.Hoàn thiện phương thức bán mặt hàng máy tính

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng máy vi tính tại công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại CMC (Trang 50)

Lí do: Hiện tại, cơng ty chỉ có hai phương thức bán hàng chủ yếu là bán buôn

và bán lẻ. Điều này đã làm cho doanh thu của công ty bị giới hạn. Vì vậy, để có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hố và mở rộng mạng lưới kinh doanh, cơng ty TNHH sản xuất và thương maị CMC nên xây dựng thêm những phương thức bán hàng mới để có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn tiêu biểu như phương thức gửi bán đại lí.

Giải pháp: Cơng ty nên thực hiện phương thức gửi bán đại lí đối với các chi

nhánh, cửa hàng...của công ty để mở rộng địa bàn kinh doanh và ấn định một mức giá cho phù hợp đồng thời cho cơ sở đại lí hưởng một tỉ lệ hoa hồng nhất định tính vào chi phí bán hàng. Cơng ty có thể ấn định hoa hồng đại lí là 2%

Khi xuất hàng bán gửi đại lí, cơng ty sẽ xuất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cho bên nhận đại lí. Khi nhận được bản kê bán hàng hố của bên nhận đại lí, kế tốn xuất hố đơn GTGT và bên nhận đại lí sẽ xuất hóa đơn GTGT hoa hồng đại lí. Kế tốn hạch tốn như sau:

Khi xuất kho giao cho đại lí

Nợ TK 157: Trị giá thực tế xúât kho Có TK 156: Trị giá thực tế xúât kho

Khi nhận được bảng kê hàng hoá bán ra của đơn vị nhận đại lí kế tốn ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,112,131: Giá bán có thuế GTGT của hàng hố đã bán Có TK 511: Giá bán chưa thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Khi nhận được hoá đơn GTGT của hoa hồng của cơ sở đại lí, kế tốn hạch tốn như sau

Nợ TK 641: Hoa hồng đại lí

Nợ TK 133: Thuế GTGT hoa hồng đại lí Có TK 111,112: Số tiền phải trả

Đồng thời, kế toán xác định giá vốn của số hàng gửi bán đại lí đã xác định là tiêu thụ

Nợ TK 632: Trị giá thực tế của hàng gửi bán đại lí Có TK 157: Trị giá thực tế của hàng gửi bán đại lí

Khi cơng ty sử dụng thêm phương pháp gửi bán đại lí thì phải mở thêm sổ cho TK 157 để có thể theo dõi được tình hình nhập – xuất – tồn hàng hố của mình. Cơng ty có thể mở sổ chi tiết cho TK 157 tương ứng với từng đối tượng đại lí để tránh tình trạng nhầm lẫn, ngược lại nếu có ít cơ sở đại lí thì khơng cần thiết phải mở sổ chi tiết mà kế toán chỉ cần mở sổ cái cho TK 157.

3.2.4.Hồn thiện kế tốn dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Lí do: Hàng tồn kho cuối kì là một tất yếu ở các doanh nghiệp trong nền kinh

tế thị trường hiện nay. Khơng một cơng ty có thể đảm bảo được rằng lượng hàng mua vào sẽ tiêu thụ hết ngay và với giá có lãi hay hịa vốn. Vì vậy mà cuối mỗi niên độ kế tốn sẽ xuất hiện một lượng hàng tồn kho. Và đối với các doanh nghiệp thương mại thì việc dự trữ lượng hàng này sẽ làm cho họ bị thiệt hại vì các khoản giảm giá hàng tồn kho trên thị trường. Vậy để tránh được thiệt hại đó, các DN cần phải trích lập dự phịng. Tại cơng ty TNHH sản xuất và thương mại CMC, lượng hàng tồn kho cuối mỗi niên độ là khơng hề nhỏ. Vì vậy, lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết đối với công ty

Giải pháp: Dự phòng giảm giá được lập cho các loại hàng hóa mà giá bán trên

thị trường thấp hơn giá gốc ghi sổ kế tốn. Những loại hàng hóa này thuộc quyền sở hữu của DN có chứng cứ chứng minh hàng tồn kho. Mức dự phòng cần lập cho từng loại hàng tồn kho, được căn cứ vào từng loại hàng tồn kho thực tế và mức giảm giá của từng loại tồn kho thực tế và mức giảm giá của từng loại tại thời điểm cuối niên độ kế tốn ( khơng lấy phần tăng giá cả mặt hàng này bù cho phần giảm giá của mặt hàng kia). Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng

Mức dự phòng giảm giá cần lập cho hàng

tồn kho i

=

Số lượng hàng tồn kho i giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm sau x

Mức giảm giá của hàng tồn kho i Trong đó:

Mức giảm giá của hàng tồn kho i =

Giá gốc ghi sổ kế toán của

hàng tồn kho i -

Giá thực tế trên thị trường của hàng

tồn kho i

Cơng ty có thể lập bảng tính trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho cho những mặt hàng cần lập dự phòng giảm giá theo mẫu:

Mẫu bảng tính dự phịng giảm giá hàng tồn kho STT Mặt hàng Mã Đơn giá hàng tồn Giá thị trường Số dự phòng năm cũ còn lại Số dự phòng cần lập cho niên độ tới Số phải trích lập thêm Số được hồn nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng

Để hạch tốn khoản dự phịng này, cơng ty phải mở bổ sung tài khoản 2294- Dự phịng giảm giá hàng tồn kho (Theo thơng tư 200) vào hệ thống tài khoản của mình. Phương pháp hạch tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Cuối niên độ kế tốn, phản ánh số dự phịng đã xác định cho các mặt hàng máy tính cần lập dự phịng:

Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán

Có TK 2294: Trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho (chi tiết) Cuối niên độ kế toán tiếp theo:

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kì kế tốn năm nay lớn hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kì kế tốn năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi:

Nợ TK 632 Có TK 2294

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kì kế tốn năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kì kế tốn năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hồn nhập ghi:

Nợ TK 2294 Có TK 632

3.2.5.Hồn thiện kế tốn trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi

hạn nhưng cũng có nhiều khách hàng quá hạn. Mặc dù vậy, hiện tại công ty vẫn chưa lập các khoản nợ phải thu khó địi, điều này gây ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn trong công ty khiến cho công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Lập dự phòng nợ phải thu khó địi sẽ giúp cơng ty hoạt động ổn định và có các biện pháp xử lí kịp thời đối với những khoản nợ bị chiếm dụng.

Nội dung: Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra để tiến hành lập dự

phịng cho từng khoản nợ phải thu khó địi kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó địi trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu q hạn thanh tốn, mức trích lập như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh tốn nhưng cơng ty đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án...thì cơng ty dự kiến mức độ tổn thất khơng thu hồi được để trích lập dự phịng.

- Sau khi lập dự phịng cho từng khoản nợ phải thu khó địi, kế tốn tổng hợp tồn bộ khoản dự phịng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch tốn vào chi phí quản lí doanh nghiệp.

- Các khoản dự phịng phải thu khó địi được theo dõi trên TK 229 “Dự phịng tổn thất tài sản”, chi tiết TK 2293 “Dự phịng phải thu khó địi” theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản phải thu khó địi mà doanh nghiệp đã lập dự phịng

Cách hạch tốn dự phịng phải thu khó địi:

- Căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là khơng chắc chắn thu được kế tốn ghi:

Nợ TK 642 : Số dự phịng phải thu khó địi cần trích lập Có TK 2293: Số dự phịng phải thu khó địi cần trích lập

- Nếu số dự phịng phải trích lập cao hơn số dự phịng nợ phải thu khó địi thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lí doanh nghiệp phần chênh lệch:

Nợ TK 642: Số dự phịng cần trích lập thêm Có TK 2293: Số dự phịng cần trích lập thêm

- Nếu số dự phịng phải trích lập thấp hơn số dự phịng nợ phải thu khó địi thì doanh nghiệp phải hồn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp:

Nợ TK 2293: Số dự phịng cần hồn nhập Có TK 642: Số dự phịng cần hoàn nhập

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

Trên cơ sở kết luận giữa lí luận và thực tế về cơng tác kế tốn bán mặt hàng máy tính tại cơng ty TNHH sản xuất và thương mại CMC, em xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơng tác kế tốn bán hàng nói chung cũng như kế tốn bán máy tính nói riêng tại cơng ty. Để thực hiện được những giải pháp này thì cần có sự giúp đỡ từ nhiều phía khác nhau như Nhà nước, cơng ty và các bên có liên quan để có thể áp dụng những giải pháp này vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty

