Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Thành Lâm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán hàng bếp ga tại công ty TNHH thƣơng mại thành lâm (Trang 49 - 57)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng kế toán bán hàng bếp ga tại Công ty TNHH Thương mại Thành Lâm

2.2.2. Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Thành Lâm

Thành Lâm

2.2.2.1. Chứng từ

- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền…. - Trình tự luân chuyển chứng từ

Khi khách hàng chấp nhận mua hàng, Nhân viên bán hàng của Công ty lập phiếu thu tiền sau đó thu tiền của khách hàng, viết hóa đơn giá trị gia tăng (Trong đó Liên 1 lưu tại phịng Kế tốn; Liên 2 giao cho khách hàng; Liên 3 giao cho bộ phận kho), viết phiếu xuất kho (Trong đó Liên 1 lưu tại phịng Kế tốn; Liên 2 giao cho khách hàng; Liên 3 lưu tại bộ phận kho).

Sau khi các cơng việc nêu trên hồn tất, Chứng từ được chuyển cho các bên liên quan.

2.2.2.2. Tài khoản sử dụng: TK111, TK112,TK 511,TK 331, TK 131, TK 333, TK338,TK 911,TK 632…

Cơng ty chỉ chấp nhận thanh toán bằng Đồng Việt Nam. Nên Công ty không mở tài khoản chi tiết Tài khoản 1112 - Ngoại tệ; Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ.

- Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng

Cơng ty chấp nhận thanh tốn bằng tài khoản ngân hàng, tuy nhiên chỉ chấp nhận thanh toán bằng Đồng Việt Nam. Dẫn đến không mở tài khoản chi tiết Tài khoản 1122 - Ngoại tệ; Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ.

- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng

Công ty mở chi tiết cho từng khách hàng mua bếp ga dưới hình thức trả góp. Cơng ty mở sổ theo dõi theo thời gian và họ tên của người mua trả góp.

- Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Công ty không mở tài khoản chi tiết tài khoản này. - Tài khoản 156 - Hàng hóa

Cơng ty mở 02 tài khoản chi tiết gồm: Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa; Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa.

- Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Công ty mở tài khoản chi tiết, gồm: Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp; Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt; Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp; Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân.

- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Công ty mở tài khoản chi tiết Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hố. Tuy nhiên khơng mở chi tiết cho từng loại bếp ga mà công ty đang kinh doanh.

- Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

Cơng ty có mở 03 tài khoản chi tiết, gồm: Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại; Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại; Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán.

- Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán

Không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm bếp ga Công ty đang kinh doanh.

2.2.2.3. Trình tự hạch tốn

- Cơng ty TNHH Thương mại Thành Lâm sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ kế tốn:

Ví dụ 1: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000745 ngày 07/01/2015 bán bếp ga Rinnai RN 2050 cho ông Nguyễn Văn Hưng trị giá 2.880.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. Biết rằng giá vốn bếp ga Rinnai RN 2050 là 2.350.000 đồng. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào phiếu thu tiền số 00023 (phụ lục 07), Hóa đơn bán hàng số 0000745, phiếu xuất kho số 00017, kế toán ghi:

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam (VND).

Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111: 2.880.000

Có TK 5111: 2.618.182 Có TK 3331: 261.818.

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa

Nợ TK 632: 2.350.000

Có TK 156: 2.350.000.

Ví dụ 2: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000818 ngày 10/01/2015 bán 30 bếp ga Rinnai RV 3560 cho Công ty cổ phần Thương Mại Đại Nam trị giá 213.000.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La. Biết rằng giá vốn bếp ga Rinnai RV 3560 là 185.800.000 đồng. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào phiếu thu tiền số 00058, Hóa đơn bán hàng số 0000818 (phụ lục 08), phiếu xuất kho số 00165, Giấy báo đã nhận được tiền vào tài khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, kế tốn ghi:

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam (VND).

Phản ánh doanh thu

Nợ TK 112: 213.000.000

Có TK 511: 193.636.364 Có TK 3331: 19.363.636.

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa

Nợ TK 632: 185.800.000

Ví dụ 3: Ngày 11/01/2015 Công ty bán được bếp ga với doanh số thu về bằng tiền mặt phải thu là 580.500.000 đồng, bằng tiền gửi ngân hàng là 120.650.000 đồng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%. Biết rằng giá vốn của các loại bếp ga bán trong ngày 10/01/2015 là 600.560.000 đồng. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhân viên bán hàng nộp về cho Công ty 579.280.000 đồng. Nhân viên thu tiền thiếu 1.220.000 đồng so với hóa đơn xuất và phiếu thu tiền. Căn cứ vào các phiếu thu tiền, các hóa đơn bán hàng, các phiếu xuất kho, Giấy báo đã nhận được tiền vào tài khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, kế toán ghi:

Phản ánh doanh thu Nợ TK 111: 579.280.000 Nợ TK 112: 120.650.000 Nợ TK 1388: 1.220.000 Có TK 511: 637.409.091 Có TK 3331: 63.740.909.

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa

Nợ TK 632: 600.560.000

Có TK 156: 600.560.000.

Khi nhân viên bán hàng nộp lại số tiền thiếu

Nợ TK 111: 1.220.000

Có TK 1388: 1.220.000.

