của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B,C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
- Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng khơng khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân (một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.
- u cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:
+ Nhiệt độ phòng là bao nhiêu độ?
- HS lấy VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác
- HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:
+ Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Cịn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
* Thực hành đo nhiệt độ cơ thể người
- GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
- Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.