CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án đầu tư xây dựng
2.3.1 Thực trạng nhóm yếu tố liên quan đến thủ tục của dự án
2.3.1.1 Nghiên cứu, thăm dò và khảo sát về thị trường trước khi quyết định đầu tư/thực hiện dự án
20
Kết quả khảo sát (Phụ lục 5) cho thấy yếu tố “Nghiên cứu, thăm dò và khảo sát về thị trường trước khi quyết định đầu tư/thực hiện dự án” được các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại BIDV đánh giá thực hiện tốt (mean=4,63).
Theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2013 của BIDV, trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, đơn vị thụ hưởng (các chi nhánh, phịng giao dịch) phải có sự phân tích nhu cầu sử dụng trụ sở làm việc ở hiện tại và tương lai, dự báo tốc độ tăng trưởng của chi nhánh, tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó, chi nhánh phối hợp cùng với Ban quản lý dự án lập tờ trình trình Hội đồng quản trị BIDV xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý tài sản nội ngành sẽ tổ chức thẩm định, đánh giá sự phù hợp của dự án và báo cáo Hội đồng quản trị xem xét quyết định đầu tư dự án. Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư nêu rõ sự cần thiết đầu tư, dự kiến nội dung quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, thời gian thực hiện, các thông tin quy hoạch kiến trúc và đề xuất phương án tổ chức thực hiện.
Việc nghiên cứu, thăm dò và khảo sát thị trường trước khi quyết định đầu tư dự án sẽ cho biết dự án có khả thi hay khơng, có cần thiết thực hiện hay không. Đây là công việc bắt buộc đầu tiên phải thực hiện trong tiến trình đầu tư dự án.
Lập và thẩm định dự án, một công tác rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong giai đoạn này, mọi thơng tin, dữ liệu có được của nhà tư vấn cũng chỉ là dữ liệu sơ cấp và được phân tích, đánh giá, dự đoán để áp dụng cho dự án. Nội dung dự án đầu tư sơ sài không đầy đủ theo quy định như thiếu điều tra thăm dò thị trường, nguồn nguyên vật liệu, môi sinh, môi trường, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, nguồn vốn đầu tư... , khi
đó, mọi sự khác biệt với điều kiện lập dự án đều có thể ảnh hưởng đáng kể kết quả thực hiện của dự án.
Tuy nhiên, vẫn có ít trường hợp chủ đầu tư chưa xác định đúng tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, do quan niệm giai đoạn chuẩn bị đầu tư chỉ là khâu thủ tục, nên chưa nghiêm túc tổ chức nghiên cứu, xác định, kiểm tra các số liệu đầu vào (khảo sát thu thập số liệu, phân tích đánh giá kết quả khảo sát, số liệu kinh tế kỹ thuật...) để làm cơ sở xây dựng phương án hợp lý, khả thi cả về kỹ thuật và kinh tế. Nguyên nhân là do kinh phí dành cho giai đoạn này rất hạn chế.
2.3.1.2 Tham khảo hồ sơ dự án và khảo sát về dự án trước khi đầu tư
Kết quả khảo sát (Phụ lục 5) cho thấy yếu tố “Tham khảo hồ sơ dự án và khảo sát về dự án trước khi đầu tư” được đánh giá thực hiện tốt tại BIDV (mean=4,2).
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, có một số nghiên cứu khả thi để kiểm tra các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và tài chính của dự án. Ở giai đoạn này, BIDV sẽ tiến hành thuê đơn vị tư vấn thực hiện việc khảo sát vị trí khu đất, khảo sát địa hình khu đất và khảo sát địa chất cơng trình nhằm đưa ra phương án thiết kế phù hợp với quy mô dự kiến sử dụng. Công tác khảo sát dự án trước khi đầu tư là cơng tác bắt buộc trong q trình đầu tư xây dựng dự án tại BIDV, phục vục cho việc thiết kế dự án. Nếu công tác khảo sát về dự án không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến những sự cố như lún nứt cơng trình lân cận, tính tốn sai kích thước nền móng hoặc sẽ xảy ra những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí và chất lượng của dự án.
