IV. Phòng tránh và sơ cứu các tai nạn khác: 1 Kỹ thuật an toàn hoá chất:
a. Phƣơng tiện và kỹ thuật chữa cháy:
- Các chất chữa cháy:các chất chữa cháy là chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt nó. Có nhiều loại chất chữa cháy như: chất rắn, chất lỏng và chất khí. Mỗi chất có tính chất và phạm vi ứng dụng riêng, song cần có các yêu cầu cơ bản sau đây:
Có hiệu quả chữa cháy cao, nghĩa là tiêu hao chất chữa cháy trên một đơn vị diện tích cháy trong mộtđơn vị thời gian phải nhỏ nhất.
Dễ kiếm và rẻ.
Không gây độc hại đối với người khi sự dụng, bảo quản.
Không làm hư hỏng thiết bị cứu chữa và các thiết bị, đồ vật được cứu chữa.
Ở nước ta hiện nay có nhiều chất chữa cháy đã được sử dụng, sau đây là các chủng loại chính: Nước, bụi nước, hơi nước, bọt chữa cháy – Hydroxyt nhôm Al(OH)3 (được bảo quản trong bình riêng), bột chữa cháy, các loại khí (CO2, N2), các hợp chất
halogen
- Xe chữa cháy chuyên dụng: Xe chữa cháy chuyên dụng được trang bị cho các đội chữa cháy chuyên nghiệp. Xe chữa cháy loại này gồm nhiều loại xe như: xe chữa cháy, xe thông tin và ánh sáng, xe phun bọt hố học hay bọt hồ khơng khí, xe rải vịi, xe thang, xe hút khói, xe chỉ huy, xe phục vụ chiến đấu, trong đó xe chữa cháy là quan trọng nhất.
- Phương tiện báo và chữa cháy tự động: các phương tiện báo và chữa cháy tự động thường được đặt ở những mục tiêu quan trọng cần được bảo vệ. Phương tiện báo cháy tự động dùng để phát hiện cháy từ đầu và báo ngay về trung tâm chỉ huy chữa cháy. Báo cháy tự động bao gồm cả thông tin liên lạc hai chiều giữa đám cháy và trung tâm chỉ huy, giữa đám cháy và hệ thống máy tính để có những thơng số kỹ thuật về chữa cháy như chọn đường đi đến đám cháy, số lượng phương tiện, háo chất cần dùng và lựa chọn phương án chữa cháy tối ưu.