57 55 70 66 71 0 10 20 30 40 50 60 70 80 200 5 - 200 6 200 6- 200 7 200 7-200 8 200820092009- 201 0 năm học giáo viên số giáo viên z
Nhìn vào biểu đồ cột cho thấy số lượng giáo viên hàng năm có những biến động chưa đều. Điều này cho thấy tốc độ và quy mơ giáo dục THPT có phát triển. Nguyên nhân do nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu người học. Đặc biệt với một huyện vùng cao như Tràng Định, động viên các em đi học đã là việc khó, giáo dục, động viên khích lệ các em hăng say học tập và học tập đạt kết quả cao lại càng khó hơn.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thông tư 35/2006/ BGD&ĐT định mức về giáo viên/ lớp học ở cấp THPT là 2,25 (tính từ năm học 2007-2008), như vậy về mặt lý thuyết tỷ lệ giáo viên/ lớp là cao. Nhưng trong thực tế có mơn thừa mơn thiếu. Một số ít giáo viên năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế (nhất là đội ngũ giáo viên cử tuyển), yếu về năng lực chun mơn, rất khó khăn trong việc bố trí chun mơn và xây dựng đội ngũ giáo viên mũi nhọn cho các bộ môn.
Trong 5 năm qua số lượng giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tràng Định ít có biến động, thực tế các năm qua chưa tuyển đủ giáo viên theo chỉ tiêu, điều náy gây rất nhiều khó khăn trong việc phân công chuyên môn của nhà trường (việc tuyển chọn giáo viên cho các trường THPT là Sở Giáo dục và Đào tạo)
Nguyên nhân thiếu:
- Giáo viên giảng dạy tại trường trong những năm qua có 1/3 số giáo viên trong Hồi đồng sư phạm nhà trường là giáo viên ở xuôi (tỉnh Bắc Giang) lên công tác, nhưng sự ổn định không được lâu dài, số giáo viên này giảng dạy từ 1 đến 3 năm, khi có quyết định tuyển dụng chính thức thì lại xin chuyển cơng tác về quê hoặc ra thành phố.
- Nguồn sinh viên đi học đại học sư phạm trong những năm qua là rất khiêm tốn, một số ít sau khi tốt nghiệp ra trường khơng về q cơng tác. Giáo viên có trình độ chun mơn vững, được cử đi học cao học sau khi hồn thành khóa học, đều có nguyện vọng xin chuyển cơng tác về thành phố.
- Chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường chưa tạo được môi trường đồng thuận, chưa có những chính sách thu hút, đãi ngộ giáo viên về công tác tại huyện nhà, đặc biệt chế độ đãi ngộ đôi với giáo viên giỏi…
- Một số ít giáo viên chưa tha thiết với nghề, đến công tác tại trường với mong muốn được vào biên chế sau đó xin chuyển cơng tác khác.
Những nguyên nhân trên nếu khơng có những biện pháp, giải pháp khắc phục sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của giáo dục trong những năm tiếp theo. BGH nhà trường cần phái có ngay các biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chú ý đến đội ngũ giáo viên người địa phương, vận động các ngành các cấp trong huyện tham gia công tác giáo dục, trợ giúp giáo viên cả về vật chất và tinh thần, có các chế độ đãi ngộ và thu hút nhân tài để phát triển giáo dục.