Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệpcủa cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH JWORLD VINA (Trang 32)

2.2 .Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Jworld Vina

2.2.2. Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệpcủa cơng ty

2.2.2.1. Thành tựu

Trải qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển Công ty TNHH Jworld Vina đã từng bước xây dựng cho mình một văn hóa doanh nghiệp mang đặc trưng riêng của công ty. Các giá trị VHDN dần được hình thành và phát triển theo thời gian, được các cán bộ công nhân viên trong cơng ty bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Đây là những cơ sở, điều kiện cơ bản và cần thiết cho quá trình hình thành xây dựng và phát triển một

nền văn hóa doanh nghiệp mạnh của công ty. Jworld Vina đã đạt được một số thành tự đáng kể trong q trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất: Cơng ty đã xây dựng được cho mình một cơ chế quản lý hiệu quả tạo cho cán bộ nhân viên cơng ty có một mơi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, cơng bình, hiện đại, năng động và hiệu quả, phát huy tối đa năng lực làm việc, tính năng động và sáng tạo của mỗi nhân viên. Ngồi ra cơng ty đã xây dựng cho mình bộ quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp thống nhất, có những chính sách khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ hợp lý, công minh nhằm tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, khích lệ tinh thần, tạo cơ hội thăng tiến cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty. Bởi thế công ty đã đào tạo được những nhân viên có đức, có tài và hết lịng với cơng việc.

Thứ hai: Các nghi lễ, nghi thức, phong trào, hoạt động tập thể trong công ty được tổ chức thường xuyên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty, luôn chăm lo đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên. Hàng năm các nhân viên đều được nghỉ phép, tham dự các buổi thăm quan du lịch, giải trí, nghỉ mát do cơng ty tổ chức, tham gia các chương trình văn nghệ, tiết mục nghệ thuật do chính các phịng ban trong cơng ty biên kịch. Khi gia đình bất cứ nhân viên nào có việc ốm đau, hiếu, hỷ đều được sự quan tâm giúp đỡ của cơng ty. Chính vì vậy cơng ty đã tạo lập được niềm tin đối với các nhân viên, tạo được tinh thần đoàn kết, mối quan hệ mật thiết cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Cùng đồng lòng chung sức hướng tới mục tiêu vì sự nghiệp phát triển bền vững của cơng ty.

Thứ ba: Cơng ty đã mở rộng sản xuất thêm một phịng kiểm tra chất lượng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại hơncộng thêm các trang thiết bị bàn ghế, ổ cắm điện, máy pha cà phê, bình nước lọc, kệ báo tạp chí, màu sắc, ánh sáng,… tại văn phịng giúp Jworld Vina thuận lợi hơn trong tạo dựng niềm tin nơi khách hàng và đối tác kinh doanh.

Thứ tư: Cơng ty đã có một số thành cơng nhất định trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu, các giá trị cốt lõi, các giá trị theo đuổi của doanh nghiệp như: sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu phát triển,slogan, biểu tượng thương hiệu,… nhằm nhắc nhở các thành viên ln làm việc có hiệu quả, phấn đấu hết mình vì tương lai phát triển của cơng ty. Với tinh thần và đạo đức kinh doanh cao, công ty luôn cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, giao hàng đúng thời gian, chất lượng và địa điểm. Điều đó giúp cho uy tín và vị thế cạnh tranh của Jworld Vina ngày càng được nâng cao trên thị trường.

2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được nhiều thành công đã kể trên nhưng công ty TNHH Jworld Vina cũng gặp phải nhiều hạn chế trong q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Thứ nhất, những giá trị văn hóa hữu hình của doanh nghiệp chưa tạo thành một khối thống nhất. Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ doanh nghiệp chọn tông màu chủ đạo là xanh da trời để thiết kế logo và lớp vỏ ngồi của trụ sở cơng ty trong khi đó khơng gian bên trong doanh nghiệp lại có màu vàng và đồng phục cũng có màu vàng. Việc lựa chọn đồng phục và thiết kế khơng gian bên trong cơng ty khơng có sự liên quan với logo cũng như chưa tạo được ấn tượng cho thấy cơng ty chưa có phong cách chun nghiệp thực sự.

Chỉ là một bộ đồng phục nhỏ thôi nhưng cũng ảnh hưởng tới sự đánh giá về doanh nghiệp của các đối tác kinh doanh với doanh nghiệp. Bởi vậy cơng ty cần nhanh chóng thiết kế cho nhân viên của mình những bộ đồng phục mang hình thức thống nhất với những giá trị văn hóa khác của cơng ty để có thể khiến khách hàng và những đối tác khác có cách nhìn đánh giá khác về công ty.

