ĐẤT VÀ ĐỘ PHÌ ĐẤT TRONG NƠNG NGHIỆP HỮU CƠ
2.1.2. Luận điểm cơ bản về sử dụng đất trong nông nghiệp hữu cơ
Luận điểm cơ bản của sử dụng đất trong nông nghiệp hữu cơ là lấy đất làm trung tâm và đất là đầu mối quan trọng trong chu trình khép kín của sản xuất nơng nghiệp trong một nơng hộ/trang trại. Vì vậy, các hoạt động trong sản xuất theo phƣơng thức nông nghiệp hữu cơ đều phải với mục đích là duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng.
Trong nơng nghiệp hữu cơ có hai khái niệm cần đƣợc lƣu ý là “đất có sức sống” và “đất khoẻ”. Đất có sức sống là trong đất đó các q trình chuyển hóa vật chất xảy ra mạnh mẽ theo quy luật tự nhiên, các sinh vật sống trong đó hoạt động tốt. Đất khoẻ là đất có sức sống và có độ phì tốt theo đúng quy luật hình thành và phát triển của nó.
Trong thực tế, những đất nào có độ phì nhiêu thiên nhiên và độ phì hiệu lực cao thì đất đó khoẻ và có sức sống cao. Ngƣợc lại, những đất bị thối hố, những đất do bón q nhiều và lâu dài phân vơ cơ dễ tan (mặc dù có thể có độ phì nhân tạo cao)...là những đất có sức sống kém và khơng khoẻ.
Khi đất khoẻ, có sức sống tốt thì cây sẽ sinh trƣởng phát triển tốt, cây khoẻ và vì vậy khả năng đề kháng sâu bệnh sẽ cao và tất yếu sẽ cho năng suất cao và ổn định.
Trong nông nghiệp hữu cơ, yêu cầu của đất khoẻ và có sức sống cao, tức là đất có độ phì cao là phải đảm bảo có các chỉ tiêu sau:
- Đất có chất hữu cơ và mùn cao, chất lƣợng tốt
- Đất có khối lƣợng và cƣờng độ hoạt động của sinh vật sống trong đất cao - Đất có kết cấu tốt
- Đất có chế độ nƣớc, khơng khí và nhiệt độ thích ứng với cây trồng - Đất không bị ô nhiễm