nước và hịa bình thế giới + Gia đình và nhà trường
+ Nghề nghiệp
+ Khoa học và nghệ thuật
* Ch ương trình
Nếu hoạt động GDNGLL có một chương trình chung cho tất cả thì HĐTNST song song 2 chương trình: chương trình bắt buộc đối với 100% học sinh và chương trình tự chọn.
* P hương pháp và hình thức tổ chức
- Về hình thức cả hai giống nhau. Nếu HĐGDNGLL hướng dẫn hoạt động chung, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động thì HĐTNST có phương pháp thiết kế nhiệm vụ rõ ràng hướng tới mục tiêu hình thành các năng lực cụ thể.
* Đánh giá
Hoạt động GDNGLL đánh giá sự phát triển về nhận thức, kỹ năng, thái độ, thực hiện bằng nhiều con đường như tự nhận xét, nhận xét của tập thể, của các GV, qua quan sát hoạt động, trò chuyện, qua sản phẩm. HĐTNST đánh giá năng lực cụ thể thông qua các chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng, thơng qua các cơng cụ cho mỗi hình thức, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động trên từng cá nhân và xác định được vị trí của mỗi học sinh trên đường phát triển năng lực. Minh chứng bằng bộ hồ sơ hoạt động của học sinh.
*
Sử dụng kết quả đánh giá
Hoạt động GDNGLL góp phần vào đánh giá hạnh kiểm, nâng cao chất lượng GD tồn diện. Cịn HĐTNST để báo cáo kết quả hoạt động của học sinh cho các bên liên quan. Điều chỉnh các yếu tố giúp học sinh nâng cao mức độ năng lực trên đường phát triển. Là điều kiện cần của đánh giá xếp loại toàn diện học sinh để xét lên lớp, chuyển cấp và xét tuyển cho những hoạt động đặc thù...
Sự khác nhau cơ bản giữa HĐTNS và HĐGDNGLL là trong hoạt động TNST, mục tiêu được diễn đạt dưới dạng năng lực và các năng lực này được đánh giá thông qua phương pháp và công cụ chuyên biệt; cách thức tổ chức hoạt động phải làm sao để 100% học sinh tham gia trong các hoạt động bắt buộc và được tự chọn tham gia những nội dung mình u thích, từng cá nhân phải được đánh giá và xếp loại với minh chứng là hồ sơ về quá trình hoạt động (giống như kết quả học tập) và kết quả đánh giá được sử dụng cho việc xếp loại hay xét tuyển…)"
Việc đổi mới căn bản tồn diện chương trình GD phổ thơng ở nước ta cho thấy không chỉ tập trung đổi mới hoạt động dạy học các mơn học mà cịn cần đặc biệt chú ý tổ chức HĐTNST lấy nền tảng từ HĐGDNGLL . Tất cả khơng ngồi mục tiêu đem lại nền GD tồn diện cho HS.
Tuy nhiên, trong chương trình GD phổ thơng thời gian tới, dưới cái tên hoạt động TNST thì các hoạt động GD đó cần được thiết kế thành một chương trình chỉnh thể, tích hợp, thống nhất, kết hợp giữa phát triển đồng tâm và tuyến tính, có tính mở gắn với thực tiễn địa phương, hướng tới mục tiêu đầu ra là phẩm chất và năng lực.