Giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 37)

tưởng.

1. Giá trị lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng, nhất là chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX có những giá trị to lớn.

Thứ nhất, hầu hết các quan niệm, các luận điểm của các nhà tư tưởng

xã hội chủ nghĩa không tưởng đều chứa đựng một tinh thần nhân đạo cao cả. Về cơ bản, những tư tưởng nhân đạo ấy chưa vượt khỏi tinh thần nhân đạo tư sản. Tuy nhiên, nhiều giá trị, luận điểm đã vượt được lên trên tinh thần nhân đạo tư sản, nhất là trong tư tưởng của các tác giả đầu thế kỷ XIX.

Với các mức độ và trình độ có khác nhau, nhưng nhìn chung các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong suốt các thời kỳ được xét đều thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhiều luận điểm, quan điểm, nhiều khái niệm... phản ánh ở mức độ khác nhau các giá trị chủ nghĩa xã hội của những phong trào hiện thực, đã thực sự làm

[33]

phong phú thêm cho kho tàng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị những tiền đề lý luận cho sự kế thừa phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa lên một trình độ mới.

Thứ hai, các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã nêu lên nhiều luận

điểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai mà sau này các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách có chọn lọc và chứng minh chúng trên cơ sở khoa học. Đó là những luận điểm về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội; về vai trị của cơng nghiệp và khoa học - kỹ thuật; về xoá bỏ sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ; về vai trị lịch sử của nhà nước, v.v..

+ Không chỉ là những nhà tư tưởng đơn thuần, một số người đã xả thân, lăn lộn hoạt động trong phong trào thực tiễn, thức tỉnh phong trào công nhân và người lao động, để từ đó mà quan sát phát hiện những giá trị tư tưởng mới. Nghĩa là, ngày càng dùng đầu óc để phát hiện trong thực tế chứ không phải là nghĩ ra từ đầu óc, như cách nói của Engels sau này, khi Ông chỉ ra nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Với những giá trị nêu trên, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán trở thành một trong ba nguồn gốc lý luận trực tiếp hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Những hạn chế lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác - Engels

Một là, không thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ

nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của triết học thời kỳ cận đại, các nhà không tưởng đầu thế kỷ XIX cũng đã khơng thể thốt khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử. Họ cho rằng, chân lý vĩnh cửu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba xuất chúng là có thể phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm

[34]

thấy, chỉ cần những người đó thuyết phục tồn xã hội là xây dựng được xã hội mới.

Hai là, hầu hết các nhà khơng tưởng đều có khuynh hướng đi theo con

đường ơn hồ để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội... Một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa nhưng sự chuẩn bị đã khơng thể có được. Dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều đã không thể chỉ ra được con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội mới. Bởi các Ơng đã khơng thể giải thích được bản chất của chế độ nơ lệ làm thuê tư bản, không thể phát hiện ra những quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của xã hội.

Ba là, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong các thời kỳ được xét,

ngay cả những đại biểu của đầu thế kỷ XIX đã không thể phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lực lượng ấy đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó là giai cấp cơng nhân.

Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, khơng thể tránh khỏi.

Ngun nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, đáng chú ý nhất là:

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đầy đủ, chưa bộc lộ hết những mâu thuẫn nội tại và những mặt trái cơ bản của nó.

- Giai cấp cơng nhân hiện đại chưa hình thành với tư cách là một giai cấp đã trưởng thành với những đặc điểm ưu việt riêng có; cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân cịn ở trình độ thấp.

[35]

Theo F. Engels những lý luận chưa chín muồi đó chính là phù hợp với tình trạng chưa chín muồi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi.

Do những hạn chế ấy, mà các tư tưởng về chủ nghĩa xã hội trước K.Marx được gọi là chủ nghĩa xã hội khơng tưởng. Nhưng những gì mà các Ơng để lại thực sự là một đóng góp vơ giá vào kho tàng tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Những đóng góp to lớn ấy đã thực sự làm cho chủ nghĩa xã hội của các Ông là một trong những tiền đề tư tưởng lý luận quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở một trình độ mới cao hơn: chủ nghĩa xã hội khoa học và hiện thực sau này.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Những bước tiến của tư tưởng xã hội chủ nghĩa qua các thời kỳ cổ đại, trung đại đến thế kỷ XVIII ?

2. Nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX ?

3. Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX có những điểm giống và khác nhau nào về quan điểm ?

4. Giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX ?

[36]

Chương III: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA KARL MARX – FRIEDRICH ENGELS, VLADIMIR ILYICH LENIN

I. Sự hình thành tư tưởng Marx và Engels về chủ nghĩa xã hội. 1. Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học.

a. Điều kiện kinh tế - xã hội

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở Châu Âu, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh, đồng thời nó cũng bộc lộ những mâu thuẫn vốn có của mình.

Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội, vừa nương tựa vào nhau để cùng tồn tại, vừa có mâu thuẫn đối kháng với nhau về lợi ích.

Giai cấp cơng nhân đã trãi qua nhiều bước phát triển và cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản ngày càng tăng cao, dần dần giai cấp công nhân đã trưởng thành và bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lúc bấy giờ là cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Li-ông (Pháp) năm 1831 – 1834, cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Xi-lê-di (Đức) năm 1844 và phong trào Hiến chương Anh kéo dài từ năm 1838 đến 1848.

Chủ nghĩa xã hội là sự phản ánh bằng lý luận phong trào cơng nhân, vì vậy, tiền đề xã hội cho sự ra đời của nó là sự trưởng thành của phong trào cơng nhân trên cơ sở sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nói cách khác, sự lớn mạnh của phong trào công nhân bắt nguồn từ sự chín muồi của mâu thuẫn kinh tế trong lịng chủ nghĩa tư bản. Đến lượt nó,

[37]

phong trào cơng nhân một mặt địi hỏi phải có lý luận cách mạng, khoa học soi đường, mặt khác, nó là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời, củng cố và hồn thiện lý luận cách mạng khoa học đó.

b. Tiền đề văn hoá và tư tưởng

Những năm đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hoá và tư tưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học như thuyết tế tế bào, định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng.

Trong triết học và khoa học xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Hegel, Phoiobac; của kinh tế chính trị học cổ điển Anh: Adam Smith và David Ricardo; của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán: Saint Simon, Charles Fourier và Robert Owen. Những giá trị khoa học, cống hiến mà các Ông để lại đã tạo ra tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thế hệ sau kế thừa và đưa ra dự báo tương lai của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa .

Sự xuất hiện những tiền đề nói trên có nghĩa là tiến trình lịch sử đã tạo ra những điều kiện khách quan để chủ nghĩa xã hội trở thành khoa học thực sự. Chủ nghĩa xã hội chuyển từ không tưởng đến khoa học diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX thông qua hoạt động của hai trí tuệ thiên tài là Karl Marx và Friedrich Engels.

2. Vai trò của Karl Marx và Friedrich Engels đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

a. Vai trò của Karl Marx và Friedrich Engels

Karl Marx(1818 - 1883) và Friedrich Engels(1820 - 1895) trưởng thành ở một quốc gia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật của L.Phoiơbắc và phép biện chứng của V.Ph.Hêghen.

[38]

Bằng trí tuệ un bác, các Ơng đã tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học cổ điển và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ trước để lại; sớm đắm mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động... tất cả những điều đó đã cho phép các Ơng đến với nhau, trở thành đơi bạn cùng chí hướng, giúp các Ông nhận thức được bản chất của những sự kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản. Kế thừa các giá trị khoa học trong kho tàng tư tưởng nhân loại, quan sát, phân tích với một tinh thần khoa học những sự kiện đang diễn ra... đã cho phép các Ông từng bước phát triển học thuyết của mình, đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng phát triển lên một trình độ mới về chất.

