Khái quát thực trạng quản trị nhân lực và ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tuyển dụng tại công ty cổ phần thƣơng mại và phát triển kỹ thuật cao vihoth (Trang 34 - 39)

1.6 .Phương pháp nghiên cứu

1.6.2 .Phương pháp cụ thể

3.2. Khái quát thực trạng quản trị nhân lực và ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng

chất lượng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần thương mại và phát triển kỹ thuật cao ViHoth.

3.2.1. Khái quát bộ máy quản trị nhân lực

Bộ phận Hành chính - Nhân sự gồm các nhân viên phụ trách các mảng Hành chính, Tuyển dụng, Đào tạo, Đánh giá, An tồn lao động, Tiền lương-bảo hiểm.

Bảng 3.5. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị nhân lực Công ty

(Đơn vị: Người) Chỉ tiêu 2015 2016 So sánh 2016/2015 Số lượng 12 14 2 Giới tính Nam 2 2 0 Nữ 10 12 2 Trình độ Đại học và sau đại học 12 14 2 Cao đẳng 0 0 0 Thâm niên ≤ 3 năm 9 10 1 > 3 năm 3 4 1

Từ bảng 2.1 ta nhận thấy rằng nhân lực thực hiện cơng tác quản trị nhân lực của cơng ty khơng có sự biến động nhiều về mặt số và chất lượng. Cụ thể là từ 12 người năm 2015 đến 2016 tăng lên thành 14 người.

Chức năng nhiệm vụ của phịng hành chính- nhân sự.

- Quản lý tồn bộ các thơng tin liên quan đến cá nhân của từng nhân sự trong công ty: tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ chỗ ở, quê quán, nghề nghiệp, chức vụ, số chứng minh thư nhân dân, mã số thuế thu nhập cá nhân, Số sổ bảo hiêm xã hội, ngày vào công ty, ngày nghỉ ( thôi việc), điện thoại liên hệ…

- Thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, phân công công việc + Mọi yêu cầu, đề xuất, đề nghị liên quan đến điều chỉnh, thay đổi nhân sự hay phân công công việc cần được gửi đến giám đốc bộ phận, Tổng Giám Đốc trước 1 tháng.

+ giám đốc Bộ phận, Tổng giám đốc sẽ có tối đa 1 tháng để giải quyết.

- Tiến hành tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, chấm công-trả lương.Thực hiện công tác tổ chức nhân lực.

+Các hoạt động về chính sách và trả cơng.

+ An tồn lao động, vệ sinh lao động, đời sống người lao động. +Tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

+ Văn thư, lưu trữ.

+ Lễ tân, tổng hợp thơng tin và các văn phịng khác. +Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân viên phù hợp với trình độ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu công việc. Lập các báo cáo thống kê lao động, tiền lương và công tác quản lý nhân sự;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển khai thực hiện kế hoạch;

- Thường trực công tác thi đua khen thưởng, công tác Đảng và cơng đồn của cơ quan. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công;

- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân viên phù hợp với trình độ, năng lực để đáp ứng được u cầu cơng việc của các phịng ban.

Bộ máy tổ chức của phịng hành chính- nhân sự.

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức Phịng Hành chính –Nhân sự Cơng ty cổ phần thương mại và phát triển kĩ thuật cao Vihoth

Nhiệm vụ của các cá nhân thực hiện công tác quản trị nhân lực của Cơng ty

Trưởng phịng: Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định

kỳ, xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên cơng ty. Tổ chức và thực hiện cơng tác hành chính theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban giám đốc. Tham mưu đề xuất cho Ban giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức - Hành chính.

Chuyên viên tuyển dụng: Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp

ứng yêu cầu nhân lực của các bộ phận. Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ, thi và phỏng vấn, và thương lượng với ứng viên.

Chuyên viên đào tạo và đánh giá: Lập và triển khai các kế hoạch đào tạo cho cán

bộ công nhân viên nhằm nâng cao kiến thức hiểu biết & kỹ năng trong công việc. Theo dõi và đánh giá chất lượng của các chương trình đào tạo đã thực hiện. Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các chương trình, các sự kiện đào tạo. Hướng dẫn và đào tạo nội quy, quy định cho cán bộ công nhân viên mới.