- Về phía nhà nước

Để nâng cao hiệu quả của cơng tác kế tốn bán hàng, nếu chỉ có nỗ lực riêng của bản thân cơng ty thì chưa đủ mà cần phải có cả sự hỗ trợ từ Nhà nước. Cơng ty có thể kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền một số ý kiến như đề nghị nhà nước đưa ra được những chính xác mới để có thể ổn định nền tế vĩ mô. Bởi lẽ, đối với mỗi doanh nghiệp thì đây chính là nơi mà họ có thể tìm kiếm được những cơ hội kinh doanh mang đến những khoản lợi nhuận đáng kể nhưng cùng với đó là những mối đe doạ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sẽ khiến cho DN bị thiệt hại nặng nề thậm chí lâm vào bờ vực phá sản. Do đó, nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật ban hành mà đặc biệt là các thông tư, nghị định có liên quan đến chế độ, chuẩn mực kế tốn cần phải hợp lí hơn để tạo thành một hành lang pháp lí vững chắc cho các DN thực hiện. Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên đưa ra những chính sách kinh tế mới để tạo điều kiện giúp cho các DN có thể phát triển, mở rộng

- Đối với cơng ty

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kĩ thuật, nền kinh tế thị trường của nước ta cũng phát triển theo và đã đặt lên vai các doanh nghiệp những trọng trách vơ cùng nặng nề. Đó là làm sao cho DN mình ln ln được phát triển để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của tồn nền kinh tế, khơng để xảy ra tình trạng tụt hậu, trì trệ,kém phát trỉên. Đứng trên góc độ của một DN đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, công ty TNHH sản xuất và thương mại CMC luôn phấn đấu phát triển cả về chiều dọc và chiều sâu, cả về chất và lượng. Chính vì vậy, bên cạnh việc duy trì và phát triển các thế mạnh và ưu đỉêm của mình thì cơng ty cần có những biện pháp thiết thực để khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại mà cụ thể ở cơng tác kế tốn bán hàng. Công ty cần phải thực hiện tốt những chiến lược kinh doanh của mình để từng bứơc nâng cao được uy tín của mình trên thị trường trong và ngồi nước. Mà trước hết là việc tổ chức một bộ máy kế toán chặt chẽ và đảm bảo tính độc lập của từng bộ phận hơn. Công ty phải thường xuyên cử các kế tốn viên đi học để nhanh chóng nắm bắt được các thơng tư, nghị định mới do Bộ Tài chính ban hành để đảm bảo hạch tốn kế tốn một cách chính xác. Bên cạnh đó, cơng ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn nữa các chuẩn mực và chế độ kế toán ( theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006) để đảm bảo hoạt động của công ty luôn đúng với những qui định của pháp luật.

- Đối với các bên có liên quan

Các ngân hàng, các tổ chức trung gian tài chính.. cũng cần phải tạo điều kiện cho các cơng ty vay vốn để có thể nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh từ đó giúp các cơng ty có thể mở rộng được mạng lưới kinh doanh từ đó có thể phục vụ tốt hơn vhu cầu của thị trường nói chung và người tiêu dùng nói riêng

KẾT LUẬN

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay, vấn đề tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Nếu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp thì tiêu thụ hàng hóa chính là phương thức trực tiếp để đạt được mục tiêu đó. Thực hiện cơng tác kế tốn tiêu thụ hàng hóa có vai trị quan trọng trong việc điều hành quản lí của cơng ty nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Hơn nữa, cùng với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội, khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì cơng ty TNHH sản xuất và thương mại CMC ngày càng phải đổi mới, tăng nhanh tốc độ phát triển. Bài khóa luận này là kết quả thực tập của em tại công ty, giúp em củng cố những kiến thức đã được trang bị ở trường cũng như bổ sung thêm những kiến thức thực tế về chun ngành kế tốn để em có thể tự tin hơn trong cơng tác thực tế sau này.

Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại CMC, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị trong phịng kế tốn và cơ giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Thu Thủy, em đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao nghiệp vụ kế tốn mà em đã trình bày trong bài khóa luận này.

Vì kiến thức của em cịn nhiều hạn chế vì vậy mà bài khóa luận này vẫn chưa đề cập được hết những khía cạnh của cơng tác kế tốn bán mặt hàng máy vi tính tại cơng ty TNHH sản xuất và thương mại CMC. Bên cạnh đó, bài viết cũng khơng tránh khỏi những thiếu xót nên em mong muốn có thể nhận được sự quan tâm cũng như góp ý từ phía các thầy cơ giáo để bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng máy vi tính tại công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại CMC (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)