Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển chƣơng trình XTTM cho sản phẩm tủ lanh của công ty CP ION trên thị trƣờng hà nội (Trang 51 - 52)

2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà nộ

2.2. Đối với nhà nước

* Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thơng

Muốn có hiệu quả trong dài hạn thì trước hết phải đầu tư vào hạ tầng giao thông. Các tuyến đường ở Hà Nội đều đang xây dựng hệ thống đường sắt trên không gây cản trở giao thông rất nhiều, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh tắc đường dài, những chiếc xe buýt không di chuyển được trong khi hành khách đứng đợi ở bến hàng giờ đồng hồ. Để cho phương tiện giao thơng cơng cộng có thể phát triển nhất thì nhà nước nên mở thêm làn đường dành riêng cho xe buýt, đặc biệt là trên các tuyến có nhiều xe buýt đi

qua, đường đủ điều kiện về bề rộng để mở làn đường riêng. Đối với làn đường dành riêng cho xe buýt, cần khai thác tối đa, hiệu quả làn đường dành riêng hiện có như: cấm, hạn chế phương tiện cá nhân đi vào làn đường dành riêng, nâng cao chất lượng mặt đường, bảo đảm êm thuận; lắp đặt thêm hệ thống biển báo, tín hiệu ưu tiên cho xe bt trên đoạn tuyến (Nguyễn Trãi - Hà Đơng)

Cần có cơ cấu đầu tư thích hợp vào các điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng đỗ dọc tuyến nhằm đảm bảo an tồn cho xe bt dừng đỗ, ra vào đón trả khách thuận tiện và đảm bảo an ninh trật tự trên xe, trên tuyến cho hoạt động của xe buýt. Điểm đầu cuối phải được thiết kế sao cho đảm bảo về mỹ quan đô thị, đảm bảo khả năng thông qua của xe buýt, đảm bảo quay trở đầu xe dễ dàng và có thể kết nối với các phương thức vận tải khác. Khi bố trí các điểm đầu cuối nên lựa chọn nơi có lưu lượng hành khách tập trung cao nhất, gần các nhà ga, bến cảng, cảng hàng không, sân bay để hành khách dễ dàng trong việc tiếp chuyển, nối chuyến. Tuy nhiên, để nâng cao tính thuận tiện, tiện nghi, an toàn cho hành khách tại các điểm trung chuyển xe buýt, cần phát triển tiếp và mở rộng thêm các trạm trung chuyển về số lượng, quy mơ và diện tích; đảm bảo sự kết nối giữa các tuyến buýt, đặc biệt giữa các tuyến buýt với các tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng và sắp được đưa vào khai thác; bổ sung thêm thông tin tại các trạm trung chuyển bằng hệ thống các đèn Led hoặc bố trí nhân viên hướng dẫn trực tiếp tại các điểm trung chuyển nhằm thông tin cho hành khách một cách tập trung nhất đối với dịch vụ về các tuyến buýt của Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển chƣơng trình XTTM cho sản phẩm tủ lanh của công ty CP ION trên thị trƣờng hà nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)