Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 37 - 85)

6. Kết cấu đề tài

1.3 YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

1.3.2 Yếu tố khách quan

1.3.2.1 Mơi trường chính trị, luật pháp

Mơi trường chính trị đóng vai trị quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các cá nhân hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi cơng,…có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thơng hàng hố đình trệ,…). Và như vậy, những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hồn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

Một trong những bộ phận của mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các có quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng mơi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

1.3.2.2 Mơi trường kinh tế

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia ln có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định trong điều hành chính sách tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới quản lý chất lượng

tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

Môi trường cạnh tranh: Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quản lý chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện tăng cường quản lý chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có nới nỏng, hạ thấp những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm khả năng quản lý chất lượng tín dụng.

1.3.2.3 Mơi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lịng tin. Nó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Đạo đức xã hội ảnh hưởng tới quản lý chất lượng tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm quản lý chất lượng tín dụng. Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảm khả năng quản lý chất lượng tín dụng.

1.3.2.4 Mơi trường cơng nghệ

Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lượng cơng tác hoạch định chính sách, cơng tác tổ chức quản lý Ngân hàng, cơng tác nhân sự, quản lý q trình cho vay, cơng tác thơng tin, kiểm sốt nội bộ, cần chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho q trình quản lý hoạt động tín dụng. Trang thiết bị, hệ thống phần mềm đầy đủ hiện đại phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mơ hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho Ngân hàng:

Thứ nhất: Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ phục vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ... ) với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận được.

Thứ hai: Giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng thương mại kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực

tế nhằm thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời hạ tầng công nghệ hiện đại, thông minh sẽ phân cấp thẩm quyền theo các cấp độ khác nhau để có thể chốt chặt các khâu trong q trình phê duyệt và cấp tín dụng, hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Có thể thấy, trang thiết bị cũng là một trong các nhân tố không thể thiếu được để không ngừng cải thiện khả năng quản lý chất lượng tín dụng.

Như vậy, tùy theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hồn thiện mơi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng tín dụng. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm được những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như của tồn bộ hoạt động NHTM nói chung.

Những cơ sở lý luận tổng qt trên đây giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và từ đó phân tích tình hình hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng cá nhân một cách sâu sắc. Trên cơ sở này kết hợp với việc quan sát thực tế và những số liệu thu thập được, chúng ta sẽ có một cái nhìn hồn chỉnh và một cách sâu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NAM

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam

2.1.1.1 Sự hình thành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nam được thành lập năm 1996 theo quyết định số 09/NHCT - QĐ ngày 17/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trong 21 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Chi nhánh đã vượt lên bao khó khăn thử thách và đóng góp khơng nhỏ vào thành tích của Ngân hàng Cơng thương. Từ chỗ dư nợ tín dụng chỉ 200 tỷ đồng, đến 31/12/2017 dư nợ tín dụng đạt gần 10.500 tỷ đồng, kết quả kinh doanh hòa vốn đến năm 2019 lợi nhuận đạt gần 150 tỷ đồng. Từ năm 2006 đến nay, đã 13 năm liền chi nhánh được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đời sống thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện.

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phịng ban của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Chi nhánh Hà Nam

Mơ hình tổ chức của chi nhánh bao gồm: Ban giám đốc và 13 phòng nghiệp vụ tương ứng với 03 khối. Khối kinh doanh gồm 02 Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp và Phòng Bán Lẻ. Khối dịch vụ gồm phịng Kế tốn Giao dịch và 07 Phòng Giao dịch. Khối hỗ trợ gồm phịng Tổ chức Hành Chính, phịng Tiền Tệ Kho Quỹ, bộ phận Tổng Hợp và phịng hỗ trợ tín dụng.

Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, hiện nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nam có 01 Trụ sở chính và 07 phòng Giao dịch được phân bổ trên khắp địa bàn Thành phố và các huyện, với hơn 110 cán bộ cơng nhân viên trong biên chế. Độ tuổi trung bình của cán bộ khoảng 36; trong đó

số lao động có trình độ từ đại học trở lên 100 lao động chiếm 91% tổng số lao động biên chế. Nguồn nhân lực khơng ngừng được bổ sung, trẻ hố qua các năm. Cán bộ trong chi nhánh đều là những cán bộ có trình độ, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao hồn tồn đáp ứng tốt u cầu cơng việc.

