1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
1.5.2. Những yếu tố khách quan
Ngồi những yếu tố do chính bản thân nhà quản lý ảnh hưởng đến cơng việc cịn có những yếu tố của mơi trường bên ngồi tác động vào việc quản lý BDGV của Nhà quản lý trường THPT.
- Điều kiện về đội ngũ giáo viên và học sinh THPT. Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý BDGV của người Nhà quản lý.
- Quy mô lớp, phân công giáo viên cho đồng đều là một trong những nhiệm vụ khó khăn đối với Nhà quản lý để nhà trường đạt được kết quả dạy học một cách tốt nhất.
- Đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên và học sinh ảnh hưởng rất lớn đến BDGV.
Quản lý BDGV ở trường THPT của nhà quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trị. Mục tiêu này có thể đạt được ở mức độ nào cơ bản phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ giáo viên giảng dạy và hoạt động của nhà trường.
- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường như các nhà quản lý, tổ trưởng, chủ tịch cơng đồn, Đồn thanh niên v.v… trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh vận hành tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao; coi trọng tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm nhằm tạo chuyển biến về chất trong hoạt động giảng dạy.
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học, đặc biệt là dạy học tiếng Anh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường, các phương tiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy như bàn ghế, phịng học, phịng thư viện, phịng thí nghiệm, ngồi ra các phương tiện, trang thiết bị dạy học khác.
- Điều kiện về văn hoá, kinh tế – xã hội của địa phương nơi trường đóng và học sinh đang học ở trường phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục học sinh của các tổ chức đoàn thể, nhân dân
32
địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả hoạt động giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Đặc biệt, đây là vùng bán sơn địa, điều kiện kinh tế của người dân cịn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho việc học tập của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là các điều kiện phục vụ học tập môn tiếng Anh.
- Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Trong hoạt động quản lý BDGV sự chỉ đạo của cấp trên rất quan trọng, đưa ra những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng BDGV. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi hiệu quả đưa BDGV của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.
33
Tiểu kết Chương 1
Giáo dục là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và con người. Đánh giá vai trò của giáo dục trong thời đại mới, Đảng ta nhấn
mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo”.
QL hoạt động dạy tiếng Anh ở trường THPT gồm có QL hoạt động dạy của GV như QL mục tiêu và nội dung dạy học, QL thực hiện chương trình, QL việc sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học đặc thù bộ môn, QL sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học tiếng Anh, QL hoạt động kiểm tra đánh giá. QL hoạt động học tiếng Anh của HS gồm có định hướng phương pháp học tập bộ mơn, QL hoạt động học tập trên lớp, quán triệt tinh thần học tập tích cực, QL hoạt động tự học của HS dần hướng đến sự tự học của các em.
Trong những năm gần đây, Ngành giáo dục đã và đang cố gắng từng bước
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Một trong đó là dự án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” với mục
tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực trong giao tiếp, học tập và làm việc, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH hoá đất nước.
34 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục tỉnh Điện Biên
2.1.1. Khái quát chung tình hình giáo dục tỉnh Điện Biên
Cùng với sự phát triển, đi lên về mọi mặt của tỉnh như: kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh - quốc phòng, ngành Giáo dục Điện Biên cũng có những bước phát triển cả về qui mô, chất lượng và giáo dục toàn diện, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Hiện nay quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và mở rộng; các loại hình đào tạo đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh.
Tồn ngành có 494 trường, tăng 04 trường so với năm học trước, trong đó có 165 trường mầm non (tăng 3 trường), 174 trường tiểu học (tăng 1 trường), 114 trường THCS, 29 trường THPT, 01 Trung KTTH-HN, 08 Trung tâm GDTX, 02 Trung tâm NN-TH, 01 trường CĐSP (Biểu 1). Có 8 trường PTDTNT, 83 trường PT DTBT (trong đó cấp Tiểu học 36 trường, THCS 47 trường) và 176/482 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 36,51%, tăng 27 trường chuẩn quốc gia so với năm học trước(1).
Tồn ngành hiện có 156.218 học sinh mầm non, phổ thông (tăng 5.704 học sinh so với năm học trước), 1.645 học viên bổ túc và 488 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, 1.720 sinh viên cao đẳng (Trường CĐSP); có 1.464 cán bộ quản lý giáo dục, 11.448 giáo viên và 2.921 nhân viên.
Trong tỉnh có hơn 20 dân tộc cùng chung sống, với hơn 10% dân số là dân tộc ít người, hoạt động giáo dục dân tộc được quan tâm, số thơn bản có lớp học đạt tỷ lệ 98,5% (so với số thơn, bản hiện có). Các trường dân tộc nội
35
trú ngày càng được củng cố, các cơ sở nội trú dân ni được duy trì và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ con em đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay có 30 trường THCS và phổ thông cơ sở thuộc các xã và vùng đặc biệt khó khăn có lớp nội trú dân nuôi với 3201 học sinh. Tỷ lệ số xã miền núi có trường THCS đạt 95,4%.
Ngành học mầm non đã xuất hiện nhiều mơ hình khác nhau, ngồi các trường cơng lập cịn có các trường lớp tư thục, nhóm trẻ gia đình, mẫu giáo tư thục... Chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện, cải tạo, xây dựng trường lớp cho giáo dục mầm non, tìm nguồn trợ cấp, hỗ trợ đời sống cho giáo viên và dưới sự chỉ đạo quản lý chuyên môn của ngành Giáo dục đã tạo ra một nề nếp ni dạy các cháu có hiệu quả. Các trường lớp mầm non tư thục tuy số lượng còn ít nhưng bước đầu đã tạo điều kiện cho việc thu nhận các cháu trong độ tuổi đến lớp học và dần từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên giáo dục mầm non ở khu vực miền núi còn hết sức khó khăn về cơ sở vật chất, nhiều nơi chưa có trường mầm non riêng, việc huy động trẻ ra lớp, việc học tiếng Việt cho các cháu dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới.
Đối với giáo dục phổ thông, hệ thống mạng lưới trường lớp đang ngày càng được mở rộng, đặc biệt là các khu vực khó khăn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Chất lượng giáo dục phổ thông ln duy trì sự ổn định trong những năm qua. Tồn ngành tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện: các hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục pháp luật, giáo dục quốc phòng, giáo dục hướng nghiệp đều được triển khai ngày càng có hiệu quả và có tác dụng thiết thực trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Coi trọng hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, giáo dục về an toàn giao thơng, vệ sinh mơi trường, phịng chống ma tuý, giáo dục thể chất và kỹ năng sống cho học sinh. Các cơ sở giáo dục trong tỉnh đang triển khai
36
cuộc phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động thực hiện “Hai không” với bốn nội dung nhằm xóa bỏ bệnh thành tích và chống các biểu hiện tiêu cực trong thi cử. Tổ chức các chuyên đề cấp tỉnh về chuyên môn cũng như giáo dục đạo đức đối với học sinh. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được đẩy mạnh và ngày càng đi vào nề nếp. Hoạt động đào tạo, BD học sinh giỏi của tỉnh cũng thu được nhiều kết quả tốt ở các cấp học.
Trong 3 năm gần đây, số lượng học sinh của Điện Biên thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng luôn ở mức gần 3000 học sinh. Hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có 9 trường, các trường ngày càng được tăng cường, củng cố, mở rộng quy mơ và đa dạng hố loại hình đào tạo.
Hoạt động phổ cập giáo dục được coi trọng và đạt được kết quả tương đối tốt. Năm 2003, Điện Biên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ. Năm 2005, Điện Biên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và cuối năm 2006, Điện Biên đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hiện nay toàn tỉnh đang quyết tâm thực hiện lộ trình để duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS và từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học.
Đến cuối năm học 2012 - 2013, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên
toàn ngành là 17.154 người (trong đó nhân viên phục vụ là 1.316 người), nữ
chiếm 80,5%, hợp đồng và tư thục là 2028 người. Số đảng viên toàn ngành là 34,31%. Toàn ngành đang quyết tâm thực hiện đề án theo chỉ thị 40 của Ban bí thư về việc nâng cao chất lượng ĐNNG và cán bộ quản lý. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học như sau: cấp học mầm non: 99,1% giáo viên đạt
chuẩn, trong đó trên chuẩn 45,8% (thuộc các trường công lập, bán công), 84,1% giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 20,5% (thuộc các cơ sở mầm non tư thục); cấp học tiểu học 99,7% giáo viên đạt chuẩn và
56,0% giáo viên đạt trên chuẩn; cấp học THCS 99,8% giáo viên đạt chuẩn và
37
18,5% giáo viên đạt trên chuẩn; cấp học THPT 98,15% giáo viên đạt chuẩn và 3,7% giáo viên đạt trên chuẩn.
