KỸ THUẬT CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ 1 Luân canh
4.2.1. Luân canh
Luân canh là hệ thống các loại cây trồng nối tiếp nhau liên tục trên một diện tích nhất định. Hay nói một cách khác, ln canh là một hệ thống canh tác trồng luân phiên các lồi cây trồng khác nhau theo thứ tự vịng trịn nhất định trên cùng một mảnh đất nhằm sử dụng hợp lý nguồn nƣớc, các chất dinh dƣỡng có trong đất và nguồn phân bón đƣa vào đất để tạo ra năng suất cây trồng cao nhất có thể đạt đƣợc.
Hình 4.1: Hệ thống luân canh
Trồng độc canh một loại cây trồng trên 1 khu đất trong nhiều năm thƣờng tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho dịch hại tồn tại, tích lũy và phát triển. Đặc biệt những lồi dịch hại có tính chun hóa cao, chỉ gây hại một lồi cây trồng thì phát sinh phát triển rất thuận lợi trong điều kiện độc canh vì nguồn thức ăn của nó ln ln dồi dào. Vì vậy, để khắc phục những hậu quả của độc canh, trong canh tác nông nghiệp hữu cơ cần áp dụng hệ thống canh tác luân canh.
Ngƣời ta đã tổng kết đƣợc rằng: Độ phì nhiêu và các hoạt động sinh học tích cực của đất sẽ đƣợc duy trì và tăng cƣờng thơng qua việc trồng cây họ Đậu, cây phân xanh và các cây có tác dụng cải tạo đất khác trong hệ thống luân canh.
Nhìn tổng thể, luân canh sẽ thực hiện đƣợc vấn đề quản lý có hiệu quả diện tích canh tác, tối ƣu trong việc làm đất, cung cấp thêm phân bón cho đất và bảo vệ thực vật.
Cụ thể hóa mục tiêu và chức năng của luân canh như sau:
- Chức năng kinh tế:
+ Lựa chọn và xắp xếp các loại cây trồng có năng suất, chất lƣợng và khả năng đóng góp cho tổng sản lƣợng của cả hệ thống cao, đồng thời phải thuận lợi cho bố trí thời vụ cũng nhƣ tối ƣu về sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, để đƣa vào trong hệ thống luân canh.
+ Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng
+ Cung cấp cho nơng hộ phân bón, thức ăn gia súc và các sản phẩm khác. - Chức năng bảo vệ thực vật:
+ Tăng cƣờng sức sống cho đất và cây trồng thông qua việc thay đổi luân phiên cây trồng và hiệu lực của cây trồng trƣớc. Trong luân canh cho phép lựa chọn loại cây trồng và những giống cây trồng có khả năng đề kháng với sâu bệnh đồng thời có tác dụng bồi dƣỡng độ phì đất.
+ Phát huy hoạt động của thiên địch thơng qua bố trí cây trồng. - Chức năng bảo vệ nguồn tài nguyên:
+ Bảo vệ đất và phát huy đƣợc chức năng của đất thơng qua chống xói mịn rửa trơi (do đất thƣờng xuyên đƣợc che phủ, giữ ẩm...) và kết cấu đất đƣợc tăng cƣờng.
+ Bảo vệ môi trƣờng nƣớc do giảm thiểu sự tồn dƣ các chất khi ta bón vào trong đất. + Làm đẹp cảnh quan môi trƣờng do sử dụng nhiều nguồn gen cây trồng khác nhau và bản địa.
Thực ra, luân canh trong nông nghiệp, nhất là trong nơng nghiệp hữu cơ khơng chỉ có tác dụng trong bồi dƣỡng độ phì đất mà cịn có nhiều tác động tích cực khác. Vai trị của hệ thống luân canh đƣợc cụ thể hóa ở đánh giá nhƣ hình 4.2.
0 5 10
Năng suất cây trồng Thời vụ
Phịng chống sâu bệnh Phịng chống cỏ dại Thích ứng cây trồng Cung cấp chất dinh dưỡng Chống xói mịn
Năng lực đất đai Thu nhập Cơ giới hóa Chi phí lao động
Nhu cầu vốn