Ví dụ 4: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000786 ngày 08/01/2015 bán bếp ga Rinnai RN 4680 cho ơng Lị Văn Muôn trị giá 6.548.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh tốn theo phương thức trả góp bằng tiền mặt với lãi suất 12%/tháng của số tiền thiếu phải trả trong vịng 02 tháng. Khách hàng đã thanh tốn bằng tiền mặt số tiền 3.274.000 đồng. Biết rằng giá vốn bếp ga Rinnai RN 4680 là 5.050.000 đồng. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào phiếu thu tiền số 00012, Hóa đơn bán hàng số 0000786, phiếu xuất kho số 000085, kế toán ghi:

Khi bán hàng trả góp, kế tốn phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi :

Nợ TK 111: 3.274.000 Nợ TK 131: 3.274.000

Có TK 511: 2.976.364 Có TK 3331: 595.272 Có TK 3387: 2.967.364

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa

Nợ TK 632: 5.050.000

Có TK 156: 5.050.000.

Hàng kỳ, khi người mua trả nợ góp, kế tốn ghi:

Nợ TK 111: 2.029.880

Có TK 131: 2.029.880.

Đồng thời, ghi nhận phần lãi trả góp phân bổ cho kỳ đó: Nợ TK 3387: 392.880

Có TK 515: 392.880.

Ví dụ 5: Nhân dịp năm mới 2015, Cơng ty có tặng nhân viên bán hàng xuất sắc năm 2014 01 bếp ga âm Goldsun GS806GEA với giá vốn 1.670.000 đồng được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, đã xuất hóa đơn bán hàng số 00018 ngày 08/01/2015. Kế tốn ghi:

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam (VND).

Phản ánh doanh thu

Nợ TK 353: 1.670.000

Có TK 511: 1.670.000

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa

Nợ TK 632: 1.670.000 Có TK 156: 1.670.000.

Ví dụ 6: Ngày 10/01/2015, Bà Lê Thị Hương trả lại bếp ga âm 2 bếp Rinnai

RVB-212BG đã mua ngày 09/01/2015 do có lỗi sản xuất nên khơng sử dụng được. Giá trị bếp ga đã mua 2.990.000 đồng tại hóa đơn xuất số 00025. Cơng ty đã đổi bếp ga Rinnai RVC-218BG với giá 4.990.000 đồng cho bà. Bà Hương đã thanh toán thêm số tiền thiếu 2.000.000 đồng bằng hình thức trả tiền mặt. Giá vốn hàng bán của bếp ga Rinnai RVB-212BG là 2.500.000 đồng, bếp ga Rinnai RVC-218BG là

4.280.000 đồng. Căn cứ vào phiếu thu tiền, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, kế toán ghi:

Đối với bếp ga Rinnai RVB-212BG khi nhận được hàng trả lại Phản ánh doanh thu Nợ TK 511: 2.718.182 Nợ TK 331: 271.818 Có TK 111: 2.990.000. Phản ánh giá vốn hàng bán Nợ TK 156: 2.500.000 Có TK 632: 2.500.000.

Đối với bếp ga Rinnai RVC-218BG

Phản ánh doanh thu Nợ TK 111: 4.990.000

Có TK 5111: 4.536.364 Có TK 3331: 453.636.

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa

Nợ TK 632: 4.280.000

Có TK 156: 4.280.000

Ví dụ 7: Nhân dịp năm mới 2015, Cơng ty tặng cho người tiêu dùng đến thăm quan gian hàng của Công ty mỗi khách hàng 01 tạp dề với giá trị tạp dề 20.000 đồng/cái. Số lượng 200 cái Kế toán ghi:

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam (VND). Nợ TK 641: 4.000.000

Có TK 156: 4.000.0000.

Ví dụ 8: Nhân dịp năm mới 2015, Công ty tặng cho người tiêu dùng đến mua 01 bếp ga của Công ty 01 bộ nồi với giá trị bộ nồi nấu ăn 300.000 đồng/cái. Số lượng 50 cái Kế tốn ghi giá trị hàng khuyến mại:

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam (VND). Nợ TK 641: 15.000.000

Có TK 156: 15.000.0000.

Ví dụ 9: Nhân dịp năm mới 2015, Công ty nhận từ Công ty sản xuất bếp ga Rinnai số lượng 10 bộ bát để khuyến mại cho 10 khách hàng đầu tiên mua bếp ga

Rinnai. Đến hết chương trình khuyến mại vẫn cịn tồn 02 bộ bát. Giá trị mỗi bộ bát là 500.000 đồng. Kế toán ghi:

Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, Công ty phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).

Khi hết chương trình khuyến mại, nếu khơng phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam (VND). Nợ TK 156: 1.000.000

Có TK 711: 1.000.000. Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng hóa. Nợ TK 632: 1.000.000

Có TK 156: 1.000.000. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 711: 1.000.000

Có TK 911: 1.000.000.

2.2.2.4. Sổ sách kế tốn Cơng ty sử dụng

Công ty áp dụng phương pháp ghi sổ theo hình thức nhật ký chung.

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng thành công (Xuất được phiếu xuất kho, phiếu thu tiền và hóa đơn bán hàng cho được các đối tượng liên quan) thì nhân viên bán hàng vào sổ tổng hợp bán hàng ngày. Căn cứ vào chứng từ phiếu xuất kho và hóa đơn giá trị gia tăng kế toán vào sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ kiểm kê hàng, sổ cái mở cho từng tài khoản như 111, 112, 511, 138, 131....

CHƯƠNG 3:

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ HỒN THIỆN KẾ TỐN BÁN HÀNG BẾP GA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH LÂM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán hàng bếp ga tại công ty TNHH thƣơng mại thành lâm (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)