Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên (Trang 60 - 121)

2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát

2.2.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV THPT tỉnh Điện Biên, tác giả đề tài sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra, khảo sát.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh các trường THPT tỉnh Điện Biên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho GV tiếng Anh các trường THPT tỉnh Điện Biên

BDNLNN thường xuyên là nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng giúp cho GV kịp thời tiếp cận những nội dung mới, cải tiến, đồng thời củng cố, bổ sung, nâng cao nhận thức, hiểu biết về những kiến thức, kỹ năng sư phạm còn hạn chế. Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ mơn tiếng Anh THPT nói riêng phụ thuộc hồn tồn chất lượng chuyên môn của đội ngũ GV tiếng Anh THPT, vì thế GV tiếng Anh THPT phải

50

nhận thức được vị trí vai trị của mình trong sự phát triển của nhà trường và phải có ý thức phấn đấu, rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

Nhằm tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên về tầm quan trọng của hoạt động BDNLNN cho GV, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 103 CBQL và GV với kết quả sau khi xử lý số liệu thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức về mức độ quan trọng của hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên

TT Mức độ đánh giá Ý kiến đánh giá CBQL GV Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 12 31.6 25 38.5 2 Quan trọng 15 39.5 23 35.4

3 Tương đối quan trọng 7 18.4 11 16.9

4 Không quan trọng 4 10.5 6 9.2

5 Hồn tồn khơng quan trọng 0 0.0 0 0.0

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy:

Hầu hết CBQL, GV đều có nhận thức tích cực về vai trị của việc bồi BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh THPT. 38.5% ý kiến của GV cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh là rất quan trọng, 35.4% cho là quan trọng. Đối với CBQL, 31.6% ý kiến cho là rất quan trọng, 39.5% ý kiến cho là quan trọng. Bên cạnh đó có 4 CBQL (chiếm 10.5%) và 6 GV (chiếm 9.2%) cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh là không quan trọng.

Như vậy đa phần CBQL và GV ở tỉnh Điện Biên có nhận thức đúng đắn về vai trị quan trọng của việc bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên tiếng Anh

51

THPT. Tuy nhiên vẫn còn 6 GV (chiếm 9.2%), 4 CBQL (chiếm 10.5%) chưa nhận thức rõ về vai trò BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT.

Qua kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV ở tỉnh Điện Biên về tầm quan trọng của hoạt động BDNLNN đối với GV tiếng Anh THPT, chúng tơi nhận thấy có sự thống nhất trong nhận thức (rs=1,p≤0,01) và đa số đều nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của BDNLNN đối GV tiếng Anh THPT (89.5% ý kiến của CBQL, 90,8% ý kiến của GV). Tuy nhiên vẫn còn 10.5% ý kiến của CBQL, 9.2% ý kiến của GV chưa nhận thức đúng đắn. Nhận thức là khởi nguồn của thái độ và hành vi hoạt động của con người. Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh THPT, cần phải tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của toàn bộ các cán bộ, GV mức độ quan trọng của hoạt động BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh THPT.

2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT tỉnh Điện Biên tham gia bồi dưỡng chuyên môn

GV tiếng Anh THPT tham gia BDNLNN thường được các trường THPT rà soát, cử đi học. Một số GV trẻ mong muốn hoàn thiện kiến thức của mình, nắm bắt lĩnh hội cái mới nên rất tích cực tham gia, ngược lại bộ phận GV đứng tuổi có tâm lý ngại thay đổi nên không muốn tham gia các lớp BDNLNN. Ở một số trường THPT, việc cử GV tham gia BDNLNN rất thuận lợi, những một số trường lại rất khó khăn, nhiều GV xem việc BDNLNN là một nghĩa vụ, đùn đẩy hoặc cắt cử nhau luân phiên đi học.

Từ những lý do trên dẫn đến tình trạng GV tiếng Anh THPT tham gia BDNLNN nhiều khi không phù hợp với nội dung bồi dưỡng. Chính vì vậy, hiệu quả BDNLNN chưa cao. Hầu hết GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên đều có nhu cầu được BDNLNN, 100% GV của tỉnh đã được BDNLNN ngắn hạn về thay sách giáo khoa từ lớp 6 - 9, tháng 8 hàng năm đều tham gia lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề. Tham gia BDNLNN, phần lớn GV tiếng Anh THPT tích cực trao đổi, chia sẻ, tham gia tốt các hoạt động. Tuy nhiên, một số GV trẻ được tuyển dụng từ năm 2009 trở về sau thì chưa được

52

BDNLNN đầy đủ về đổi mới phương pháp, về thay sách, một số GV do lớn tuổi thường bị động tiếp thu.

2.3.3. Hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh các trường THPT tỉnh Điện Biên

Đối với ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên nhất là bậc THPT, việc tập huấn, BDNLNN cho GV tiếng Anh thường xuyên được tổ chức trong tháng 8 hàng năm, trong đó tập trung vài ngày hoặc kéo dài cả tuần lễ. Hình thức tập huấn, BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên thay đổi theo từng năm.

