KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 42 - 45)

Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Như ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất ba tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, họ đã vơ tình thiếu đi một kỹ năng giao tiếp quan trọng và khiến cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả.

Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp, đi kèm với kỹ năng nói. Và mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải học tập và rèn luyện mới có thể thành thạo.

1. KHÁI NIỆM, LỢI ÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LẮNG NGHE 1.1 Khái niệm

Nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Còn lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.

Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo. Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng vào môi trường làm việc mà cịn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Và kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một doanh nghiệp, cơng ty địi hỏi ở nhân viên của họ.

1.2 Lợi ích khi lắng nghe

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Theo Paul Tory Rankin (1930), trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng 42,1% tổng số thời gian cho việc nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết. Như vậy, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, lắng nghe chiếm gần 42% tổng số thời gian. Trong giao tiếp việc lắng nghe đem lại nhiều lợi ích:

- Thoả mãn nhu cầu của người nói. Ai cũng muốn được tơn trọng. Thật là khó chịu khi bạn nói mà khơng ai them nghe. Vì vậy, việc lắng nghe giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở người đối thoại.

- Thu thập được nhiều thông tin. Người ta chỉ thích nói với những ai biết lắng nghe. Do đó, việc chú ý lắng nghe người đối thoại không những giúp chúng ta hiểu và

42

nắm bắt được những điều họ nói, mà cịn kích thích họ nói nhiều hơn, cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn.

- Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp. Khi bạn chú ý lắng nghe người đối thoại, bạn sẽ hiểu được điều họ nói, cái họ muốn, đồng thời bạn cũng có thời gian để cân nhắc xem nên đối đáp như thế náo cho hợp lý, nghĩa là có thể tránh được những sai sót do hấp tấp, vội vàng.

- Tạo khơng khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp. Điều này sẽ tạo nên

khơng khí tơn trọng, biết lắng nghe nhau trong giao tiếp.

- Giúp giải quyết được nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn khơng giải quyết được chỉ vì các bên khơng chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau, mỗi bên sẽ hiểu rõ hơn về quan điểm, lập trường của bên kia, xác định được nguyên nhân gây mâu thuẫn và từ đó cùng đưa ra giải pháp để thốt khỏi xung đột.

Như vậy, lắng nghe đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Khơng phải ngẫu nhiên mà những người từng trải, người khơn ngoan thường là những người nói ít, nghe nhiều, họ chỉ lên tiếng khi thật sự cần thiết.

1.3 Một số nguyên tắc lắng nghe hiệu quả

1.3.1. Tập trung vào cuộc giao tiếp

Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn không thể tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt nếu khơng có sự tập trung. Bên cạnh đó, việc bạn để ý những thứ xung quanh và thiếu tâp trung vào cuộc trò chuyện sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu, khó lịng gây được thiện cảm.

Bạn nên tập trung vào cuộc giao tiếp bằng cách hạn chế những nguyên nhân gây ra sự xao nhẵng như: tắt điện thoại, tìm một khơng gian n tĩnh để trị chuyện…

1.3.2. Tuyệt đối không được ngắt lời

Ta có thể chắc chắn rằng, một người có thói quen ngắt lời người khác khơng thể có khả năng lắng nghe giỏi. Muốn lắng nghe tốt, điều kiện đặt ra là bạn phải để cho đối phương có “khơng gian” để nói, thay vì dành hết phần nói của họ.

Khơng chỉ có vậy, khi bị bạn ngắt lời sẽ khiến đối phương khó chịu, khơng cịn muốn chia sẻ. Để hiểu này một cách rõ nhất, bạn hồn tồn có thể đặt mình vào địa vị của đối phương để cảm nhận. Chắc hẳn bạn cũng khơng thích những người cứ luôn cướp lời của bạn, phải vậy không?

1.3.3. Thấu hiểu khi lắng nghe

Bởi vì khơng phải điều gì đối phương cũng có thể nói ra một cách trực tiếp cho bạn biết. Do vậy trong quá trình lắng nghe, bạn cần sử dụng tư duy của mình để tìm ra

43

ẩn ý mà đối phương muốn truyền đạt. Ví như khi đối phương mời bạn đi ăn, có thể họ đã đói, và bạn khơng nên giữ họ lại để nói chuyện với bạn. Hai người hồn tồn có thể chuyển sang một khơng gian khác để trò chuyện.

Chắc hẳn ai cũng cảm thấy thiện cảm với một người thấu hiểu mình. Bên cạnh đó, nhận ra ẩn ý của đối phương cũng là cơ sở giúp bạn đối đáp sao cho phù hợp, vừa ý người nghe. Việc thấu hiểu đối phương sẽ giúp bạn tránh những lời nói làm phật lịng hoặc gây tổn thương cho họ.

1.3.4. Không phán xét và áp đặt đối phương

Một nguyên tắc quan trọng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả đó là bạn cần có một tư tưởng cởi mở mới có thể trở thành một người lắng nghe giỏi. Bởi không ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác, địi hỏi họ phải chấp thuận nó và khơng được nói lên quan điểm của họ.

Khơng có nghĩa là bạn khơng có chủ kiến cá nhân, mà bạn nên hạn chế cái tơi của mình khi giao tiếp để thực sự hiểu người khác. Quan điểm của bạn chưa chắc đã đúng, việc tiếp thu ý kiến người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.

1.3.5. Biết cách đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi chính là cách để bạn cho đối phương biết rằng bạn đang theo dõi cuộc trò chuyện, bạn đang lắng nghe họ và thưc sự quan tâm đến những gì họ nói. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, cần có nghệ thuật đặt câu hỏi, bạn nên hỏi những câu thể hiện sự đồng tình pha lẫn sự ngạc nhiên như: “Thật sao?”, “Đúng như vậy sao”… để đối phương biết bạn đang quan tâm đến câu chuyện của họ. Đồng thời, việc bạn đặt câu hỏi đúng sẽ khiến đối phương chia sẻ nhiều thông tin hơn về chủ đề đang được nói đến.

Biết cách đặt câu hỏi tinh tế sẽ thể hiện bạn là một người biết lắng nghe và quan tâm người khác.

1.3.6. Ngơn ngữ hình thể

Bên cạnh việc bạn thể hiện mình đang lắng nghe đối phương bằng cách đặt câu hỏi, bạn cịn cần biểu hiện việc mình đang lắng nghe bằng ngơn ngữ hình thể. Thơng qua các biểu cảm như: ngạc nhiên, xúc động…; Bằng các hành động như: tư thế ngồi hướng về đối phương, gật đầu khi nghe đối phương nói…

1.3.7. Đưa ra các ý kiến cá nhân

Kỹ năng lắng nghe tốt không phải là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối phương nói. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại. Do vậy, bên cạnh việc đặt cậu hỏi bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Ví dụ như “Tơi cũng từng như bạn”, “Tơi hoàn toàn đồng ý”…. Đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và mở lòng chia sẻ nhiều hơn. Với những lời nhận xét

44

theo kiểu “Tôi hiểu rồi”, “Tôi biết rồi”… hãy dành chúng vào cuối cuộc trị chuyện, bởi chúng chính là dấu hiệu của cuộc trò chuyện kết thúc. Đưa ra ý kiến cá nhân về câu chuyện của đối phương là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)