ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Hồng Hải:
3.2.1. Nâng cao chất lượng cơng tác phân tích tài chính:
Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp,… Mỗi đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới một góc độ khác nhau tùy vào mục đích của người dùng.
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính của Cơng ty không chỉ giúp ban lãnh đạo nhà đầu tư hiểu rõ được tình hình hoạt động của Cơng ty mà Cơng ty cũng cần có kiến thức để có thể phân tích được tình hình tài chính của nhà cung cấp, đối tượng muốn đầu tư nhằm hạn chế rủi ro. Đặc biệt là việc phân tích tài chính của khách hàng mục đích để cung cấp chính sách tín dụng giúp Cơng ty hạn chế được các khoản nợ khó địi.
3.2.2. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền:
Lượng vốn bằng tiền giúp Công ty chủ động chi trả thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Tuy nhiên dự trữ tiền gặp nhiều rủi ro như khả năng sinh lời của tiền bằng 0, gây lãng phí vốn. Như vậy để tránh lãng phí tiền thì Cơng ty nên đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác có tính chất tạm thời, trong thời gian ngắn hạn và có tính thanh khoản cao nhằm đem lại một phần lợi nhuận bù đắp cho sự sụt giảm của đồng tiền. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp đầu tư không chỉ bù đắp được sự sụt giảm mà cịn mang lại cho Cơng ty thêm một khoản doanh thu. Mặt khác Công ty cần xác định lượng tiền mà Cơng ty đang có có đủ, thừa hay thiếu cho hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra chiến lược đối với khoản tiền thừa hoặc thiếu của Công ty.
Như vậy muốn xác định được chính xác như cầu thực của Cơng ty thì cần phải dựa vào:
- Chi cho các khoản phải trả phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. Thanh toán các khoản cho nhà cung cấp, trả cho người lao động, trả cho cơ quan thuế.
- Dự phịng các khoản chi phí ngồi kế hoạch.
- Dự phịng cho các cơ hội phát sinh ngồi dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột.
Tuy nhiên để xác định được chính xác 3 khoản mục trên là một khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp và Cơng ty cũng khơng phải ngoại lệ. Chính vì vậy Cơng ty cần tăng cường việc quản lý vốn bằng tiền để có thể tối đa được hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền.
3.2.3. Quản lý khoản phải thu:
Quản lý khoản phải thu bản chất chính là việc mà Công ty tăng cường thu hồi các khoản nợ của khách hàng nhằm giảm lượng vốn mà bị khách hàng chiếm dụng. Tuy nhiên Công ty phải cân bằng được lợi giữa hai bên để vừa thu được nợ vừa tiêu thụ được sản phẩm. Để làm được điều này thì Cơng ty phải tn thủ:
- Phải có những kiến thức cơ bản về khách hàng, tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi ra quyết định cung cấp tín dụng thương mại cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Theo dõi sát sao các khoản nợ chung của Công ty cũng như với từng khách hàng để biết được mức nợ của mỗi khách hàng đang là bao nhiêu và với năng lực tài chính của khách hàng có đủ thanh tốn cho Cơng ty trong thời gian ngắn hạn hay khơng. Điều này rất quan trọng vì nó giúp Cơng ty có cái nhìn trực diện hơn với các khoản nợ và tăng cường công tác thu nợ.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải trả:
Nguồn vốn ngắn hạn của Công ty sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động là nguồn tín dụng ngắn hạn. Do vậy Cơng tá quản lý các khoản phải trả là
phải đánh giá được rõ những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn tín dụng ngắn hạn này để tài trợ cho các hoạt động của Cơng ty.
Cơng ty phải xây dựng chính sách vay nợ tối ưu trong ngắn hạn để đảm bảo được mục tiêu của Công ty trong từng giai đoạn phát triển. Doanh nghiệp cần phải xác định hệ số nợ tối ưu là bao nhiêu để đảm bảo an tồn cho Cơng ty những vẫn tối đa hóa được lợi nhuận.
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý:
Công ty nên đầu tư nhiều hơn cho các nhân viên tài chính, kế tốn và quản trị doanh nghiệp các khóa học về chun mơn, kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình,… để họ nâng cao trình độ, tự tin trong cơng việc, từ đó u thích cơng việc của mình, gắn bó với Cơng ty lâu dài. Với các nhân viên tài chính thì nâng cao khả năng đọc tình hình biến động của các chỉ số kinh tế trên thị trường để giúp Công ty chớp lấy thời cơ, tăng cao lợi nhuận. Với các nhân viên kế tốn thì giúp họ đẩy thời gian làm việc, cung cấp các số liệu kịp thời, chính xác, hữu ích cho ban lãnh đạo để giúp doanh nghiệp hiểu được nguồn gốc của lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh, từ đó giúp Công ty đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất để khắc phục những hạn chế.
Tiến hành kiểm tra nghiệp vụ của nhân viên trong Công ty định kỳ thường xuyên để kịp thời có sự điều chỉnh nhân sự sao cho đúng người, đúng việc, đúng năng lực.
KẾT LUẬN
Vốn lưu động đối với một công ty xây dựng bao giờ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Cho nên, khi tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, để có được vốn lưu động lớn đã là khó nhưng việc bảo tồn và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả lại là vấn đề phức tạp hơn nữa đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là điều rất cần thiết.
Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thương mại và Đầu tư Hồng Hải, em nhận thấy công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Cơng ty nhìn chung đã đáp ứng được như cầu hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Qua tìm hiểu thực tế công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty, kết hợp với những kiến thức đã được học tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, em đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, vì khả năng tìm hiểu cịn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn cho nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình thực hiện khóa luận này. Vì vậy, kính mong nhận được sự thơng cảm cũng như sự bổ sung, góp ý từ các thầy, cô giáo và các nhân viên của Cơng ty để khóa luận này được đầy đủ và có giá trị thực tiễn hơn, nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, hiệu quả sử dụng VLĐ trong những năm tiếp theo.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S Đỗ Thúy Ngọc cùng sự giúp đỡ nhiệt tình, ln tạo điều kiện tốt nhất có thể của các nhân viên Cơng ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Hồng Hải đã giúp em thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020
Sinh viên Nguyễn Thanh Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Tần, TS. Vũ Văn Ninh (2012), Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. PDS.TS Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Hà (2010), “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính.