Thu nhập từ cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay trung , dài hạn tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thăng long (Trang 34 - 46)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 267.770 305.672 488.508 37.902 14,15 182.836 59,81 Thu nhập từ cho vay trung và dài hạn 53.554 61.133 107.344 7579 14,15 46.211 75,59 Tỷ lệ thu nhập 19 20,4 22,7 1,4 2,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kd các năm 2013-2015- Ngân hàn TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long)

Trong 3 năm vừa qua thu nhập từ cho vay trung và dài han đều tăng trưởng đều. Năm 2015 doanh thu trung và dài hạn tăng mạnh nhất đạt 107.344 triệu đồng tăng hơm 46.211 triệu đồng so với năm 2014. Mức doanh thu từ cho vay trung và dài hạn của năm 2013 cịn chưa cao có thể là do trong năm 2013 nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kém hiệu quả dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn cho ngân hàng.

Với tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay, việc Chi nhánh Thăng Long thu được lãi từ các hoạt động cho vay trung và dài hạn và giữ được mức tăng qua các năm mang ý nghĩa tích cực, phản ánh sự năng động cũng như việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Đặc biệt trong hồn cảnh ngày càng có thêm nhiều những ngân hàng thương mại mọc lên cạnh tranh nhau thì việc giữ vững được mức tăng trưởng trên là một nỗ lực đáng ghi nhận của bộ phận tín dụng nói riêng và của tồn chi nhánh nói chung.

2.4.CÁC KẾT LUẬN PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI TPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.4.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động cho vay trung và dài hạn tạiTPBank chi nhánh Thăng Long TPBank chi nhánh Thăng Long

Năm 2015 nền kinh tế có nhiều khởi sắc tuy nhiên số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì vẫn cịn khá nhiều. Bên cạnh đó số các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như đầu tư vào các dự án cũng chưa nhiều. Tuy vậy, TPBank đã có những bước phát triển tốt trong tình hình kinh tế khó khan đó. Cụ thể là:

-Thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng đến vay với đầy đủ mọi thành phần kinh tế khác nhau. Ngân hàng chú trọng hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình. Doanh số cho vay lien tục tăng cao trong các năm

-Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng, phân loại theo quy mô từng dự án cho vay. Luôn bám sát chặt chẽ hoạt động sảnxuất kinh doanh của từng dự án đầu tư, kịp thời thu nợ đúng hạn, đảm bảo hiệu quả chất lượng tín dụng.Từ đó dẫn đến giảm tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay trung và dài hạn.

-Mặc dù trong những năm qua kinh tế nhiều biến động việc cho vay trung và dài hạn gặp nhiều nhưng khó khăn nhưng chi nhánh vẫn duy trì tăng đều đặn mức doanh thu cho vay.

-Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh thấu hiểu nhu cầu và cơ hội kinh doanh.Vì vậy Chi nhánh ln đặt yếu tố thời gian lên hàng đầu trong việc giải quyết các dự án vay trung và dài hạn.

-Doanh số cho vay tuy nhỏ nhưng thu nhập từ hoạt động này đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng thu nhập của tồn ngân hàng.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

-Tuy doanh số cho vay trung và dài hạn luôn tăng nhưng so với mặt bằng chung của tồn hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ này chỉ đạt ở mức trung bình.Nếu tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng lên cao sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân tán rủi ro mặc dù lãi suất cho vay trung và dài hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay ngắn hạn.

-Thực hiện theo cơ chế tín dụng mới của NHNN, TPBank hội sở, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay. Các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang Công ty Cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, tài sản thế chấp chưa đủ điều kiện pháp lý nên rất khó khăn trong việc nhận tài sản đảm bảo tiền vay.

-Việc thu hồi nợ tồn đọng gặp rất nhiều khó khăn do các đơn vị đó được xử lý nợ thường khơng có tài sản, chỉ hoạt động cầm chừng, khơng có nguồn thu để trả nợ. Có đơn vị đã cam kết trả nợ nhưng cịn chậm trễ hoặc đổ trách nhiệm cho người tiền nhiệm, khơng chịu trả nợ.Chính vì vậy mà tỉ lệ nợ xấu cịn cao gây thất thốt vốn của ngân hàng.

-Bên cạnh đó yếu tố mơi trường kinh tế mặc dù đã có nhiều biến chuyển nhưng chưa khả quan, các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, sử dụng vốn thiếu hiệu quả hoặc do chưa tiếp cận được nguồn vốn cũng là 1yếu tố hạn chế của vay trung và dài hạn.

-Ngân hàng TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng khoa học kĩ thuật vào ngân hàng song so với trình độ phát triển của thế giới thì khoa học kĩ thuật mới ở mức sơ khai còn nhiều hạn chế địi hỏi ngân hàng phải khơng ngừng cải tiến.

2.4.2.2.Ngun nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cịn hạn chế: Chưa đáp ứng tốt được

những yêu cầu của việc quản lý một khối lượng vốn lớn trên địa bàn rộng, với số lượng khách hàng lớn. Do vậy, việc kiểm tra thẩm định dự án cho vay, thu thập xử lý thông tin, kiểm tra, đôn đốc thu nợ, thu lãi không được kịp thời và đầy đủ. Dẫn tới khơng phát hiện sớm được những món vay có tỷ lệ rủi ro cao, vì thế nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn đối với DN vẫn còn tăng lên qua các năm. Thiếu kinh nghiệm

trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để có sản phẩm cho vay trung và dài hạn phù hợp.

- Sản phẩm và dịch vụ cho vay chưa phong phú, đa dạng và linh hoạt: Chi nhánh

chưa có nhiều các gói sản phẩm vay vốn trung và dài hạn phong phú, phù hợp cho từng đối tượng DN. Bên cạnh đó các điều kiện cho vay vốn trung và dài hạn còn khắt khe , khiến cho nhiều DN khó tiếp cận được với nguồn vốn của chi nhánh. Vì thế làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn bị sụt giảm trong một số năm. Bên cạnh đó qua phiếu điều tra phần lớn các khách hàng khi được hỏi đều phàn nàn về phương thức cho vay của chi nhánh chưa được đa dạng.

- Chiến lược marketing: chiến lược Marketing, điều tra thị trường, công tác tiếp

thị, tuyên truyền tới các khách hàng của ngân hàng chưa thực sự có hiệu quả

b.Nguyên nhân khách quan Khách hàng doanh nghiệp

Khả năng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu vay vốn trung dài hạn của ngân hàng còn thấp. Vướng mắc chủ yếu thường gặp phải là doanh nghiệp khơng có đủ vốn theo u cầu, khơng đủ tài sản thế chấp theo quy định đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh, khơng có nhiều dự án khả thi. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn, ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án (mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật tối thiểu là 10%, xây dựng cơ bản mới 30%, phục vụ đời sống 40%) nhưng phổ biến là các doanh nghiệp không thực hiện được. Về tài sản thế chấp, theo tính tốn hiện nay thì chỉ có 20% giá trị tài sản của các doanh nghiệp có thể sử dụng làm tài sản thế chấp hợp pháp, con số này là quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó theo quyết định 417 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định: Tất cả

các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn ngân hàng khơng cần phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh mà chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi thì được vay vốn. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước

trong việc vay vốn của ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Song đối với ngân hàng, rủi ro lại càng cao vì phương án sản xuất kinh doanh dù có tốt đến đâu cũng có thể xảy ra những rủi ro, khi đó ngân hàng sẽ khơng có gì đảm bảo cho khoản tín dụng của mình.Thêm vào đó ngân hàng lại khơng có một sự hỗ trợ nào của Nhà

nước khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp rủi ro.

Môi trường kinh tế

Trong những năm vừa qua nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp bị phá sản...Với tình hình kinh tế nhiều biến động như vậy, hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, chi nhánh trở nên thận trọng hơn trong việc quyết định cho vay

Chính sách pháp luật

Mơi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ, vẫn còn những vướng mắc trong việc cưỡng chế thi hành theo pháp luật gây trở ngại cho các hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, luật sở hữu vẫn còn những tranh cãi, nên các doanh nghiệp muốn sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn. Vì chưa có các chế tài, chính sách hướng dẫn đầy đủ, chi tiết nên việc thực hiện phát mại TSĐB để thu hồi nợ còn nhiều khúc mắc, do giá TSĐB thay đổi theo biến động liên tục của thị trường.

Sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của các DN chưa thường xuyên và bộc lộ nhiều thiếu xót.Trường hợp các doanh nghiệp sau khi đăng kí thành lập đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động như 1 doanh nghiệp “ma”, nhưng các cơ quan chức năng chưa nắm bắt được hết. Quá trình xử lý sai phạm của các doanh nghiệp còn chưa triệt để, mới chỉ mang tính răn đe nên các tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra.

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, chi nhánh gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các NH khác. Số lượng các NH cũng như các Chi nhánh NH trong và ngoài nước tăng lên đáng kể trong khu vực với mật độ ngày càng dày đặc như NH đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Sài Gòn Hà Nội (SHB),... điều này khiến cho hoạt động cho vay trung và dài hạn trở nên khó khăn hơn.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH THĂNG

LONG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI TPBANK-THĂNG LONG THỜI GIAN TỚI THĂNG LONG THỜI GIAN TỚI

-Thực hiện cho vay trung và dài hạn nếu dự án thực sự khả thi với phương án thận trọng nhất, ước tính các loại rủi ro của dự án

+Các ngành khuyến khích cho vay như: Ngành than, khống sản, hóa chất, xăng dầu , dầu khí , ngành phân phối thương mại, công nghệ thông tin , ngành liên quan đến y tế và dược. Các khách hàng cá nhân vay mua nhà, ơ tơ trả góp từ nguồn thu nhập cao và ổn định, vay với hộ kinh doanh cá thể.

+Hạn chế cho vay như vay ngoại tệ hoán đổi sang VNĐ, cho vay kinh doanh phân bón cho vay đầu cơ bất động sản, dự án không khả thi, cho vay xây dựng cơ bản đối với các khách hàng mới.

-Xem xét các dự án đầu tư có thời hạn vay dưới 5 năm, tập trung cho va VNĐ, không cân đối cho vay dài hạn bừng ngoại tệ.

-Chi nhánh TPBank Thăng Long tập trung tiếp tục mở rộng và phát triển cho vay trong thời gian tới, duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại, thực hiện tái cơ cấu với các khách hàng có biểu hiện khơng tốt. Các khách hàng thường được TPBank quan tâm và ưu tiên hơn bao gồm:

+KH doanh nghiệp: Tập trung vào các doanh nghiệp có uy tín, có dự án, có phương án kinh doanh hiệu quả, có quan hệ gắn bó vơi TPBank

+KH cá nhân: KH có thu nhập tơt hoặc có địa vị xã hội nhiều tài sản có khả năng trả nợ như

Cho vay ơ tơ với KH cá nhân có thu nhập cao, tối đa 70% giá trị của ô tô Cho vay tiêu dùng nhưng hạn chế cho vay chứng khoán

Cho vay hộ kinh doanh cá thể tiểu thương ở các chợ lớn

Cho vay mua nhà trả góp với KH cá nhân có thu nhập ổn định, hợp đồng mua bán hợp lệ có cơng chứng , nhà đất có sổ đỏ.

Trong thời gian tới TPBank Thăng Long tập trung chú trọng vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân để có thể đảm bảo

cân đối dư nợ giữa 3 nhóm khách hàng chính là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, khách hàng cá nhân.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAYTRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI TPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI TPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

Phát huy lợi thế sẵn có của chi nhánh: Chi nhánh Thăng Long là siêu chi

nhánh của ngân hàng Tiên Phong, với nhiều năm hoạt động chi nhánh đã tạo uy tín cũng như niềm tin cho khách hàng đến giao dịch.Chính vì vậy, chi nhánh nên tận dụng lợi thế sẵn có của mình như thương hiệu lâu năm, quy mơ, tiềm lực tài chính mạnh, cơ sở vật chất khang trang; đội ngũ nhân viên nhiệt tình để nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút DN vay vốn trung và dài hạn.

Đa dạng các sản phẩm cho vay trung, dài hạn đối với DN: Đa dạng hóa các

hình thức cho vay. Trước nhu cầu vốn trung va dài hạn ngày càng cấp thiết đối với DN, NH cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả cho vay, tìm kiếm các hình thức, phương thức cho vay mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư trung, dài hạn, ln cải tiến, hồn thiện, đổi mới các hình thức cho vay đầu tư phù hợp với quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng khách hàng và nền kinh tế, thu hút những khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ.

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng,

sự đồng đều trong khả năng làm việc và trình độ quản lý điều hành của các cán bộ lãnh đạo ngày càng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng.Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng, đảm bảo chất lượng chuyên mơn nghiệp vụ, năng lực, thích ứng tốt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trong công việc.

Song song với việc thực hiện đào tạo, đào tạo lại thì việc tuyển dụng cán bộ tín dụng mới cũng phải làm tốt, đúng theo quy định của ngân hàng, tuyển chọn những cán bộ tín dụng có trình độ, nghiệp vụ vững vàng, có tư cách đạo đức, khả năng giao tiếp tốt và khả năng chịu được áp lực công việc ở cường độ cao.

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và khách hàng

Thẩm định dự án, khách hàng là một cơng đoạn quan trọng trong quy trình tín dụng, trước khi đi đến quyết định cho vay của ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và khách hàng rất cần thiết để nâng cao được hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Trước hết, các cán bộ tín dụng cần phải khơng ngừng nâng cao trình độ của mình, bởi đa phần đều tốt nghiệp các trường kinh tế nên kiến thức về kĩ thuật, xây dựng còn chưa nhiều. Ngân hàng phải ln có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi các ngân hàng khác trong cùng hệ thống và các ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

Nâng cao nghiệp vụ đánh giá khách hàng: các khách hàng khi đến vay tiền đều phải gửi đến ngân hàng báo cáo tài chính chứng minh tình hình tài chính, năng lực

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay trung , dài hạn tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thăng long (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)