Viết sai chính tả sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhận thức và thẩm mĩ. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định lại chuẩn chính tả thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Trước những bức xúc về qui định chính tả hiện nay của một số ngành, làm cho chữ viết tiếng Việt thiếu thống nhất về mặt hình thức, ảnh hưởng đến nội dung tiếp nhận và chức năng của tiếng Việt, tác giả Võ Văn Sen đã đưa ra quan điểm: “Sau gần 400 năm phát triển, một số vấn đề về chính tả cần được xem xét lại dưới cả hai góc độ khoa học ngơn ngữ và xã hội, đề xuất những ý kiến có cơ sở khoa học lẫn thực tiễn nhằm thống nhất chính tả trong cả nước, tránh việc trong một quốc gia thống nhất lại có 2 - 3 hình thức chính tả khác nhau, sách giáo khoa viết khác, báo chí viết khác; thậm chí Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo viết khác so với những qui định của chính bộ này vào năm 1980!” [4, tr.10].
Nói về vai trị quan trọng của việc thống nhất ngơn ngữ trong một quốc gia và sự cần thiết phải có một hệ thống chính tả, Tác giả Ngun Ngọc cũng nhận định: “Một đất nước không thể hiểu nhau bằng một ngơn ngữ nhất định thì khơng thể thống nhất, thậm chí khơng thể tồn tại, vì mọi thơng lưu đều khơng thể thực hiện được, hoặc ít ra bị trắc trở” (…) “Cần có một phương tiện xóa bỏ sự khác nhau về nói ấy, đó là một cách viết thống nhất. Nói có thể khác nhau, khơng hiểu nhau, nhưng viết thì giống nhau, để hiểu được nhau. Ta gọi đó là chính tả” (…) Cần có một chính tả thống nhất cho cả nước, vì chính sự tồn tại thống nhất của đất nước, đặng duy trì được sự vận hành thơng suốt của cuộc sống bình thường trong đất nước. Đấy là chức năng xã hội của chính tả” [3, tr.130-131].
Trong bài viết “Viết hoa tên riêng trong tiếng Việt”, tác giả Phạm Hùng Việt đã đề xuất: cần phảỉ có Hội đồng chuẩn hóa chính tả tiếng Việt cấp Nhà nước để từng bước tiến hành chuẩn hóa tiếng Việt: “Để khắc phục đựợc tình trạng tùy tiện, khơng thống nhất trong viết hoa (và trong chính tả tiếng Việt nói chung) cần phảỉ có Hội đồng chuẩn hóa chính tả tiếng Việt cấp Nhà nước để từng bước tiến hành chuẩn hóa tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học với chức năng là cơ quan nghiên cứu ngơn ngữ, có nhiệm vụ cung cấp những luận cứ khoa học cần thiết cho Hội đồng” [8, tr. 91].
Quan điểm của tác giả Bùi Khánh Thế trước thực trạng về cách viết chữ Quốc ngữ thiếu thống nhất hiện nay và sự cần thiết Quốc hội cần phải ban hành bộ Luật về ngôn ngữ: “Trước thực trạng về cách viết chữ Quốc ngữ thiếu thống nhất hiện nay trên sách báo, trên các phương tiện quảng cáo và cá biệt là trên một số văn bản chính thức cần có biện pháp gấp rút chấn chỉnh. Chuẩn hóa chính tả là việc rất quan trọng thuộc nhiệm vụ chuẩn hóa tiếng Việt được đề ra từ cuối thế kỉ trước. Thiết tưởng nhiệm vụ này cần được cấp bách đặt ra trong bộ Luật về ngôn ngữ được Quốc hội ban hành” [6, tr. 34]. Tác giả cịn dự kiến những cơng việc cần làm để phát triển tiếng nói và chữ viết của dân tộc: “Sau khi bộ Luật ra đời cần xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi việc thi hành luật thật nghiêm túc những qui định đã được luật hóa, bao gồm cả biện pháp chế tài. Cơ quan này có thể thuộc Bộ Văn hóa - Thơng tin hay Viện Khoa học Xã hội, như một số nước, cơ quan này thuộc Viện Hàn lâm Khoa học” [6, tr. 41]. “Hoạt động đó sẽ làm cho mọi người Việt Nam đều quý trọng tiếng nói dân tộc, có ý thức về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua xu thế phát triển tất yếu của nó hiện nay [6, tr. 42].
Cùng với quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trước thực trạng chính tả tiếng Việt hiện nay, tác giả Trần Thị Lan trong bài viết “Chính tả: chuẩn nào cho tiếng Việt?”, đã thể hiện quan điểm của mình: “Việc phải có một qui chuẩn chính tả thống nhất trong tiếng Việt là không cần phải tranh luận. Các qui ước này cần phải
tính đến đặc thù của hai lối tiếp cận cơ bản trong ngữ pháp học: ngữ pháp học chuẩn tắc và ngữ pháp học mơ tả. Ngữ pháp học chuẩn tắc tính tới các qui tắc chuẩn mực của một ngơn ngữ (do các nhà qui tắc học đưa ra) và ngữ pháp học mơ tả tính tới thói quen sử dụng ngơn ngữ của cộng đồng ngôn ngữ” [2, tr. 126].