- Cơ cấu cho vay theo mục đích vay:
3.4.3. xuất với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
- Thị phần cho vay KHCN ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, do đặc thù của Tín dụng cá nhân, nên việc cho vay chứa nhiều rủi ro. Việc tăng trưởng cũng cần hợp lý, khơng tăng trưởng nóng. Hàng năm, cần đánh giá hiệu quả - chất lượng cho vay KHCN cụ thể để có kế hoạch tăng trưởng đối với từng sản phẩm - dịch vụ (cũng như phát triển các địa bàn cho vay hợp lý, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các khoản vay).
- Mở rộng mục đích vay của các khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có thể ban hành quy trình cho vay hộ kinh doanh nhanh chóng, đơn giản nhằm thu hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong chiến lược phát triển cho vay KHCN.
- Ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi suất cạnh tranh hơn nữa nhằm thu hút khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng .
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần tăng cường và phát triển đội ngũ cán bộ cho vay KHCN cả về số lượng và chất lượng.
KẾT LUẬN
Luận văn đã khái quát những lý thuyết về cho vay KHCN và nêu lên thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ năm 2014 đến nay. Sau khi nghiên cứu đề tài, người viết có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng đã có sự phát triển nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng. Dư nợ cho vay, lãi từ cho vay KHCN đều có sự tăng trưởng rõ rệt, chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ đều được đánh giá tốt.
2. Cơ cấu cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chưa cân
đối, cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng cao, khoảng 50% tổng dư nợ. Trong khi đó, cho vay với các mục đích khác tuy đã được triển khai nhưng vẫn chưa thực sự phát triển.
3. Trong thời gian sắp tới, hoạt động cho vay KHCN được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, khi Chính phủ đang quyết tâm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, để ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát. Theo đó tăng trưởng tín dụng sẽ bị hạn chế, cho vay phi sản xuất, đặc biệt là cho vay bất động sản và đầu tư chứng khoán sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian qua, người viết đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp về phía Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nhằm duy trì và phát triển hoạt động này trong thời gian tới.
Tóm lại, hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Với mục tiêu trở thành “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, hi vọng trong thời gian tới, hoạt động này sẽ tiếp tục duy trì những kết quả đạt được và phát triên hơn nữa, góp phần vào những mục tiêu chung của toàn ngân hàng.