Chuyên viên tiền lương và bảo hiểm: Tính lương và các chế độ chính sách phúc

lợi có liên quan, làm quyết định lương, thưởng và các báo cáo có liên quan. Thực hiện trích nộp và đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, chữa bệnh,.. Trưởng phòng Chuyên viên tuyển dụng Chuyên viên đào tạo và đánh giá Chuyên viên tiền lương, bảo hiểm Chuyên viên chính sách Chun viên an tồn lao động

3.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tuyển dụng nhân lực

Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất của mọi tổ chức, là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp. Công tác tuyển dụng nhân sự là khâu đầu tiên cơ bản của q trình tổ chức lao động, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơng tác khác nên trong một doanh nghiệp công tác tuyển dụng luôn được chú trọng. Mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình tuyển dụng nhân sự theo một quy trình riêng tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.

3.2.2.1. Nguồn tuyển dụng (Thị trường lao động)

Thị trường lao động trong TP Hà Nội dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, đa số NLĐ qua đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có trình độ chun mơn, kỹ năng tốt theo từng ngành, nghề. Vì vậy, cơng ty cổ phần thương mại và phát triển kỹ thuật cao ViHoth ln quan tâm, chú trọng trong cơng tác tìm kiếm, thu hút và đãi ngộ nhân tài để có thể tuyển dụng được nhân lực có trình độ, tay nghề cao phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty.3.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động trong lĩnh vực tương tự, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty côt phần thương mại và phát triển kỹ thuật cao ViHoth là Công ty Cổ Phần Phát triển Kỹ thuật và Thương mại Tân Đức, Công Ty TNHH Công Nghệ Cad/Cam Việt Nam, công ty tư vấn và kinh doanh Vietbay…

3.2.2.3. Chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Trong năm 2017 và những năm tiếp theo, công ty đang tiến hành kế hoạch mở rộng quy mô cũng như mở rộng lĩnh vực hoạt động nên việc phát triển thêm nguồn nhân lực là yếu tố tất yếu. Để đáp ứng u cầu phát triển cơng ty song song với nó chính là chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

3.2.2.4. Năng lực tổ chức và hoạt động của bộ phận tuyển dụng.

Năng lực tổ chức và hoạt động của bộ phận tuyển dụng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Bởi lẽ năng lực tổ chức và hoạt động của bộ phận tuyển dụng là cơ sở cho việc kiểm sốt chất lượng đầu vào, từ đó quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực trong công ty. Công việc của bộ phận tuyển dụng là :

- Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các bộ phận về yêu cầu tuyển dụng nhân viên cũng như các hoạt động cơng chúng nhằm nâng cao hình ảnh của cơng ty.

- Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ, thi và phỏng vấn, khám sức khoẻ và thương lượng với ứng viên.

- Tìm cách tốt nhất để nâng cao các hoạt động tuyển dụng như giới thiệu tại trường Đại học, Cao đẳng hoặc tham gia hội chợ việc làm và đăng quảng cáo trên báo, trên Internet .......

- Hướng dẫn đào tạo cấp dưới về hệ thống nhân sự.

- Giữ liên lạc thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan chức năng cho hoạt động tuyển dụng.

- Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mọi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cơng việc của bộ phận.

3.2.2.5. Khả năng tài chính của doanh nghiệp dành cho hoạt động tuyển dụng.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân lực nên hàng năm, Cơng ty đều có một khoản ngân sách hợp lý dành cho các hoạt động quản trị nhân lực như chi phí giới thiệu ứng viên, các chi phí đào tạo bên trong lẫn bên ngồi, và đặc biệt là các chi phí đãi ngộ tài chính, các sự kiện văn hóa trong công ty… Khoản ngân sách này chiếm 10% doanh thu của từng năm, chính vì vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực trong công ty. Nguồn ngân sách này tăng dần lên qua các năm do vậy hoạt động quản trị nhân lực được chú trọng và tạo ra được sự ổn định trong công ty.

3.2.2.6. Quan điểm của nhà quản trị.

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngồi trình độ chun mơn phải có tầm nhìn xa, trơng rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu khơng khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc của mình. Ngồi ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành cơng.

Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất cơng vơ lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trị là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự

giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

Cũng giống như việc định hướng trong tuyển dụng nhân lực, nhà quản trị nên biết lúc nào là thời điểm thích hợp để tuyển dụng nhân lực cũng như số lượng ra sao, yêu cầu về chất lượng như thế nào để phù hợp với tình hình hiện tại của cơng ty. Nhà quản trị mang nghĩa là người lái con thuyền doanh nghiệp đến thành công.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tuyển dụng tại công ty cổ phần thƣơng mại và phát triển kỹ thuật cao vihoth (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)