Thứ hai, qua khảo sát về văn hóa doanh nghiệp thì các nhân viên cịn rất mơ hồ về hình tượng văn hóa của cơng ty. Hầu hết mọi người chỉ làm theo hướng dẫn của quản lý, tuân thủ quy định của công ty, coi cấp trên là tấm gương và noi theo. Như vậy công ty chưa thực sự truyền bá văn hóa của mình cho tồn thể công nhân viên, chưa tạo ra các giai thoại cũng như chưa xây dựng cho mình một hình tượng điển hình. Đây cũng là yếu tố cần thiết giúp cơng ty có một văn hóa doanh nghiệp mạnh nên cơng ty cần từng bước tạo dựng hình mẫu điển hình về con người Jworld Vina với đầy đủ chuẩn mực công ty muốn hướng tới, nhằm tạo dựng các giá trị niềm tin, thái độ và lý tưởng xuyên suốt tồn bộ thành viên cơng ty.

Thứ ba, như ta đã biết trình độ văn hóa cũng là một yếu tố khơng nhỏ ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của con người. Hiện tại trong cơng ty có 3 xưởng sản xuất với khá nhiều cơng nhân ở trình độ phổ thơng bởi thế sẽ có một số nhỏ cơng nhân khơng có ý thức chấp hành quy định của cơng ty gây khó khăn trong việc quản lý cũng như ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty. Chính vì thế cơng ty càng phải định hướng phát triển văn hóa càng sớm càng tốt cho cơng nhân viên nhất là tuyên truyền về văn hóa doanh nghiệp cho đối tượng là cơng nhân trong các xưởng sản xuất của công ty.

Thứ tư, vì lãnh đạo người Hàn coi trọng tinh thần tự giác của nhân viên, cơng ty chưa đưa ra hình thức khen thưởng và xử phạt rõ ràng cho nhân viên làm sai quy định của cơng ty nên một số nhân viên có thái độ ỉ lại, làm việc cầm chừng, khơng có tinh thần sáng tạo, cầu tiến. Vì vậy cơng ty cần có chính sách đại ngộ và kỷ luật phù hợp để khuyến khích những nhân viên có tài đức cống hiến cho công ty.

Nguyên nhân

 Công ty mới phát triển tại Việt Nam được 4 năm còn khá non trẻ nên ban lãnh đạo người Hàn chưa thể hài hịa văn hóa giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam, thêm vào đó lãnh đạo cơng ty cịn lo rất nhiều việc khác như tìm kiếm khác hàng, nhà cung cấp,… do vậy không thể chỉ tập trung cho phát triển văn hóa doanh nghiệp được.

 Cơng tác tun truyền văn hóa doanh nghiệp của cơng ty chưa thực sự hiệu quả đến tất cả các thành viên trong công ty. Xây dựng văn hóa chưa được trở thành vấn đề chính trong các buổi họp.

 Một số thành viên trong bộ phận quản lý người Việt chưa nhận thức được sự quan trọng của văn hóa doanh nghiệp mà chỉ quan tâm tới năng suất làm việc, chất lượng sản phẩm,…Bởi thế việc quản lý nhân viên mới chỉ dựa trên kinh nghiệm quản lý của bản thân chứ chưa tuân theo chuẩn mực văn hóa của cơng ty.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP

PHẦN MỀM CMCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Phương hướng hoạt động cuả Công ty trong thời gian tới

Với mục tiêu chiến lược năm 2015- 2017 mà Cơng ty đưa ra đó là mở rộng quy mơ sản xuất, nâng cao chất lượng lao động và cải tiến cơng nghệ máy móc…Cùng với đó vai trị, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong q trình hội nhập nên ban lãnh đạo công ty TNHH Jworld Vina đã và đang xây dựng cho mình một nền văn hóa mạnh, phát triển và bền vững. Dưới đây là một số quan điểm mà công ty TNHH Jworld Vina đề ra trong q trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình:

3.2. Quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty

 Một là, phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh.

Cơng ty quan niệm một nền văn hóa mạnh phản ánh thơng qua việc các nguyên tắc và giá trị cơ bản được thấm sâu và phổ biến rộng rãi, gây ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ, tình cảm và hành vi mọi thành viên trong cơng ty. Nhân viên càng hiểu sâu sắc đối với các nguyên tắc bao nhiêu thì mức độ cam kết, sự tự giác và lịng nhiệt tình, sự sẵn sàng hy sinh và cống hiến của họ càng được đẩy mạnh lên bấy nhiêu, đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cơng tác tuyên truyền càng ngày càng được công ty quan tâm tới nhiều hơn nhằm sự đảm bảo tính hiệu quả trong truyền đạt thông tin trong hệ thống.

