Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN gửi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG ANH (Trang 35 - 39)

Cơ cấu nguồn vốn huy động là một trong những nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tín dụng cũng như chi phí huy động vốn của các ngân hàng. Do vậy, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn trở nên rất cần thiết, qua đó có thể thấy được những thành quả đạt được và những mặt hạn chế trong công tác huy động vốn của VCB Đông Anh.

Bảng 2.5 : Cơ cấu vốn huy động của CN theo kỳ hạn trong giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị: tỷ đồng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Chênh Lệch +/- Chênh Lệch % Chênh Lệch +/- Chênh Lệch % Tổng vốn huy động 136,7 232,7 220,2 +96 70,22 -12,5 -5,38

Tiền gửi TK không

kỳ hạn 24 45,14 45,6 +21,14 +88,08 +0,46 +0,1

Tiền gửi TK có kỳ

hạn ngắn hạn 65,45 106,34 100,38 +40,89 62,48 -5,96 -5,60

Tiền gửi TK có kỳ

hạn trung- dài hạn 43,25 81,22 74,22 +37,97 +87,8 -7 -9,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2014-2016)

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

VCB Đông Anh huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, qua đó tiền gửi của khách hàng được gửi, rút nhiều lần và hưởng lãi suất hấp dẫn, thay đổi tùy theo từng phần số dư của khách hàng.

Nhìn vào bảng ta có thể thấy, lượng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng mạnh trong năm 2015, từ 24 tỷ đồng năm 2014 lên đến 45,14 tỷ đồng năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng là 88,08%, nhưng đến năm 2016 chỉ có sự tăng nhẹ 0,46 tỷ đồng, với tỷ lệ là 0,1%. Mặt khác, xét về tỷ trọng, tiền gửi tiết kiệm không kỳ

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2014 chiếm 17,6%, năm 2015 chiếm 19,4% và đến năm 2016 chiếm 20,72%. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ là do khách hàng chủ yếu của CN là những khách hàng cá nhân nên tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không được ưa chuộng bởi lãi suất thấp hơn và nó chỉ nhằm đáp ứng một phần nhu cầu khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai mà chỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó với lượng tiền hiện cịn nhàn rỗi.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn:

Có thể nhận thấy rằng, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn có thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2014- 2016. Nếu như trong năm 2014, loại tiền gửi này đạt 65,45 tỷ đồng thì sang năm 2015 con số này đã đạt 106,34 tỷ đồng, tăng đến 62,48% so với năm 2014, mức tăng là 40,89 tỷ đồng. Tính đến năm 2016, số dư của khoản mục này có sự giảm nhẹ cịn 100,38 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,6%.

Về tỷ trọng, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, xấp xỉ quanh ngưỡng chiếm 60% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy chiếm đa số trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nhìn chung tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần đi, điều này chứng tỏ ngân hàng đã có sự quan tâm hơn đến việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn và mục tiêu sắp tới của CN chính là xác lập cơ cấu huy động vốn mới.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trung – dài hạn:

Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trung và dài hạn cũng có sự thay đổi không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2014 đạt 43,25 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2015 đã tăng lên đến 81,22 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 87,8%. Sang đến năm 2016, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trung và dài hạn lại có sự giảm nhẹ cịn 74,22 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm là 9,4%.

Mặt khác, tỷ trọng của loại tiền gửi này cũng rất lớn trong tổng nguồn vốn, chỉ sau tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn. Có được tỷ trọng lớn như vậy là do

từ năm 2014 VCB Đông Anh luôn linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm (cả kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn) cùng với nhiều gói tiết kiệm ưu đãi kèm theo và ln nằm trong nhóm ngân hàng có lãi suất huy động cao.

Bảng 2.6 : Cơ cấu vốn huy động của CN theo đối tượng khách hàng trong

giai đoạn 2014 – 2016 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Chênh Lệch +/- Chênh Lệch % Chênh Lệch +/- Chênh Lệch % Tổng vốn huy động 136,7 232,7 220,2 +96 70,22 -12,5 -5,38 TGTK của dân 102 171,5 171,8 +69,5 +68,13 +0,3 +0,1 Tiền gửi của

TCKT 34,7 61,2 48,4 +26,5 +76,36 -12,8 -26,4

Qua bảng ta thấy, CN đang huy động vốn chủ yếu từ các nguồn tiền gửi của cá nhân và các TCKT. Trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% bởi địa bàn CN là khu đông dân cư nên nhu cầu từ đối tượng cá nhân lớn và khách hàng tiềm năng mà CN hướng tới cũng là đối tượng này.

Qua các năm tỷ lệ tiền gửi dân cư qua các năm có sự biến động khơng đồng đều. Cụ thể năm 2015, TGTK từ dân cư tăng mạnh với mức tăng 69,5 tỷ tương ứng với tỷ lệ 68,13% so với năm 2014 do năm 2015 CN tích cực tăng cường các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút các khách hàng mới từ dân cư trong khu vực. Tuy nhiên sang năm 2016 TGTK từ dân cư chỉ tăng nhẹ 0,3 tỷ tương ứng với mức 0,1% so với năm 2015 vì trong năm 2016 CN chủ yếu duy trì lượng khách hàng vốn có chứ chưa có biện pháp mạnh để thu hút thêm tiền nhàn rỗi từ cá nhân và chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng nên kiểm soát chặt chẽ các chi phí phi lãi.

Bên cạnh đó tiền gửi từ các TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ đạt khoảng 30% do CN chưa có nhiều chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp gửi tiền tại ngân hàng.

Bảng 2.7 : Cơ cấu vốn huy động của CN theo loại tiền trong giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị: tỷ đồng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Chênh Lệch +/- Chênh Lệch % Chênh Lệch +/- Chênh Lệch % Tổng vốn huy động 136,7 232,7 220,2 +96 70,22 -12,5 -5,38 Nội tệ 123,9 215,4 192 +91,5 +73,8 -23,4 -10,87

Ngoại tệ quy đổi

VNĐ 12,8 17,3 28,2 +4,5 +35,15 +10,9 +63

Với mục tiêu đa dang nguồn vốn huy động, cho nên bên cạnh huy động bằng tiền VNĐ, Ngân hàng còn huy động thêm ngoại tệ là USD, và được huy động chủ yếu qua phát hành giấy tờ có giá và tiền gửi dân cư. Trong bảng trên ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 90% và ổn định tỷ lệ qua các năm.

Qua các năm lượng tiền gửi VNĐ có sự tăng giảm khơng ổn định, cụ thể năm 2014 đạt 123,9 tỷ đồng, đến 2015 tăng lên 215,4 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 73,8% so với năm 2014; đến năm 2016 có sự giảm nhẹ đạt 192 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 10,87% so với năm 2015.

Bên cạnh đó lượng tiền gửi ngoại tệ cũng tăng giảm không ổn định; đạt 12,8 tỷ năm 2014; đến 2015 đạt mốc 17,3 tỷ tương ứng với mức tăng 35,15% sơ với 2014; đến 2016 tăng đến 28,2 tỷ tương ứng với mức tăng 63% so với năm 2014.

Do lãi suất huy động ngoại tệ thấp nên tâm lý của khách hàng thường không muốn gửi bằng ngoại tệ mà gửi bằng VNĐ sẽ được hưởng lãi suất cao hơn, mặt

khác giá của đồng ngoại tệ không ổn định, hơn nữa nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như dân cư của nước ta còn thấp.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN gửi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG ANH (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w