2.6.3 .Nguyên nhân
3.2. Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên
Sơ đồ 3.1. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GV
Trường THPT huyện Tràng Định
3.2.1. Quy hoạch đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Về mặt ý nghĩa: Quy hoạch ĐNGV THPT là bản luận chứng khoa học
trong đó thể hiện sự bố trí sắp xếp tồn bộ đội ngũ giáo viên trong trường THPT từ việc lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng theo một quy trình hợp lý cho từng thời gian nhất định. Quy hoach đội ngũ là bước rất quan trọng, là khởi nguồn, là căn cứ giúp hiệu trưởng nhà trường THPT xây dựng kế hoạch cho từng
1. Quy hoạch đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi nới
Các biện Pháp quản lý đội ngũ giáo viên Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 2. Đổi mới công tác tuyển
chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên
3. Xây dựng và hồn thiện chính sách, tăng cường phần cấp quản lý
4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và đào tạo bồi dưỡng
khâu, từng giai đoạn phát triển của nhà trường, tạo thế chủ động trong điều hành, đáp ứng được yêu cầu phát triển giao dục trong giai đoạn mới.
- Về nội dung: hồn thiện các tiêu chí viên chức cho giáo viên THPT để
họ có căn cứ, phương hướng phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THPT, dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục THPT, tình hình đội ngũ giáo viên, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, những khó khăn… từ đó đề ra các kế hoạch đồng bộ điều chỉnh đội ngũ GV cả về lượng và về chất, cơ cấu, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục bền vững.
Dự báo nhu cầu giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Phải lập dự báo về quy mô học sinh THPT, hướng phát triển của nhà trường trong thời gian trước mắt. Xác định nguồn bổ sung ĐNGV người địa phương thay thể số giáo viên chuyển về xuôi hoặc ra thành phố.
Đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý ĐNGV-THPT. Kiểm tra, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện việc quy hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
- Tổ chức thực hiện: Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, tham
mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, tuân thủ sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, xây dựng kế hoach ổn định của trường mình (THPT Tràng Định) lập dự báo số giáo viên nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ 132/ 2007, có kế hoạch đề nghị Sở GD&ĐT tuyển chọn bổ sung giáo viên mới có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cũng như phẩm chất đạo đức nhà giáo. Công tác quy hoạch được hiệu trưởng thực hiện 2 năm một lần trình Sở GD&ĐT phê duyệt.
3.2.2. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng
+ Công tác tuyển chọn giáo viên
Hiện nay đổi với sở GD&ĐT Lạng Sơn đang áp dụng chế độ thi tuyển và điều động giáo viên về các nhà trường THPT trong toàn tỉnh. Áp dụng thi
tuyển giáo viên là một bước tiến về chính sách cán bộ, thay thế hình thức tuyển dụng “đơn phương” do một cơ quan đặc trách. Hình thức thi tuyển có tác dụng thẩm định lại sảm phẩm đào tạo của trường Đại học Sư phạm đồng thời tạo ý thức trách nhiệm của người giáo viên về nghĩa vụ viên chức.
Tuyển chọn ĐNGV có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục, mang lại lợi ích to lớn cho nhiều thế hệ học sinh, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
- Nội dung tuyển chọn:
Lập kế hoạch tuyển chọn; căn cứ vào quy mô nhà trường, kế hoạch phát triển đội ngũ; dựa vào số liệu khối lớp, bộ môn; số lượng thừa thiếu, số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên sẽ chuyển khỏi địa phương và ngược lại, từ đó có kế hoạch tuyển dụng phù hợp.
Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn: các tiêu chuẩn phải được cụ thể hóa một cách chi tiết cơng khai, khơng chỉ cho người đến dự tuyển mà cho cả hội đồng sư phạm nhà trường nắm được, những thông tin thu được của tập thể sẽ góp phần làm cho việc tuyển chọn được cơng bằng, chính xác hơn, tạo được sự đoàn kết nội bộ tốt hơn.
Cách tuyển chọn: thử việc, thi tuyển.
Các chính sách tuyển chọn đẻ phát huy hiệu quả cần được thực hiện một cách đồng bộ, dân chủ, công bằng, công khai sẽ có tác dụng khuyến khích người GV có động lực cố gắng, cầu tiến ln và óc sáng tạo trong cơng việc.
- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn: Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005, Điều lệ trường THPT, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nhu cầu của nhà trường, tình hình thực tế địa phương, phịng tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT tham khảo thêm ý kiến các hiệu trưởng trường THPT để đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng cụ thể như vậy sẽ làm cho công tác tuyển chọn được công bằng hơn, khoa học hơn.
Ngoài những căn cứ theo Luật Giáo dục, việc tuyển dụng giáo viên phải tuân theo các tiêu chuẩn: phẩm chất đạo đức, kiến thức trình độ chun mơn đào tạo, cấp đào tạo và kỹ năng sư phạm.
+ Công tác sử dụng giáo viên
Để sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có, người hiệu trưởng nhà trường cần làm những việc sau đây:
- Biết cách phát huy hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng giáo viên.