Hoạt động xây dựng trường chuẩn đạt được kết quả cao. Hiện nay tồn tỉnh có 12 trường mầm non, 72 trường tiểu học, 26 trường THCS và 3 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình thực hiện "xây dựng xã hội học tập", Sở đã xây dựng đề án xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, nhằm xây dựng mơi trường học tập đa dạng cho tồn xã hội.
Các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục đã coi trọng mối quan hệ phối kết hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt với hội Khuyến học tỉnh, các hội Khoa học - kỹ thuật, các cơ quan thông tin đại chúng, tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của toàn xã hội, làm cho giáo dục và nhà trường thật sự gắn bó với từng gia đình, cộng đồng và xã hội. Tổng kinh phí được huy động từ các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục hàng năm là hơn 60 tỷ đồng. Hội Khuyến học các cấp được củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả, mỗi cấp hội đều xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, đến nay đã có hàng chục tỷ đồng.
Kết quả thi đua cuối năm học 2008-2009: trường đạt danh hiệu tiến tiến xuất sắc là 111, trường đạt danh hiệu tiên tiến là 318, tổ lao động xuất sắc là 403, tổ lao động giỏi là 647, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở là 824, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh là 53, giáo viên dạy giỏi các cấp là 599.
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm THCS, THPT năm học 2012 - 2013.
Cấp học Tốt Khá Trung bình Yếu
THCS 60,0% 32,0% 7,7% 0,4%
THPT 53,8% 34,9% 10,0% 1,2%
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết năm học năm học 2012 - 2013)
38
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực THCS, THPT năm học 2012-2013.
Cấp học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
THCS 11,6% 36,5% 45,3% 6,4% 0,2%
THPT 4,3% 30,6% 54,9% 10,0% 0,2%
( Nguồn: Theo báo cáo tổng kết năm học năm học 2012-2013)
Tuy chất lượng giáo dục đã có sự tiến bộ đáng kể, được ghi nhận qua các số liệu tổng kết hàng năm, song so với yêu cầu đổi mới của đất nước và yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh thì chất lượng giáo dục phổ thông của Điện Biên còn phải cố gắng nhiều hơn nữa.
2.1.2. Tình hình giáo dục THPT tỉnh Điện Biên 2.1.2.1. Hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh
Hiện nay tồn tỉnh có 29 trường THPT (kể cả các trường THPT liên cấp). Số trường ngày càng tăng, đặc biệt là hệ thống trường THPT ngồi cơng lập. Hầu hết các trường THPT trong tỉnh đã đủ giáo viên các bộ môn theo Thông tư 35 ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT, tổng số giáo viên các bộ mơn có 1893, trong đó giáo viên dạy tiếng Anh là 124; số đảng viên chiếm 34,31%. Tính đến tháng 5/2009, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp THPT là 98,15% và 3,7% giáo viên đạt trên chuẩn. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh có 96, chiếm tỷ lệ 1,91%, trong đó giáo viên dạy tiếng Anh có 8, chiếm tỷ lệ 0,45%. Năm 2009 có:
- 13 Nhà giáo của tỉnh Điện Biên được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, trong đó có 4 nhà giáo khối THPT.
- 02 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 01 cá nhân khối THPT.
- 05 tập thể và 06 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, trong đó có 02 cá nhân thuộc khối THPT.
- 43 tập thể và cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 12 cá nhân khối THPT.
39
- 75 tập thể và 140 cá nhân được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, trong đó khối THPT có 44 cá nhân.
- 165 Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, trong đó có 46 cán bộ, giáo viên khối THPT. - 75 tập thể và 280 cá nhân được Giám đốc Sở GD&ĐT tặng Giấy khen, trong đó có 86 cá nhân khối THPT.
Ngành GD&ĐT Điện Biên triển khai thực hiện BD tập trung cho giáo viên theo chương trình, sách giáo khoa mới; BDGV sử dụng thiết bị thí nghiệm cho các đơn vị trường học. Các trường THPT tiếp tục BDGV thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 tại đơn vị theo những nội dung đã được tập huấn. 100% giáo viên THPT hoàn thành chương trình BD thường xuyên chu kỳ III.
Hoạt động đào tạo nâng cao nghiệp vụ, BD nâng cao trình độ được chú trọng. Trong năm 2009 có 20 cán bộ quản lý đi học lớp BD nghiệp vụ Quản lý tại Học viện quản lý giáo dục và 21 cán bộ, giáo viên đang học cao học và nghiên cứu sinh.
Ngành GD&ĐT đã ban hành Quyết định về sửa đổi, bổ sung quy định việc nâng lương sớm trước thời hạn đối với khối trực thuộc đồng thời năm