Jworld Vina nhận thức q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp là việc kết thừa, phát huy có điều chỉnh các giá trị văn hóa tốt đẹp đã có sẵn và tiếp thu các nét đẹp văn hóa mới nhằm vươn tới một văn hóa doanh nghiệp Jworld Vina mạnh, hiện đại và đặc sắc. Vì vậy việc chọn lọc các giá trị để loại bỏ hay kế thừa luôn được ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm.

 Hai là, phát triển văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm gốc.

Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách từng bước phục vụ quá trình phát triển doanh nghiệp. Điều này được ban lãnh đạo công ty quan niệm với các nội dung cơ bản như sau:

1- Xây dựng hệ thống tuyển dụng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nhân viên đầu vào;

2- Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu phát

triển của cơng ty để nó trở thành nhận thức chung của mọi thành viên công ty, nhắc nhở các thành viên ln làm việc có hiệu quả, phấn đấu hết mình vì tương lai phát triển của cơng ty

3- Bộ máy quản lý của công ty phải chú trọng tới việc hoà nhập mọi thành viên, quán triệt tư tưởng của họ đối với vị trí và mục tiêu của doanh nghiệp.Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra mơi trường làm việc lành mạnh, địan kết, an toàn và hiện đại nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả cơng việc vì mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp.

4- Ngày càng hồn thiện các chính sách khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ hợp lý, công minh nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khích lệ tinh thần, tạo cơ hội thăng tiến cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong công ty.

 Ba là, phát triển văn hóa doanh nghiệp có tính cạnh tranh.

Trong thời kỳ tồn cầu hóa như hiện nay, giao lưu hàng hóa trên phạm vi tồn cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO đã trở thành thông lệ quốc tế chất lượng khơng cịn tạo lợi thế cạnh tranh mà dần trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường tồn cầu. Bởi vậy mà các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu quả của các cơng ty trên thế giới. Tuy vậy mỗi doanh nghiệp đều có những nét dị biết khác nhau về nhân lực, cơ cấu tổ chức, quan điểm, mục tiêu, tiềm lực tài chính, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh,… không thể xây dựng trên những khuôn mẫu nhất định để giống như văn hố ở cơng ty A hay cơng ty B dù đó là những cơng ty rất thành cơng. Văn hóa cạnh tranh phải là một văn hóa đặc sắc phù hợp nhất với cơng ty trong điều kiện mơi trường hiện tại. Vì vậy Jworld Vina khơng ngừng học hỏi và chắt lọc các giá trị văn hóa tốt đẹp từ mơi trường bên ngoài cùng với những nét riêng nét đặc biệt riêng của mình, từ đó tạo cho cơng ty một văn hóa riêng, giúp phân biệt với các tổ chức kinh tế khác.

 Bốn là, phát triển văn hóa doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng

Khách hàng được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới doanh nghiệp, khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì suy cho cùng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy để tồn tại và phát triển địi hỏi cơng ty cần phải thay đổi sao cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng. Điều này được ban lãnh đạo công ty quan niệm với các nội dung cơ bản như sau:

1- Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao;

2- Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng;

3- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với mơi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

 Năm là, phát triển văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính trách nhiệm xã hội, và đạo đức kinh doanh.

Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý. Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ khơng những khơng giảm đi mà cịn tăng thêm. Đảm bảo tính trách nhiệm xã hội, và đạo đức kinh doanh giúp nâng cao giá trị thương thiệu, uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác kinh doanh, thu hút nguồn lao động giỏi đến với cơng ty, từ đó tạo ra những lợi ích thiết thực cho cơng ty như: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính trách nhiệm xã hội, và đạo đức kinh doanh Jworld Vina quan niệm: Văn hóa doanh nghiệp bền vững phải là phương tiện cho hoạt động của cơng ty với quan điểm giải quyết khó khăn của xã hội, góp phần tạo ra cuộc sống no đủ và nâng cao chất lượng cuộc sống.  Sáu là, phát triển văn hóa doanh nghiệp đảm bảo gìn giữ giá trị truyền thống.

Trong thời kỳ tồn cầu hóa khi mà chất lượng khơng cịn tạo lợi thế cạnh tranh mà trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường tồn cầu, thay vào đó các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trở thành một thứ vũ khí cạnh tranh mới của các cơng ty trên phạm vi thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng với Jworld Vina khi công ty ln thể hiện hồi bão được vươn xa thế giới, cạnh tranh với các cơng ty lớn trên thị trường nước ngồi thì yếu tố văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc dân tộc sẽ là một lợi

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH JWORLD VINA (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)