2. QUY LUẬT, CƠ CHẾ VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
2.1.6. Cơ chế quản lý kinh tế
• Khái niệm
Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức điều hành có kế hoạch nền kinh tế, dựa trên cơ sở các đòi hỏi của các quy
luật khách quan của sự phát triển xã hội, bao gồm tổng thể các phương pháp, các hình thức, các thủ thuật để thực hiện yêu cầu của các quy luật khách quan ấy.
• Nội dung của cơ chế quản lý kinh tế
-Phân tích thực trạng nền kinh tế, từ đó xác định đưịng lối, chủ trương, chiến lược phát triển.
-Xác định cơ cấu của nền kinh tế bao gồm cơ cấu sản xuất (hình thức sản xuất), cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý đảm bảo tính hồn chỉnh cho hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ các tiêu cực xã hội.
-Xây đựng hệ thông kế hoạch bao gồm kế hoạch định hướng của Nhà nước, kế hoạch sản xuất - kinh dọanh của các doanh nghiệp.
-Làm trong sạch và có hiệu lực bộ máy quản lý và cán bộ công chức của bộ máy quản lý.
-Thực hiện đúng các nguyên lý điều khiển (thể hiện thành các nguyên tắc quản lý) hình thành các quy tắc, các ràng buộc về hành vi (định mức, tiêu chuẩn, chế độ, luật pháp, điều lệ) bắt buộc các cấp, các ngành, các đơn vị và các cá nhân phải tuân thủ.
-Ban hành các chính sách kinh tế, xã hội (nhất là các chính sách địn bảy kinh tế, kích thích thi đua).
-Lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
• Động lực của cơ chế quản lý kinh tế
-Khái niệm: là những tác động tích cực của chủ thể quản
lý mà nhờ đó có thể thơng nhất được hành vi của cả hệ thống, đưa hệ thống đạt đến mục tiêu quản lý trong một thời hạn ngắn nhất.
-Các tác động tích cực có thể là:
+ Trong nội bộ chủ thể quản lý.
+ Trong từng phân hệ và từng phần tử bị quản lý. + Từ mơi trường bên ngồi tác động vào.
-Các yếu tố hình thành động lực:
+ Sự đúng đắn của mục tiêu quản lý.
+ Tính gương mẫu của các chủ thể quản lý.
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài.
+ Phát huy được các yếu tố phi kinh tế như đạo đức, tâm lý, tác phong, thói quen của con người để tiến tái sự thống nhất hành vi của cả hệ thống.
+ Giải quyết sự cơng bằng hợp lý các lợi ích xã hội, đây chính là động lực cơ bản của sự phát triển hệ thống kinh tế.
Đổi mới các yếu tố trên chính là nội dung của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.