Bảng 3 .1 Hỗ trợ kinh phí
3.2.3 Hoàn thiện nội dung, quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực
Quy trình tuyển dụng gồm 2 giai đoạn là tuyển mộ và tuyển chọn. Bởi vậy, để hồn thiện nội dung, quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực, cơng ty cần phải hồn thiện từ nội dung q trình của từng giai đoạn. Cụ thể là:
Quá trình tuyển mộ:
Bước 1: Lập kế hoạch tuyển mộ
Đầu tiên, công ty sẽ xây dựng bản mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn cơng việc của tất cả các vị trí cần làm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bước tiếp theo là quyết định xem cơng ty sẽ cần hồn thành bao nhiêu nhiệm vụ. Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá khối lượng công việc cần làm trong mỗi lĩnh vực nhiệm vụ. Các thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch cho nhân viên của mình và biết được cần tuyển bao nhiêu người là hợp lý.
Bước 2: Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ
Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việc làm cịn thiếu người, cơng ty cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí cơng việc nào nên lấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngồi tổ chức và đi kèm với nó là phương pháp tuyển phù hợp.
Bước 3: Xác định nơi tuyển mộ
Công ty sẽ phải lựa chọn các vùng để tuyển mộ, vì đây là yếu tố quyết định sự thành cơng của q trình tuyển. Khi xác định các địa chỉ tuyển mộ công ty sẽ phải chú ý tới một số vấn đề như:
- Công ty cần xác định rõ thị trường lao động quan trọng nhất của mình, mà ở đó có nhiều đối tượng thích hợp nhất cho cơng việc trong tương lai.
- Phân tích lực lượng lao động hiện có để từ đó xác định nguồn gốc của những người lao động tốt nhất.
Bước 4: Chuẩn bị thủ tục cho tổ chức tuyển mộ
Các loại văn bản, qui định về tuyển dụng cần tuân theo; số lượng nhân viên cần tuyển; tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển; số lượng, thành phần hội đồng tuyển dụng; quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng.
Bước 5: Thông báo tuyển mộ
Công ty áp dụng các hình thức thơng báo tuyển dụng:
Thơng qua văn phịng dịch vụ lao động; niêm yết trước cổng doanh nghiệp. Thơng báo được cơng ty trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản cho các ứng viên về tuổi tác, sức khoẻ, trình độ. Càng có nhiều ứng viên, cơng ty lại càng có điều kiện để tuyển chọn nhân viên phù hợp.
Bước 6: Đánh giá quá trình tuyển mộ
Sau q trình tuyển mộ cơng ty sẽ đánh giá quá trình tuyển mộ của mình để hồn thiện cơng tác này ngày càng tốt hơn. Trong q trình đánh giá, cơng ty sẽ chú ý tới các vấn đề về sự hợp lý của tỷ lệ sang lọc, chi phí tài chính cho q trình tuyển mộ.
Q trình tuyển chọn:
Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ
Đây là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà tuyển chọn với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác định được những cá nhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc
Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc
Thông qua nội dung của mẫu đơn xin việc, các nhà tuyển chọn sẽ có chứng cớ của mình để tuyển chọn tiếp các bước sau hay chấm dứt quá trình tuyển chọn.
Bước 3: Trắc nghiệm nhân sự
Qua trắc nghiệm có thể phát hiện ra những tài năng đặc biệt của ứng viên, tìm ra các sắc thái đặc biệt về cá tính. Mục đích của nó là nhằm giảm bớt chi phí về huấn luyện. Khi đã biết năng khiếu của họ chỉ việc phát triển lên, rút ngắn thời gian tập sự.
Các phương pháp trắc nghiệm:
- Trắc nghiệm về kiến thức tổng qt: Mục đích là tìm xem trình độ hiểu biết tổng quát của cá nhân đạt đến trình độ nào về các lĩnh vực kinh tế, địa lý, tốn học,…Cơng ty chỉ áp dụng trắc nghiệm này khi cần phải tuyển chọn những nhân viên thuộc cấp quản trị.
- Trắc nghiệm tâm lý: Nó giúp cho nhà quản trị hiểu được động thái và thái độ ứng xử của ứng viên.
- Trắc nghiệm trí thơng minh: Với loại này cơng ty có thể suy đoán được khả năng của ứng viên về từ ngữ, óc tốn học, lý luận logic và những mối liên hệ trong khơng gian.
Cịn một số trắc nghiệm khác như khả năng nhận thức, độ linh hoạt của phản ứng, sở thích nghề nghiệp…
Bước 4: Phỏng vấn tuyển chọn
Phỏng vấn tuyển chọn là q trình giao tiếp bằng lời (thơng qua các câu hỏi và câu trả lời) giữa những người tuyển chọn và người xin việc, đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phương pháp phỏng vấn trong tuyển chọn giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm mà q trình nghiên cứu đơn xin việc khơng nắm được, hoặc các loại văn bằng chứng chỉ không nêu hết được.
