Bảng 3.1 : Thống kê số phiếu trưng cầ uý kiến
1.4. Nội dung phát triển đội ngũ GVcác trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp
1.4. Nội dung phát triển đội ngũ GV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp nghề nghiệp
Đối với giáo dục đổi mới và phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục, chăm lo xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật giáo dục.
UNESCO khẳng định: chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ ĐNGV mới đảm bảo chất lượng và phù hợp của giáo dục trong một thế giới đang thay đổi. Vì vậy, quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là phải xây dựng và phát triển đủ về số lượng và mạnh về chất lượng.
ĐNGV các trường THPT là nguồn nhân lực quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ ĐNGV nói chung và ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng là điều tất yếu không thể thiếu được, đây cũng là một phần việc quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục.
Nội dung phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục bao gồm: Dự báo, quy hoạch phát triển ĐNGV, sử dụng ĐNGV, tạo môi trường sư phạm
thuận lợi để đảm bảo thu hút và duy trì ĐNGV làm việc có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục – đào tạo của nhà trường.
- Dự báo là công việc thường ngày, không thể thiếu trong các hoạt động của người lao động. Mục tiêu cuối cùng của công tác dự báo là chỉ ra xu thế phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai, tạo ra tiền đề cho quy hoạch, lập kế hoạch có căn cứ khoa học. Dự báo là xác lập những thơng tin có căn cứ khoa học về các trạng thái của đối tượng dự báo trong tương lai, vạch ra các con đường khác nhau với một độ tin cậy nhất định.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về dự báo: Dự báo được hiểu là những kiến giải có căn cứ khoa học về trạng thái khả dĩ của đối tượng như dự báo trong tương lai về các con đường khác nhau để đạt tới trạng thái tương lai ở các thời điểm khác nhau.
Như vậy, dự báo đóng vai trị quan trọng trong việc đề xuất những hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục,… Đối với hoạt động quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT thì dự báo giúp nhà quản lý, lãnh đạo đoán định được xu thế khả năng phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV trong tương lai. Từ đó có kế hoạch, biện pháp tác động phù hợp để có kết quả cao nhất, góp phần phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp.
- Quy hoạch phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là bản luận chứng khoa học về tiến trình phát triển ĐNGV trong thời gian quy hoạch. Trên cơ sở tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV, điểm mạnh, điểm yếu.
+ Về số lượng giảng viên môn học.
+ Về chất lượng, cơ cấu ĐNGV trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường: Trình độ chuẩn nghề nghiệp của một giáo viên nói chung và trình
độ cần có để có thể đáp ứng việc mở rộng, phát triển quy mô cũng như cơ cấu trình độ đào tạo của nhà trường hiện nay.
- Trên cơ sở có quy hoạch phát triển ĐNGV, việc hiện thực hóa quy hoạch số lượng, chất lượng, cơ cấu, ĐNGV được thực hiện qua công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV và tạo môi trường sư phạm thuận lợi.
- Những nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV cần phải được coi trọng hàng đầu là: cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, nhận thức chính trị, nhằm trước hết là để đạt được chuẩn theo quy định của Nhà nước, tiếp đến là đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời đại thông tin.
- Việc lãnh đạo thực hiện quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV được thể hiện ở những chỉ đạo tác động tới ĐNGV để họ nhận thức được yêu cầu của nhà trường và nhu cầu của bản thân, trên cơ sở đó có thái độ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đồng thời phát huy hết khả năng để thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục đào tạo và xu thế phát triển của nhà trường.
- Kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ thường xuyên nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV và mơi trường sư phạm của nhà trường, từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nếu có sự lệch hướng quy hoạch, làm cho quy hoạch được thực hiện hóa một cách đúng hướng và có hiệu quả.
Tóm lại, quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là việc thực hiện các chức năng quản lý trong các nội dung của phát triển ĐNGV.
Như vậy, quản lý việc phát triển ĐNGV các trường THPT khơng chỉ đơn thuần là duy trì ĐNGV là những giải pháp tình thế, mà phải được thực hiện
trong một kế hoạch tổng thế, có tính chiến lược lâu dài theo sát sự phát triển nhà trường và ĐNGV.