Vì vậy, khảo sát dự án là một trong những công việc đầu tiên cần phải được quan tâm thực hiện tốt trước khi ra quyết định đầu tư.
2.3.1.3 Phương thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu hợp lý
Kết quả khảo sát (Phụ lục 5) cho thấy yếu tố “Phương thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu hợp lý” được đánh giá thực hiện rất tốt tại BIDV (mean=5,00).
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Việc chọn tổ chức tư vấn đấu thầu thiếu năng lực ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai dự án. Khi đó, nếu nhà thầu khơng đủ năng lực được chọn sẽ làm giảm chất lượng công việc cũng như gây chậm trễ trong việc thực hiện dự án.
Ban quản lý dự án là đơn vị có trách nhiệm lập tờ trình trình Tổng giám đốc BIDV phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án. Trong kế hoạch đấu thầu được Tổng giám đốc BIDV phê duyệt sẽ nêu rõ phương thức đấu thầu (một túi hồ sơ hay hai túi hồ sơ), lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh hay chỉ định thầu) phù hợp với quy mô của dự án, đảm bảo tuân thủ quy định của Luật đấu thầu. Vì đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến việc tuân thủ Luật đấu thầu nên BIDV luôn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2.3.1.4 Hợp đồng giữa các bên rõ ràng
Yếu tố “Hợp đồng giữa các bên rõ ràng” được đánh giá thực hiện mức trung bình tại BIDV (mean=3,95) (Phụ lục 5). Do đó, cần có những giải pháp cải tiến việc thực hiện yếu tố này.
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay tồn bộ cơng việc trong hoạt động xây dựng. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
Giai đoạn năm 2010-2013, BIDV đã tiếp nhận hơn 10 văn bản của nhà thầu thuộc 10 dự án liên quan đến việc tranh chấp nội dung hợp đồng ký kết như quy định số ngày thời gian thực hiện hợp đồng, việc điều chỉnh giá hợp đồng khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Hiện tại, BIDV chưa có quy định chi tiết về yêu cầu nội dung của một hợp đồng nên hầu hết các hợp đồng của các dự án tại BIDV đều có nội dung tương tự nhau. Trong khi đó, các dự án lại rất khác nhau về đặc thù cũng như quy mô nên khi xảy ra tranh chấp giữa các bên rất khó giải quyết, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Chẳng hạn như trong hợp đồng không quy định rõ chế tài phạt vi phạm hợp đồng do lỗi nhà thầu làm chậm tiến độ thực hiện dự án; hợp đồng không quy định chi tiết điều kiện thanh toán hợp đồng, dẫn đến việc thực hiện hồ sơ thanh tốn khơng thống nhất giữa các bên, ảnh hưởng đến thời gian thanh toán và kéo dài tiến độ thi công; Hợp đồng không quy định rõ trách nhiệm đền bù thiệt hại nếu để xảy ra sự cố lún nứt các cơng trình lân cận dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt yếu tố Hợp đồng giữa các bên rõ ràng là do Ban quản lý dự án chưa quan tâm đúng mức đến công việc thương thảo hợp đồng với các nhà thầu, hầu như chỉ trao đổi qua email, điện thoại với những biểu mẫu thương thảo có sẵn của các dự án đã thực hiện. Cán bộ Ban quản lý dự án khơng có đủ kiến thức pháp lý trong việc soạn thảo hợp đồng. Thường giải quyết cơng việc theo cảm tính. Đây là những vấn đề còn tồn tại tại Việt Nam và những nước đang phát triển nói chung. Hiện nay, khi
bước vào sân chơi lớn WTO được hành xử theo hợp đồng ký kết giữa đơi bên thì chúng ta có thể thấy do thiếu tính chuyên nghiệp hay hời hợt trong soạn thảo hợp đồng có thể dẫn đến những thiệt hại to lớn. Cần đẩy mạnh hơn tính chun nghiệp trong cơng tác liên quan đến hợp đồng.