Đối với tập huấn đại trà cho GV, các trường THPT cử GV tiếng Anh cốt cán của trường dự tập huấn do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT tổ chức và tổ chức tập huấn cho GV, vì thế khâu tổ chức tập huấn, BDNLNN từng nơi có cách thức khác nhau. Có nơi rất nghiêm túc về giờ giấc, nhưng có nơi lại khá dễ dãi, khơng mấy quan tâm. Do đó, hiệu quả hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT của Tỉnh chưa cao, còn mang tính hình thức, chiếu lệ và xem đây là một thủ tục trước khi bước vào năm học mới.

Đối với GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên đã kiểm tra năng lực ngoại ngữ cụ thể là bốn kỹ năng thực hành tiếng theo khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” của Bộ GD&ĐT.

Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra năng lực GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên theo khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu

Năng lực Số giáo viên Tỉ lệ %

C2 0 0

C1 18 12,7

B2 60 48,4

B1 44 35,5

Dưới B1 1 3,4

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ sở GD & ĐT tỉnh Điện Biên)

53

Qua bảng 2.4 cho thấy năng lực giảng dạy của GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”. Đây đồng thời là thực trạng chung của cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu đối với hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT của cả nước nói chung trong đó có tỉnh Điện Biên nói riêng.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động b ồ i d ư ỡ n g n ă n g l ự c n g o ạ i n g ữ cho giáo viên tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên

2.4.1. Thực trạng v ề m ứ c đ ộ quản lý hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh các trường THPT

Nhằm tìm hiểu mức độ đánh giá của CBQL, GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên đối với quản lý hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 103 CBQL và GV với kết quả sau khi xử lý số liệu thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thực trạng quản lý hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT ở tỉnh Điện Biên

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá TBC Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Hoạt động lập kế hoạch 24 34 29 11 5 3.59 2 Hoạt động tổ chức 23 32 30 12 6 3.52 3 Hoạt động chỉ đạo 25 29 28 14 7 3.50

4 Hoạt động kiểm tra 25 30 24 15 9 3.46

5 Hoạt động quản lý sau bồi dưỡng

20 25 29 19 10 3.25

Kết quả ở bảng 2.5 thể hiện thực trạng quản lý hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên, trong đó khâu tổ chức được đánh giá tốt nhất, khâu chỉ đạo đứng thứ 2, tiếp đến là khâu lập kế hoạch và cuối

54

cùng là quản lý sau bồi dưỡng. Khâu quản lý sau bồi dưỡng là khâu cực kỳ quan trọng nhưng CBQL và GV chưa thực hiện một cách hiệu quả và quan tâm đúng mức.

Quản lý hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT bao gồm các nội dung: Quản lý mục tiêu; nội dung; hình thức; các điều kiện BDNLNN. Đồng thời thực hiện Nghị định 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mục tiêu của BDNLNN cho GV là nắm bắt tinh thần đổi mới, định hướng đổi mới giáo dục, nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng với sự phát triển càng cao của giáo dục, về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đổi mới kiểm tra - đánh giá.

Bảng 2.6: Thực trạng nội dung quản lý hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá TBC Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Quản lý mục tiêu BD nDbbbồibôidBDNLNN 17 27 30 19 10 3.21

2 Quản lý nội dung BD 15 25 35 18 10 3.17 3 Quản lý hình thức BD

BBNLNN

13 24 36 18 12 3.08

4 Quản lý các điều kiện

BDNLNN 14 27 32 20 10 3.15

5 Quản lý thực hiện

nghị định 40/2000/QH10 12 26 32 23 10 3.07

Kết quả ở bảng 2.6 thể hiện đối với nội dung quản lý BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên các ý kiến đánh giá tập trung ở mức độ rất tốt và tốt chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên, qua từng tiêu chí đánh giá, mức độ trung bình và yếu theo các ý kiến đánh giá vẫn cịn cao. Ở tiêu chí Quản lý mục tiêu BDNLNN có 29/103 ý kiến (tỉ lệ 28.16%), Quản lý nội dung

55

BDNLNN có 28/103 ý kiến (tỉ lệ 27.2%), Quản lý hình thức BDNLNN có 30/103 ý kiến (tỉ lệ 29.1%), Quản lý các điều kiện BDNLNN có 30/103 ý kiến (tỉ lệ 29.1%), Quản lý thực hiện nghị định 40/2000/QH10 có 33/103 ý kiến (tỉ lệ 32%). Từ đó cho thấy hiệu quả quản lý các nội dung BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên vẫn còn những hạn chế nhất định.

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà QLGD đó là xây dựng kế hoạch và phát triển đội ngũ. Để có đội ngũ GV vừa có phẩm chất đạo đức tốt vừa có trình độ tay nghề vững vàng, bắt kịp với những thay đổi không ngừng của xã hội, các nhà quản lý phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho họ. Hoạt động BDNLNN phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch hợp lý, khả thi.