Công ty cần áp dụng nhiều loại phỏng vấn để thu thập thông tin của các ứng viên khi nộp đơn xin việc như: Phỏng vấn theo mẫu, phỏng vấn theo tình huống, phỏng vấn theo mục tiêu, phỏng vấn căng thẳng, phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn hội đồng.
Bước 5: Khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên
Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong cơng ty và 29
tránh những địi hỏi khơng chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khoẻ thì cơng ty cần phải tiến hành khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên.
Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách trực tiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của người phụ trách để đánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, đây là một bước nhằm xác định vai trò quan trọng của các cấp cơ sở. Nó giúp cơng ty khắc phục được sự khơng đồng nhất giữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động.
Bước 7: Thẩm tra các thơng tin thu được trong q trình tuyển chọn
Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn công ty phải thực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thơng tin. Có nhiều cách để thẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động đã làm việc, đã khai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng chỉ…Các thông tin thẩm tra lại là những căn cứ chính xác để cơng ty ra quyết định cuối cùng.
Bước 8: Thử việc
Sau khi ứng viên vượt qua được các bước trên, họ sẽ được công ty cho một thời gian ngắn để tiếp xúc và làm thử cơng việc của mình.
Bước 9: Ra quyết định tuyển chọn
Những ứng viên có thể hồn thành cơng việc của mình sau q trình thử việc sẽ được cơng ty ra quyết định tuyển chọn vào làm nhân viên chính thức. 3.2.4 Nâng cao ý thức người lao động
Ý thức người lao động cũng là một trong những yếu tố quyết định về chất lượng nguồn nhân lực của một công ty. Đa phần lao động công ty là lao động trẻ và tốt nghiệp THPT, THCS sau đây là một số biện pháp nâng cao ý thức người lao động:
- Đối với lao động mới vào trong thời gian thử việc: Nhân viên nhân sự có trách nhiệm phổ biến nội quy của cơng ty cho họ, giám sát và đánh giá ý thức của nhân viên mới trong thời gian thử việc.
- Vào cuối mỗi tháng tại cơng ty, nhân viên nhân sự có trách nhiệm tổ chức một buổi thảo luận để phổ biến an toàn lao động, nhân viên kỹ thuật phổ biến sử dụng dụng cụ an toàn lao động đúng cách và các tai nạn có thể xảy ra khi khơng chấp hành đúng nội quy an toàn lao động cho toàn thể lao động trực tiếp sản xuất trong công ty.
3.2.5 Liên kết giữa người lao động trong công ty với nhau
Sự liên kết các thành viên trong công ty cũng như giữa cán bộ quản lý với nhân viên là rất cần thiết với một công ty. Một công ty biết gắn kết người lao động với nhau, giữa cán bộ quản lý với nhân viên sẽ làm cho người lao động có một tinh thần thoải mái trong cơng việc, gắn bó lâu dài với cơng ty hơn. Sau đây là một số giải pháp liên kết người lao động trong công ty TNHH Thương mại Tùng Chiến:
- Đối tượng tham gia: Tồn bộ cán bộ, cơng nhân viên trong cơng ty.
-Tổ chức đánh bóng chuyền cho cơng nhân viên vào buổi chiều tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Mỗi tháng sẽ có giải bóng chuyền cho đội thắng cuộc. Khi có đối tác hoặc cơng ty bạn có phong trào bóng chuyền giống cơng ty mình thì tổ chức giao lưu hai cơng ty, tạo bầu khơng khí và sự gắn kết với cơng ty đối tác hơn.
- Chi phí: Cơng ty sẽ hỗ trợ 100% tiền th sân , may đồng phục, với mỗi giải phóng sẽ có phần quà giá trị cho đội thắng cuộc.
- Tổ chức 1 năm 1 lần du lịch đến các địa điểm danh lam thắng cảnh để động viên công nhân viên trong công ty sau thời gian làm việc cố gắng. Tạo sự gần gũi giữa cán bộ quản lý và công nhân viên hơn.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại Tùng Chiến, kết hợp giữa kiến thức được học ở nhà trường với kiến thức thực tế học hỏi ở công ty, các tài liệu tham khảo trong giới hạn của đề tài và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Lê Anh Sắc, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thương Mại Tùng Chiến. Đây là một đề tài sâu rộng, hơn nữa do năng lực và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên chun đề tốt nghiệp khơng tránh khỏi thiếu sót và những quan điểm chủ quan. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy, cơ để giúp em bổ sung và hoàn thiện hơn nữa đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của công ty TNHH Thương Mại Tùng Chiến và đặc biệt cảm ơn tới thầy TS. Lê Anh Sắc đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11 Giáo trình tổ chức bộ máy quản lý, phân tích tài chính hoạt động kinh doanh, nghề giám đốc, khoa học quản lý, kế tốn doanh nghiệp…và một số giáo trình khác của trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
11 Bảng cân đối kế toán các năm 2014, 2015, 2016
11 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016
11 Bảng cơ sở vật chất và một số tài liệu khác của công ty