- Phân công giáo viên đúng với chuyên môn đào tạo, đảm bảo thời gian định mức lao động theo quy định của Luật Lao động. Thực hiện đúng chế độ chính sách với người lao động vượt định mức.
- Mọi giáo viên được bố trí phù hợp với trình độ chun mơn năng lực, sở trường của mình.
- Duy trì sự đồn kết nhất trí của đội ngũ giáo viên, tránh tình trạng mất đồn kết, không thoải mái về tư tưởng, nhận thức không đúng bản chất sự việc.
BGH, đặc biệt hiệu trưởng nhà trường phải thấy được những tình huống xung đột, nguy cơ xung đột, nắm bắt kịp thời những thông tin phản hồi để từ đó phân tích đánh giá đúng đắn trong việc giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong nhà trường (xung đột là động lực của sự phát triển).
Bên cạnh những điều lệ, thiết chế về sử dụng, quản lý ĐNGV THPT hiệu trưởng nhà trường cần phải hiểu rằng: Đối tượng chủ yếu của công tác quản lý là xử lý các mối quan hệ giữa người với người. Muốn quản lý và lãnh đạo tốt làm cho cơ quan, tổ chức mình tốt, phát triển bền vững thì người quản lý phải biết kết hợp đức trị và pháp trị, phối hợp giữa uy quyền và sự bao dung, khơi dậy lương tâm và lương tri, tài năng của những người dưới quyền mà bản thân lãnh đạo phải là người đức độ, trong sáng, có tài tổ chức thực tiễn.
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ động viên, khích lệ, tăng cường phân cấp quản lý và tính tự chịu trách nhiệm đối vớí các cơ sở giáo dục
- Đối tượng giao tiếp chủ yếu chủ yếu của giáo viên là học sinh (đặc biệt là học sinh miền núi vùng cao) với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thật thà, rụt rè, ngại phát biểu nên dễ gây tâm trạng mệt mỏi cho giáo viên. Như vậy, việc xây dựng và hồn thiện chính sách, chế độ, có những cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để động viên, khích lệ, tạo động lực, cơ hội cho ĐNGV được cống hiến, điều đó sẽ làm cho GV yên tâm công tác, phát huy mọi khả năng, tận tâm với với nghề nghiệp là việc làm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển giáo dục.
Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho ĐNGV là một vấn đề quan trọng trong chính sách quản lý của nhà trường. Chính sách chế độ đãi ngộ là đòn bẩy, là động lực để thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác quản lý ĐNGV, vì đối với GV, điều kiện kinh tế, hồn cảnh cơng tác nơi làm việc, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Đảm bảo tốt các quyền lợi vật chất của người giáo viên như tiền lương, phụ cấp đứng lớp, chế độ làm thêm giờ, nâng lương trước thời hạn, cơ hội được đi học. Nhà trường đảm bảo mọi quyền lợi, chú ý các hoạt động vui chơi giải trí, vận dụng linh hoạt chế độ nhà nước, địa phương, của ngành, giúp giáo viên người dân tộc có điều kiện học tập nâng cao trình độ đi học sau đại học sẽ là động lực tốt giúp nhà trường quản lý tốt đội ngũ GV, phát huy được sức sáng tạo của ĐGNV làm cho nhà trường ngày càng lớn mạnh.
Chú ý công tác thi đua khen thưởng, trách phạt nghiêm minh, kịp thời trong Hội đồng giáo dục nhà trường, Thực hiện nghiên túc công tác kiểm tra nội bộ, xây dựng bầu khơng khí thân thiện, dân chủ, công bằng, tạo sự đồng thuận trong ĐNGV để mọi người hăng say làm việc, chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao.
Xây dựng nếp sống văn hóa trường học, giáo dục truyền thống nhà trường, lòng tự hào, niềm tin cho ĐNGV, gieo vào trong lòng họ ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để giáo viên thật sự yên tâm cơng tác gắn bó với giáo dục miền núi. Các chế độ lương bổng cho ĐNGV phải đảm bảo thỏa đáng, tương xứng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Có chế độ khuyến khích giáo viên giỏi công tác ở địa bàn miền núi, các chế độ ưu tiên đối với giáo viên trên chuẩn, tạo sự công bằng, khuyến khích sự phấn đấu của GV trong các hoạt động chung của nhà trường.
BGH nhà trường động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để GV đi học sau đại học nâng cao trình độ, có những trợ giúp về học phí nơi đào tạo, hỗ trợ chi phí đi lại, tiền tài liệu, hỗ trợ tiền sinh hoạt phí ….
Chế độ khen thưởng: BGH cơng bố các chỉ tiêu thi đua trong hội nghị viên chức đầu năm học, đồng thời lắng nghe ý kiến của giáo viên trong việc bình xét thi đua khen thưởng. Đề nghị nâng lương cho những GV có thành tích xuất sắc trước thời hạn. Lãnh đạo các nhà trường hàng năm phát động thi đua, trong đó đề cao các tiêu chuẩn phát triển đội ngũ đặc biệt đội ngũ cốt cán. Phải coi thi đua là công cụ, vừa là động lực của sự phát triển. Hình thức thi đua phải gắn với các hoạt động cụ thể, thiết thực, rõ ràng, khi xét phải đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ, khách quan, thưởng phạt nghiêm minh.
BGH, ban chấp hành Cơng đồn xây dựng quy chế phối hợp hành động, ưu tiên cho những GV có những việc làm hiệu quả, những cá nhân điển hình qua đó xây dựng đội ngũ GV giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề. Ghi nhận những thành tích của GV trước hội đồng sư phạm nhà trường, có như vậy mới khích lệ được giáo viên phấn đấu. Việc động viên và đặt kỳ vọng vào đội ngũ GV phải được hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn coi trọng, có như vậy giáo viên cảm thấy họ được quan tâm gần gũi, được tin tưởng hiệu quả công tác sẽ tốt hơn.
BGH nhà trường, tổ trưởng chuyên môn phải nắm được thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ. Những thông tin này giúp cho người quản lý có được những quyết định chính xác, hợp tình, hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề của đội ngũ giáo viên, góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ thành một tổ chức đoàn kêt, vững mạnh.
Chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của GV tạo bầu khơng khí trong nhà trường dân chủ, vui vẻ, để xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên ngày một vững mạnh BGH nhà trường cần làm những việc sau:
+ Tăng thu nhập chính đáng cho GV từ nghề nghiệp của họ để họ thực sự yên tâm công tác tại miền núi.
+ Xây dựng sự đồn kết nhất trí cao trong đội ngũ giáo viên.
+ Động viên, khích lệ giáo viên giảng dạy và công tác bằng biện pháp khen thưởng kịp thời với sự cố gắng trong các hoạt động của mỗi giáo viên.
+ Đảm bảo đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách cho giáo viên, chế độ đối với những giáo viên có nhiều năm cơng tác tại miền núi và có nguyện vọng gắn bó lâu dài với với miền núi.
+ Quan tâm đến hoàn cảnh riêng của giáo viên, động viên kịp thời bằng vật chất và tinh thần đối với những giáo viên có hồn cảnh khó khăn để giáo viên yên tâm công tác.
+ Quan tâm chu đáo đến việc chăm sóc sức khỏe cho giáo viên, tổ chức định kỳ cho giáo viên được khám sức khỏe toàn diện, tổ chức các hoạt
động văn nghệ, thể thao để giáo viên được tham gia giao lưu, thi đấu…
+ Thực hiện chế độ tài chính cơng khai minh bạch, công bằng về quyền lợi và chính sách cho mọi đối tượng.
- Tăng cường công tác phân cấp quản lý: Hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ, phân công, phân cấp quản lý hợp lý giữa các cấp các ngành, cũng như quyền hạn quản lý GV và cán bộ quản lý.
Thực hiện phân cấp mạnh về công tác quản lý giáo dục vì: hiện nay ở trường THPT mới chỉ có nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng quy định trong điều lệ trường trung học, vì thế có tình trạng tập quyền hoặc phân tán quyền lực đơi khi dẫn đến lơn xộn khó quản lý trong các hoạt động của nhà trường.
Muốn quản lý ĐNGV tốt nhà trường (hiệu trưởng) chủ động xây dựng kế hoạch và dự kiến nhân sự của trường hằng năm, trình Sở GD&ĐT, Chính quyền địa phương phê duyệt, BGH nhà trường được tham gia vào Hội đồng tuyển chọn cán bộ GV theo yêu cầu công việc chuyên môn nhà trường.
Hiệu trưởng được quyền thưởng phạt cán bộ, giáo viên làm tốt và những giáo viên ý thức làm việc kém hoặc không đủ năng lực làm việc dựa trên cơ sở quy định của ngành.
3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và đào tạo bồi dưỡng
+ Công tác kiểm tra đánh giá:
Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá giáo viên và phân loại
giáo viên trên cơ sở các cuộc thi nhận thức giáo viên hằng năm qua đó làm căn cứ với các quyết định việc thăng tiến của ĐNGV. Thể chế hóa tiêu chuẩn người cán bộ quản lý giáo dục phải gắn với đào tạo bồi dưỡng với việc đề bạt bổ nhiệm và tăng lương.
+ Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng:
Đào tạo bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên THPT chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua quản lý, phát triển đúng định hướng, có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. ĐNGV là một bộ phận trong hệ thống cơ cấu tổ chức nhà trường, chất lượng đội ngũ chỉ có thể được nâng cao trong sự phát triển hợp lý của toàn bộ tổ chức trong nhà trường. Vì vậy, đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng ĐNGV giúp cho cơ cấu nhân sự của nhà trường đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả ngày
một hoàn thiện hơn.
+ Các nội dung của công tác đào tạo bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo
viên. Việc nhận thức đúng đắn về đường lối sẽ thúc đẩy rất lớn tới ý thức nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Họ thấy được nhiệm vụ cao cả của mình từ đó phấn đấu, trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm để đạt được