Trong thời gian qua có nhiều hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên như: Bồi dưỡng chương trình thay sách giáo khoa mới, bồi dưỡng đổi mới PPDH, bồi dưỡng về đổi mới cách kiểm tra - đánh giá, bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học như Overhead, Projector, sách tự điển nói EZ- talk, soạn giáo án điện tử từ Powerpoint, Adobe presenter… Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch chưa tốt dẫn đến kết quả bồi dưỡng chưa cao.

Kết quả trưng cầu ý kiến của 103 CBQL và GV về thực trạng kế hoạch hoá hoạt động BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên với kết quả sau khi xử lý số liệu thể hiện ở bảng 2.7.

56

Bảng 2.7: Thực trạng kế hoạch hoá hoạt động BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá TBC Rất phù hợp Phù hợp Tương đối phù hợp Khơng phù hợp Hồn tồn khơng phù hợp Thời gian BD 14 27 31 19 12 3.12 Địa điểm BD 25 24 27 24 3 3.43 Đối tượng BD 23 25 28 23 4 3.39 Chương trình BD 25 23 28 23 4 3.41 Hình thức BD 24 25 27 22 5 3.40 Các điều kiện phục vụ hoạt động BD 27 23 25 22 6 3.42

Theo kết quả trưng cầu ý kiến về hoạt động kế hoạch hoá hoạt động BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên ở bảng 2.7 thể hiện phần lớn GV cho rằng thời gian BD chưa phù hợp. Bên cạnh đó là hình thức BD là vấn đề đơn vị tổ chức hoạt động BDNLNN cần lưu tâm đến. Điều này cho thấy kế hoạch BD cho GV chưa thực sự phù hợp, cần phải điều chỉnh. Trước tiên, thời gian bồi dưỡng trong kế hoạch BDNLNN, thông thường các lớp BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên được tổ chức trong hè vì đó là thời gian GV khơng phải đứng lớp và họ có thể chuyên tâm cho các lớp tập huấn BDCL mà không bị chi phối bởi việc giảng dạy. Nhưng thực tế, trong nhiều năm qua các lớp tập huấn lại được tổ chức trong năm học. Một vấn đề cần quan tâm đó là địa điểm bồi dưỡng. Do CSVC thiếu thốn nên địa điểm tổ chức BDNLNN cho GV tiếng Anh thường xuyên thay đổi, chủ yếu là hội trường các trường THPT, hội trường UBND các xã, thị trấn nên không đáp ứng theo chuẩn để BDNLNN cho GV tiếng Anh THPT.

57

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, hình thức tổ chức BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh các trường THPT tỉnh Điện Biên

a. Về nội dung bồi dưỡng

Chương trình BDNLNN cho giáo viên tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên gồm những nội dung: BD chương trình thay SGK mới, BD đổi mới phương pháp giảng dạy, BD về đổi mới cách kiểm tra đánh giá, BD sử dụng thiết bị dạy học như Overhead, Projector, sách tự điển nói EZ-talk, soạn giáo án điện tử từ Powerpoint, Adobe presenter.

Bồi dưỡng thay sách giáo khoa đã được Bộ GD&ĐT triển khai từ năm học 2004 - 2005, với các lớp BD cho cán bộ cốt cán và triển khai đại trà tại các Sở GD&ĐT. Tuy nhiên, do trình độ chun mơn của đội ngũ GV tiếng Anh THPT tỉnh Điện Biên không đồng đều, bên cạnh GV được đào tạo chính quy thì một bộ phận GV được chuyển đổi từ tiếng Nga sang dạy tiếng anh, sinh viên của trường đại học du lịch có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tuyển vào giảng dạy, một số GV tiếng anh do lúc biên chế GV dôi dư tuyển vào làm thư viện, văn phòng một thời gian dài sau đó xin ra dạy lớp chưa được tập huấn về nội dung thay sách giáo khoa nên chưa nắm được định hướng về thay sách giáo khoa mới, hơn nữa số GV này kiến thức không chuẩn, nhu cầu bồi dưỡng chuẩn kiến thức cho GV này là hết sức cần thiết. Nhưng thực tế tại tỉnh Điện Biên, Sở Giáo GD&ĐT chưa tổ chức được nhiều lớp về nội dung này. Nội dung BD chuẩn kiến thức chủ yếu thực hiện dưới hình thức BD tại chỗ và tự BD.

Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo khuynh hướng giao tiếp rất khó áp dụng cho một lớp học có sĩ số quá đơng. Khi giảng dạy theo đổi mới PPDH có rất nhiều hoạt động giao tiếp bị lượt bỏ hoặc dạy theo cách riêng của GV cho phù hợp, do đó hiệu quả của giờ thực hành giao tiếp thường rất thấp hoặc khơng có. Có nhiều chương trình BDNLNN đổi mới PPDH theo phát huy tính tích cực, chủ động giao tiếp của HS, các thủ thuật về dạy từ vững, ngữ pháp… bằng giao tiếp rất thiết thực nhưng

58

trình độ của học sinh còn hạn chế nên việc áp dụng PPDH mới khơng hiệu quả và đơi khí cịn có tác dụng ngược lại. Ngồi việc phải vận dụng có nghệ thuật phương pháp dạy học như đã nêu trên, một tiết học muốn thành cơng cịn phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên (Trang 60 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)