MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN văn 2 (Trang 57 - 60)

phá sản theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân bị chết, mất tích.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà

Nội trong những năm qua có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt, Chi nhánh phải giải quyết tốt vấn đề tăng khối lượng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Mặt khác, phải có những biện pháp sử dụng vốn thích hợp, có hiệu quả cao, tạo cơ cấu đầu tư vốn hợp lý, chất lượng tín dụng phải đảm bảo.

Như vậy, muốn nâng cao chất lượng tín dụng địi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu từ phía Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan.

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Để tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tại Chi nhánh nói riêng, giúp Ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đề nghị Nhà nước:

- Hồn thiện và ổn định các chính sách kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng.

Một trong những ngun nhân gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến khó khăn trong trả nợ Ngân hàng là mơi trường kinh tế khơng ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước thay đổi, đang trong q trình điều chỉnh, đổi mới và hồn thiện. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng, điều chỉnh hoạt động, Nếu doanh nghiệp nào không thay đổi kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách sẽ dẫn tới kinh doanh thua lỗ, ứ đọng hàng hóa, mất khả năng thanh tốn, phát sinh nợ q hạn.

Nhà nước cần có biện pháp tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các NHTM. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với hoạt động Ngân hàng, thực sự coi Ngân hàng là đòn bẩy của nền kinh tế. Nếu hoạt động Ngân hàng không tốt, không phát huy hiệu quả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Trong quá trình điều chỉnh cơ chế, chính sách cần có những bước đệm hoặc biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi cơ chế.

Trong lĩnh vực Ngân hàng hiện nay, luật NHNN và luật các TCTD, cùng các luật

khác đã được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý rất quan trọng. Tuy nhiên, Nhà nước cần chỉ đạo việc ban hành, triển khai thực hiện các nghị định, thông tư hướng dẫn một cách nhanh chóng, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tránh gây ách tắc, khơng hình sự hóa, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các NHTM.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương, kết hợp lợi ích của Nhà nước, của Ngân hàng và của người lao động, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao phúc lợi cho người lao động, gắn chặt nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương với hoạt động Ngân hàng. Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các bộ ngành có liên quan tham gia thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của Ngân hàng khi đầu tư vốn, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra quy mọi trách nhiệm về phía Ngân hàng.

- Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động Ngân hàng, thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của từng NHTM. Ngồi ra Chính phủ cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các nguy cơ có thể xảy ra và hồn thiện các hệ thống giải pháp giải quyết, tháo gỡ các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các NHTM.

- Các cơ quan chức năng như tòa án, viện kiểm sát, thanh tra Nhà nước,… có sự

quan tâm hỗ trợ Ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản vay cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo.

- Có chính sách hỗ trợ tồn diện cho NHNo&PTNT Việt Nam. Để giúp Ngân hàng có đủ thế lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng tín dụng. giảm thấp rủi ro, ổn định đời sống cán bộ,… Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tồn diện về nguồn vốn kinh doanh, trang bị hoạt động, xử lý rủi ro, hỗ trợ chi phí, có chính sách cán bộ phù hợp.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Để giúp NHTM nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn chặn nợ quá hạn, đề nghị NHNH Việt Nam:

- Tăng cường chỉ đạo các NHTM trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, định hướng đầu tư trong từng thời kỳ. Đặc biệt là không ngừng bổ sung, hoàn thiện chế độ, thể lệ cho vay đối với khách hàng.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đối với hoạt động tín dụng của các

NHTM, từ đó phát hiện sớm các sai sót, xu hướng sai lệch, các vấn đề tồn tại,… để chỉ đạo, ngăn chặn, khắc phục một cách triệt để.

- Đề xuất với Chính phủ sớm thành lập cơng ty mua bán nợ, công ty mua bán tài sản đảm bảo nợ vay của NHNo&PTNT giúp Ngân hàng giải tỏa có hiệu quả các khoản nợ quá hạn khê đọng, các tài sản đảm bảo khó phát mại hoặc chưa xử lý được, ngay từ đó lành mạnh hóa chất lượng tín dụng, gỉải phóng nguồn vốn kinh doanh bị ứ đọng.

- Có hệ thống thơng tin chất lượng cao, cung cấp kịp thời các thông tin cho NHTM tránh rủi ro do thiếu thông tin.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, như tập huấn về quản trị kinh doanh, kiến thức pháp luật, kỹ năng kỹ thuật thẩm định các dự án lớn,… - Hỗ trợ nguồn vốn cho chi nhánh để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn. - Hiện nay Nhà nước đang thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nên một số doanh

nghiệp Nhà nước trở thành doanh nghiệp quốc doanh. Gần đây nhất theo Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 21/05/2010 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam mức phân quyền phán quyết được quy định trên cơ sở xếp loại doanh nghiệp A,B đối với các chi nhánh và Sở giao dịch còn một số bất cập như: Hết một năm hoạt động, kinh doanh các doanh nghiệp (ở đây là các Chi nhánh loại 1, 2 hạng 1, 2…và Sở Giao dịch) mới tổng kết trình lên để xếp loại. Khi có quy định mức phán quyết mới ban hành thì được áp dụng cho năm sau. Như vậy sẽ không phù hợp với những thời điểm cụ thể, hoặc mức phán quyết với Chi nhánh loại 1 còn thấp. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nâng mức phán quyết cho các Chi nhánh cấp một, và có những quy định cụ thể hơn sớm hơn đối với từng thời điểm, từng khách hàng, dự án lớn để giải quyết cho vay được nhanh chóng.

3.3.4. Kiến nghị đối với thành phố Hà Nội

- Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, tạo môi trường ổn định cho hoạt động kinh doanh của các NHTM.

- Có biện pháp tích cực ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đảm bảo cho mơi trường tín dụng phát huy hiệu quả cao.

- Tăng cường chỉ đạo các quận, huyện và các tổ chức đoàn thể tại cơ sở phối hợp, giúp đỡ Ngân hàng thực hiện tốt các chương trình vay vốn của các hội viên trong các hiệp hội, tổ chức xã hội trong quận huyện.

- Có biện pháp hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp cho nơng dân như: chè, cây ăn quả,…

- Có biện pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng, đồng thời phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh trường hợp một người có đến hai giấy chứng nhận hợp pháp.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp đỡ Ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn và phát mại tài sản thế chấp.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngân hàng, chất lượng tín dụng ln là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và đặt lên hàng đầu của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng.

Việc nghiên cứu đề xuất ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng để phát huy hiệu quả kinh doanh là hết sức cần thiết đối với hầu hết các NHTM hiện nay. Qua nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được một số những nội dung cơ bản sau đây:

1. Nêu được những vấn đề cơ bản về tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường về mặt lý luận.

2. Luận văn đã phân tích làm rõ được thực trạng chất lượng tín dụng tại

NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Trên cơ sở đó rút ra được những kết quả, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.

3. Trên cơ sở phân tích thực trạng để khắc phục những tồn tại, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn 2 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w