Nhờ hai phát kiến vĩ đại: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, các Ông đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, (đây được coi là phát kiến lớn thứ ba của Karl Marx và Friedrich Engels), khắc phục một cách triệt để những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng, trên cơ sở đó các Ơng xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nội dung Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được Karl Marx và Friedrich Engels trình bày trong các tác phẩm của mình, trong đó tập trung và trực tiếp nhất là trong các tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” (1847) “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” (1848), “Tư bản” (được viết

chủ yếu vào thời kì 1857 – 1868), “Phê phán Cương lĩnh Gôta” (1875),

“Chống Duyrinh” (1876 – 1878) và “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ

không tưởng đến khoa học” (1880).

Có thể tóm tắt cơng lao của Karl Marx và Friedrich Engels đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học ở các điểm sau:

[39]

Thứ nhất,hai Ông đã phát hiện và chứng minh một cách khoa khọc con đường, phương thức đấu tranh của nhân loại trong quá trình chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, hai Ông phát hiện và chứng minh một cách khoa học rằng, giai cấp công nhân là lực lượng xã hội duy nhất có đủ khả năng đảm nhận sứ mạng lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Thứ ba, hai Ông đã thừa kế xuất sắc những giá trị lý luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đối với những mặt, những nội dung cơ bản hợp thành chủ nghĩa cộng sản.

Đóng góp của các Ơng là đã khắc phục một cách căn bản những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán. Với cơng lao lịch sử này hai Ơng đã thực hiện một cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học.

b. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học do Marx và Engels xây dựng

Có thể phân chia tư tưởng của Marx và Engels về chủ nghĩa xã hội thành hai giai đoạn: Những quan điểm về chủ nghĩa xã hội mà Marx và Engels trình bày trong tác phẩm Tuyên ngôn đảng cộng sản trở về trước là những quan điểm thuộc thời kỳ hình thành chủ nghĩa Marx, cịn những quan điểm được Marx và Engels trình bày trong các tác phẩm được cơng bố gần 30 năm sau đó chính là những quan điểm đã hồn tồn chín muồi. Cụ thể:

Trước hết, trong những tác phẩm ở thời kì đầu Marx và Engels gọi xã

hội tương lai là xã hội cộng sản chủ nghĩa chứ không gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì sao vậy? Engels giải thích: Năm 1847, người ta thường dùng từ “xã hội chủ nghĩa”, một mặt để gọi những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng, mặc khác, để chỉ những kẻ đã hứa sẽ khơng làm hại gì đến tư bản và

[40]

lợi nhuận mà vẫn chữa khỏi được đủ mọi tệ nạn xã hội bằng mọi thứ biện pháp vá víu. Engels chỉ rõ: “năm 1847, chủ nghĩa xã hội có nghĩa là một

phong trào tư sản, còn chủ nghĩa cộng sản là một phong trào cơng nhân”5. Vì vậy, các Ông dùng thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản” để chỉ xã hội tương lai.

Mãi đến tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875), Marx mới phân biệt ba giai đoạn của quá trình chuyển sang chủ nghĩa cộng sản:

+ Thời kì quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa.

+ Chủ nghĩa xã hội (giai đoạn thấp của xã hội công sản). + Chủ nghĩa cộng sản (giai đoạn cao của xã hội cộng sản).

Vì vậy, trước Phê phán Cương lĩnh Gơta, những gì Marx và Engels nói về xã hội tương lai đều là những đều nói về cả xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa chứ không phân biệt một cách rạch rịi điểm nào nói về chủ nghĩa xã hội, điểm nào nói về chủ nghĩa cộng sản theo cách hiểu về khái niệm này được hình thành từ sau Cương lĩnh Gơta.

Thứ hai, Karl Marx và Friedrich Engels phát hiện ra sự thay thế tất yếu

chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa cộng sản.

Như chúng ta biết, xuất phát từ quan niệm duy vật về lịch sử, trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển xã hội lồi người nói chung, của chủ nghĩa tư bản nói riêng, trên cơ sở phân tích sự phát triển mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)