Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại trung tâm khai thác bến xe hà nội, chi nhánh tổng công ty vận tải hà nội (Trang 35 - 39)

Tại bến xe Yên Nghĩa, nhân viên bán vé chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nhân viên tại đây.

Bảng 3.4: Số nhân viên bán vé tại bến xe Yên Nghĩa trong 3 năm 2013-2015

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Người % Người % Người % 2014/2013 2015/2014

NV bán vé 60 30,00 64 32,32 83 33,88 106,67 129,68

Tổng NV 180 100 198 100 245 100 110,00 123,37

Nguồn: Phịng Hành chính- Nhân sự

Nhận xét: Nhân viên bán vé chiếm số lượng khoảng 1/3 trên tổng số nhân viên tại bến xe. Đây là lực lượng lao động chủ chốt, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đối với nhân viên bán vé là vô cùng cần thiết.

Số lượng nhân viên bán vé tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014, tỷ lệ nhân viên bán vé tăng 106,67% so với năm 2013. Năm 2015 tăng mạnh lên tới 129,68% so với năm 2014. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng nhân viên bán vé tại bến xe tăng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng đến đây tăng lên, đòi hỏi hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bến xe.

3.3.1. Phân tích năng suất lao động

Lực lượng lao động tại bến xe Yên Nghĩa trong vài năm gần đây đều có xu hướng tăng lên và các cán bộ nhân viên cũng tăng theo các năm. Cùng với đó là chế độ đãi ngộ, đào tạo hợp lý, giúp cán bộ nhân viên hồn thiện và có cơ hội thăng tiến. Đây là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động , nâng cao chất lượng phục vụ, lợi nhuận tăng lên, tạo điều kiện cho bến xe phát triển. Tuy nhiên, số lượng nhân viên bán vé tại đây thường xuyên nghỉ việc, thời gian gắn bó với trung tâm khơng lâu. Chi phí đào tạo và tuyển dụng lực lượng mới vì thế mà tăng lên, làm giảm bớt lợi nhuận của trung tâm, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả sử dụng lao động, do lực lượng nhân viên bán vé thường xuyên thay đổi. Họ khơng có kinh nghiệm làm việc lâu dài, vì thế hiệu quả lao động cũng khơng cao. Năng suất lao động chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bảng 3.5: Hiệu quả sử dụng lao động trong 3 năm 2013-2015STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 1 DT thuần (1.000đ) 13.527.000 17.404.000 19.168.000 128,66% 110,13% 2 Số LĐ (người) 180 198 245 110,00% 123,37% 3 NSLĐ (1.000đ) 75.150 87.899 78.237 116,96% 89,00% Nguồn: Phịng hành chính - nhân sự

Nhận xét: Hiệu quả sử dụng lao động trong năm 2015 giảm so với năm 2014. Cụ thể từ năm 2014, năng suất lao động đạt 116,96% so với năm 2013, thế nhưng năm 2015 lại chỉ đạt 89,00% so với năm 2014, mặc dù năng suất đó cao hơn năm 2013, nhưng con số chênh lệch chưa nói lên hiệu quả sử dụng tốt lao động của bến xe. Năm 2015 cả về doanh thu và năng suất lao động đều giảm so với năm 2014 nhưng tỷ lệ người lao động lại tăng lên. Cụ thể doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 110,13% nhưng doanh thu năm 2014 so với 2013 lại lên tới 128,66% trong khi đó tỷ lệ người lao động năm 2015/2014 lên tới 123,37%, còn năm 2014/2013 chỉ có 110%. Điều này cho thấy, lao động tại đây tăng nhưng không đem lại được lợi nhuận kinh tế cho bến xe, chưa đáp ứng và hoàn thành sứ mạng, mục tiêu mà trung tâm đã đặt ra. Phải chăng do đây là bến xe chịu sự quản lý của nhà nước nên lãnh đạo còn hời hợt với việc quản lý lao động làm việc tại bến xe của mình.

3.3.2. Phân tích sức sinh lời bình quân.

Bảng 3.6: Sức sinh lời bình quân của một lao động trong 3 năm 2013-2015

2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/1014 LN trước thuế (1000đ) 1.987.000 1.883.000 2.567.000 94,76% 136,32% Tổng số LĐ 180 198 245 110,00% 123,37% Sức sinh lời (1000đ/người) 11.038,89 9.510,10 10.477.55 86,15% 110,17% Nguồn: Phịng Hành chính-Nhân sự

Nhận xét: Như đã nói ở trên: tổng số lao động qua các năm tại bến xe Yên Nghĩa đều tăng. Nhìn vào bảng trên, thoạt nhìn ta thấy lợi nhuận tăng, thế nhưng nhìn xuống dưới thì sức sinh lời thì lại giảm. Năm 2014 giảm 13,85% so với năm 2013. Thậm chí

năm 2015 có tăng 110.17% so với 2014 nhưng con số đó cịn thấp hơn so với 2013, trong khi số người lao động năm 2015 lại tăng khá nhiều so với 2013. Điều này cho thấy việc sử dụng lao động tại đây chưa hợp lý. Nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản, do đó chưa đem lại nguồn thu nhập tối đa cho bến xe, không đáp ứng được mục tiêu mà trung tâm đã đặt ra.

3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương.

Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và hiệu suất trong 3 năm 2013-2015

Đơn vị: 1.000.000đ 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 1 DT 13.527 17.404 19.168 128,66% 110.13% 2 LN 1.987 1.883 2.567 94,77% 136,32% 3 Tổng quỹ lương 1.130 1.202 1.490 106,37% 123,96% 4 Hiệu quả sử dụng chi

phí tiền lương (1:3)

11,97 14,48 12,86 120,96% 88,81%

5 Hiệu suất tiền lương (2:3)

1,76 1,57 1,72 89,20% 109,55%

Nguồn: Phịng Hành chính-Nhân sự

Nhận xét: Theo bảng trên ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng, đặc biệt năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 lên đến 128,66%. Tổng quỹ lương cũng tăng qua các năm nhưng khơng vì thế mà hiệu quả sử dụng chí phí tiền lương tăng. Cụ thể, năm 2014 hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương tăng 120,96% so với năm 2013 nhưng tới năm 2015 thì con số đó lại giảm xuống chỉ cịn 88,81% so với năm 2014. Điều này cho thấy mức doanh thu đạt được trên một đồng thiền lương bỏ ra chưa thực sự đạt hiệu quả, địi hỏi bến xe phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bến xe Yên Nghĩa.

3.3.4. Phân tích hiệu suất tiền lương.

Từ bảng 3.8, ta thấy lợi nhuận mà bến xe Yên Nghĩa đạt được không ổn định. Năm 2014, lợi nhuận tại bến xe giảm còn 94,77% so với năm 2013. Đến năm 2015 thì có cải thiện hơn khi tăng 136,32% so với năm 2014, nhưng cũng không đáng kể so với lợi nhuận mà năm 2013 đạt được. Trong 3 năm, hiệu suất tiền lương năm 2013 đạt con số cao nhất là 1,76. Mặc dù hiệu suất tiền lương năm 2015 tăng 109,55% so với năm

2014 nhưng vẫn thấp hơn năm 2013 khi chỉ ở con số 1,72. Điều này chứng tỏ, tiền lương mà bến xe đã bỏ ra chưa đem lại được lợi nhuận cho bến xe

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại trung tâm khai thác bến xe hà nội, chi nhánh tổng công ty vận tải hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)