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam

Chỉ tiêu Đơn vị Giới tính Độ tuổi Trình độ Nam Nữ Dưới 30 30 - 40 Trên 40 TC, CĐ Đại học Sau đại học Số lượng Người 53 57 30 57 23 10 83 17 Tỷ trọng % 48,18 51,82 27,27 51,82 20,91 9,09 75,45 15,46

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Hà Nam năm 2019)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hà Nam

2.1.2 Đặc điểm địa phương

Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o - 110o kinh độ Đơng, phía Tây-Nam châu thổ sơng Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đơ. Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Chính vì thế, nó mở ra một tiềm năng lớn để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân kinh doanh ngành vận tải, du lịch.

Đá vơi, nguồn tài ngun khống sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Với tiềm năng khoáng sản , trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Và nó cũng là địn bẩy để các ngành liên quan như vận tải, thương mại của Hà Nam theo đó mà phát triển hơn, kéo theo một thị trường tiềm năng khách hàng vay kinh doanh.

Theo thống kê mới nhất, dân số của Hà Nam là 811.126 người, với mật độ dân số là 941 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,14 %/năm. Lực lượng lao động khoa học - kỹ thuật dồi dào với khoảng 11.900 người có trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học (chiếm 3% lực lượng lao động) gồm có: trên cử nhân 340 người, cử nhân 4.250 người, cao đẳng 7.240 người. Số lao động có trình độ trung cấp khoảng

13.000 người và sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 10.400 người. Số lao động đã được đào tạo nghề là 99,7 nghìn người, trong đó số người đã có chứng chỉ đào tạo nghề là 41,5 nghìn người (chiếm hơn 10% lao động). Hàng năm dân số Hà Nam tăng thêm khoảng 8 - 9 nghìn người, tạo thêm nguồn lao động dồi dào, bổ sung cho nền kinh tế quốc dân. Có thể thấy, dân số Hà Nam có kết cấu dân số trẻ, năng động. Đây là tập khách hàng mà ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động cho vay cá nhân đang cố gắng khai thác hết tiềm năng. Bởi lẽ, theo sự phát triển của kinh tế, nhu cầu của giới trẻ ngày càng tăng, từ đó dễ phát triển hướng cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân. Hơn nữa, cho vay tiêu dùng cho người dân khơng chỉ kích thích dịng tiền lưu chuyển nhanh hơn mà cịn kích nhu cầu mua sắm, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước, giảm thiểu tồn kho, đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm cho lao động hiện nay.

Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ là những yếu tố khả quan để ngân hàng phát triển mảng cho vay khách hàng cá nhân

2.1.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -Chi nhánh Hà Nam

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019. Để giữ ổn định nguồn vốn huy động và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao, VietinBank Hà Nam đã luôn triển khai đồng bộ và áp dụng nhiều giải pháp trong công tác huy động vốn như: triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiền gửi mới, luôn quan tâm đến cơng tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Chi nhánh đã chủ động xem xét áp dụng mức lãi suất huy động phù hợp, áp dụng cơ chế chủ động với từng đối tượng khách hàng để cạnh tranh về lãi suất với các NHTM trên địa bàn, ngồi mục đích tăng trưởng nguồn vốn, giữ khách hàng hiện hữu, nhưng phải mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối ưu cho chi nhánh. Từ Ban lãnh đạo cho đến cán bộ nhân viên chi nhánh Hà Nam luôn

hướng đến tác phong giao dịch văn hóa Vietinbank để phục vụ khách hàng tốt nhất. Kết quả nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng ổn định và giữ vững thị phần trên địa bàn. Kết quả về quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2 Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hà Nam năm 2017 – 2019

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1. Tiền gửi KHDN Lớn 237 6,2 200 4,2 276 4.8 347 5.1 2. Tiền gửi KH DNNVV 751 19,6 967 20,3 1.269 22.1 1.657 24.3 3. Tiền gửi dân

cư 2.843 74,1 3.890 75,5 4.198 73.1 4816 73.1

Tổng cộng 3.831 100 4.762 100 5.743 100 6.820 100

(Nguồn số liệu báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Hà Nam năm 2016 -2019)

Qua số liệu trên, có thể thấy trong những năm gần đây, tổng số vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2016 vốn huy động là 3.831 tỷ đồng, năm 2017 vốn huy động là 4.762 tỷ đồng, tăng trưởng 24.3%, năm 2018 nguồn vốn huy động đạt 5.743 tỷ đồng tăng 20.6% so với năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2016- 2019 đều có sự giảm nhẹ. Điều này là do những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều ngân hàng, tổ chức huy động vốn hoạt động. Các ngân hàng và tổ chức tài chính có nhiều chiến lược cũng như chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn, chính vì thế thị phần huy động của VietinBank có sự giảm nhẹ trong các năm. Về cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 37 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)