1.4.1. Phát triển đội ngũ GV về số lượng
Việc phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp về số lượng thực chất là xây dựng ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp đủ về số lượng, chun sâu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Khi xem xét về số lượng ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp, một nội dung quan trọng là những biến động liên quan đến sự chi phối việc tính tốn số lượng như: Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ, tình trạng sĩ số học sinh/lớp cũng như việc định mức giờ dạy, chương trình mơn học, phương pháp dạy học mới đều có ảnh hưởng đến việc chi phối đến số lượng ĐNGV.
1.4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu
Cơ cấu ĐNGV các trường THPT được nghiên cứu dựa trên các tiêu chí bao gồm nội dung sau:
- Cơ cấu ĐNGV các trường THPT chuẩn nghề nghiệp theo chuyên môn: Tức là tổng thể về tỷ trọng GV của môn học theo ngành học ở cấp tổ bộ môn, cấp khoa nếu tỷ lệ này vừa đủ, phù hợp với định mức thì ta có được một cơ cấu chun mơn hợp lý. Nếu thiếu thì chúng ta phải điều chỉnh cho phù hợp để đạt hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo.
- Cơ cấu ĐNGV các trường THPT chuẩn nghề nghiệp theo trình độ đào tạo: Chính là sự phân định GV theo tỷ trọng trình độ đào tạo như: Trung học chuyên nghiệp; trình độ cao đẳng; trình độ đại học; sau đại học. Xác định được một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ cấu ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp và đồng thời phải có kế hoạch đào tạo để nâng chuẩn theo yêu cầu chung của nhà trường.
- Cơ cấu ĐNGV các trường THPT chuẩn nghề nghiệp theo độ tuổi: Việc phân tích phát triển ĐNGV theo độ tuổi là nhằm xác định cơ cấu ĐNGV theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiếu hướng phát triển của tổ chức. Trên cơ sở đó làm tiền đề cho việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo và bổ sung bộ máy tổ chức cho phù hợp với xu thế phát triển chung.
- Phát triển cơ cấu ĐNGV các trường THPT chuẩn nghề nghiệp theo giới tính: Đây là cơng việc thường xuyên giúp cho các nhà quản lý tính tới việc bồi dưỡng thường xuyên nhất là đối với ĐNGV nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (do thời gian nghỉ dạy, do thai sản, do con ốm…), đây là yếu tố tác động đến chất lượng ĐNGV, những yếu tố này phụ thuộc vào giới tính cá nhân. Vì thế, cơ cấu về giới tính khác nhau thì biện pháp liên quan đến từng địa phương, cơ sở cũng khác nhau. Do đó khi nghiên cứu cơ cấu giới tính trong đội ngũ để có những tác động thích hợp nhằm giúp cho các nhà quản lý định ra công tác quản lý đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng cá nhân và ĐNGV.
1.4.3. Phát triển đội ngũ GV về chất lượng
Phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp chính là làm tăng phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người GV. Muốn vậy cần phải xác định rõ nhiệm vụ chính của người GV để thấy được thực chất là phải quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở các điểm nào, từ đó xây dựng các tiêu chí cụ thể. Làm như vậy sẽ tránh được việc đề ra các quy định thiếu hợp lý không mang lại hiệu quả.
Giáo dục thế kỷ XXI trong đó giáo dục phổ thơng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: Nội dung, chương trình, số lượng và chất lượng… trong đó chất lượng giáo dục được coi là yếu tố hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở giáo dục. Vì vậy mọi hoạt động của các trường THPT đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu giải
quyết vấn đề GV thì sẽ góp phần quan trọng giải quyết được các vấn đề nêu trên. Khi nói đến phát triển về chất lượng thì chúng ta phải nghĩ ngay đến trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của ĐNGV là nhân tố quyết định chất lượng của GDĐT.
Tiểu kết chƣơng I
Giáo dục và đào tạo đang đòi hỏi cấp thiết nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp và đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV các trường THPT huyện Mê Linh nói riêng là hết sức quan trọng và mang tính tất yếu vì GV là người quyết định chất lượng giáo dục và trường THPT chỉ có thể hồn thành được mục tiêu giáo dục khi có một ĐNGV có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chun mơn giỏi, hồn thành nhiệm vụ theo chuẩn nghề nghiệp với kết quả cao theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao cho.
Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp, đề tài đã nêu và phân tích một số khái niệm liên quan như: Quản lý, Quản lý giáo dục,... đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay để phân tích những nội dung của cơng tác phát triển và quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp. Song bên cạnh đó, để có cơ sở chắc chắn, khoa học hơn cần phải có cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp, vì vậy đề tài tiếp tục nghiên cứu phần thực trạng các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ở Chương II.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về điều kiện KT-XH Huyện Mê Linh, Hà Nội
Huyện Mê Linh là huyện anh hùng nằm ở phía Đơng Bắc của ngoại thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được lập đền thờ hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Phía Tây giáp Huyện Sóc Sơn và Huyện Đơng Anh, phía Đơng giáp Huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, phía Nam là Sơng Hồng.
Hiện nay, Huyện Mê Linh có diện tích tự nhiên: 14.164 km², dân số trên 20 vạn người và 49.876 hộ gia đình; 16 xã và 02 thị trấn; trụ sở UBND Huyện đặt tại Xã Đại Thịnh.
Năm 2011, các chỉ tiêu KT-XH của Huyện Mê Linh đều cơ bản hoàn thành. Giá trị sản xuất, thương mại, dịch vụ đạt 5.638 tỷ đồng (đạt 101% kế hoạch).
Huyện Mê Linh là địa bàn có khu cơng nghiệp Quang Minh tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp của các cơng ty, doanh nghiệp trong nước, liên doanh và quốc tế sản xuất công nhiệp nặng, công nghiệp nhẹ và biến thực phẩm... Ngồi ra Huyện Mê Linh cịn có khu Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza rộng lớn và 02 khu đô thị. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Huyện tăng cường phát triển kinh tế.
Về công tác xã hội: Năm 2011 Huyện Mê Linh đã giải quyết tạo việc làm cho 2.550 lao động và đã giảm được 1.247 hộ gia đình thốt nghèotương đương giảm được 2,5%. Đến nay, số hộ nghèo trong tồn huyện cịn 4.439 hộ.
Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; cơng tác giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua.
Dân số Huyện không ngừng tăng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tính trung bình hằng năm khoảng 1,58%. Khơng những thế, cịn nảy sinh hiện tượng mất cân bằng dân số, theo thống kê năm 2011 tỷ lệ sinh bé trai/ bé gái là 122/100.
Với quy mô và phát triển dân số tăng nhanh như vậy đã có tác động rất lớn đến quy mơ giáo dục của Huyện. Trung bình mỗi năm tổng số HS ở các cấp của Huyện tăng khoảng 300 người. Do vậy hệ thống trường học ở các cấp học của Huyện nhìn chung bị quá tải sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp học; đặc biệt là ở cấp học Mầm non và Tiểu học.
2.2. Thực trạng giáo dục THPT Huyện Mê Linh, Hà Nội
Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đất nước ta đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế, thực sự bước vào thời kì đổi mới về mọi mặt, trước hết là về kinh tế. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Trung ương IV “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo”, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục đã thổi luồng sinh khí mới cho giáo dục. Tiếp theo đó là Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) về định hướng phát triển GDĐT trong thời kỳ cơng nghiệp hố tiếp tục chỉ đạo, định hướng cho giáo dục phát triển. Quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và Thành uỷ, các cấp bộ Đảng và chính quyền Huyện đã đề ra các chương trình hành động, các giải pháp cụ thể phát triển GDĐT, khắc phục các tình trạng suy giảm của giáo dục vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tạo tiền đề cho sự nghiệp GDĐT chuyển biến mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Mê Linh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đưa ra những định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2015 là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục những tồn tại yếu kém của nền kinh tế, huy động tốt các nguồn lực, phấn đấu tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững; tạo sự chuyển biến mới về văn hoá - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”.
Đảng bộ và các cấp chính quyền Huyện ln quan tâm đến phát triển sự nghiệp GDĐT. Huyện Mê Linh duy trì và giữ vững PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS, từng bước phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học; 100% các xã, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Hệ thống trường học phát triển rộng khắp, tồn Huyện có 84 trường học trong đó 21 trường mầm non, 32 trường Tiểu học, 23 trường THCS, 6 trường THPT, 1 Trung tâm dạy nghề và 1 Trung tâm GDTX. Huyện đã đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các hình thức