II. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 1 Rà soát, điều chỉnh chiến lược thị trường
2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cơng ty
- Định hướng phát triển sản phẩm: Thực tế hiện nay cho thấy mục tiêu đi du lịch nghỉ biển của thị trường khách Nga tại Việt Nam quá mất cân đối, do đó cần cân nhắc đến định hướng cân bằng các đối tượng khách theo các mục tiêu:
+ Một mặt tiếp tục duy trì sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, nâng cấp và đa dạng hóa các dịch vụ du lịch biển để phù hợp với thị trường khách.
+ Mặt khác mở rộng hơn nữa các loại hình du lịch liên quan đến du lịch biển để thu hút hấp dẫn khách, tăng khả năng chi tiêu, kéo dài độ dài lưu trú của khách ở Việt Nam
+ Kết hợp với các nước trong khu vực (Lào, Campuchia...) để xây dựng các sản phẩm liên kết phù hợp nhu cầu và thói quen của thị trường Nga mới nổi là kết hợp đi thêm 1 hoặc 2 nước gần điểm đến. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để chào bán, phát triển sản phẩm du lịch này.
- Định hướng kênh phân phối sản phẩm: Tập trung cung cấp hình ảnh, thơng tin về du lịch Việt Nam qua các kênh phân phối sản phẩm, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh kênh phân phối sản phẩm qua các hãng lữ hành giữa các nước, vì rằng khách du lịch hiện tại vẫn chủ yếu lấy thông tin về du lịch Việt Nam qua kênh này. Đồng thời cũng quan tâm nhiều hơn nữa tới kênh phân phối trực tiếp từ các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt Nam
Tổ chức xây dựng các chương chình du lịch theo yêu cầu của khách, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí mang tính tập thể ở điểm đến, tạo nét đặc sắc riêng có của chương trình du lịch của công ty. Hiện nay công ty đã bắt đầu quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí mang tính tập thể tại điểm đến du lịch. Tuy vậy, hoạt động này vẫn cịn mang tính hình thức chứ chưa thực sự cuốn hút được khách du lịch. Công ty cần phải đi sâu tìm hiểu về thói quen, sở thích… của từng nhóm khách hàng, qua đó mới có thể đưa ra được những hoạt động hấp dẫn được khách du lịch. Công ty cũng nên mở thêm những dịch vụ bổ sung đa dạng và hấp dẫn khách du lịch, qua đó vừa tạo thêm nguồn thu vừa tạo ra nét đặc trưng riêng cho sản phẩm của công ty.
Các Tour du lịch của công ty cần phải được khai thác có hiệu quả trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch Sự đa dạng trong nhu cầu địi hỏi cơng ty phải đưa các Tour có thể thoả mãn được tối đa nhu cầu của họ và sự đòi hỏi chất lượng của các Tour. Nguồn tiềm năng nhân lực của trung tâm phải được khai thác hết để nâng cao chất lượng phục vụ, luôn quan tâm đến việc đào tạo, tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tạo nên phong cách phục vụ chu đáo, khơng khí ấm cúng và thân thiện, cởi mở với khách. Trung tâm cần phải xây dựng mơ hình kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu tâm lý nhu cầu khách hàng và cơ sở tính nhu cầu của khách. Mỗi nhân viên của trung tâm cần phải được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ du lịch, về nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch.
Do đặc điểm trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch là khách thường có xu hướng khơng thích tiêu dùng lại các sản phẩm cũ nên nhu cầu khách hàng thường thay đổi theo thời gian. Việc thường xuyên đổi mới sản phẩm cũ hoặc tổ chức những chương trình du lịch mới dựa trên nguồn tài nguyên du lịch sẵn có là một bài tốn nan giải. Do đó, các Tour du lịch của trung tâm cần có sự thay đổi cho phù hợp, tuỳ từng đối tượng khách khác nhau mà chương trình sẽ có những điều chỉnh riêng cho phù hợp. Trung tâm cần phải thiết kế các Tour có chất lượng phục vụ cao, khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch của đất nước với các tuyến điểm du lịch hấp dẫn để thu hút khách, đủ sức hấp dẫn giữ khách ở lại lâu hơn.
Trong chiến lược sản phẩm thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty là quan trọng. Khách du lịch ln địi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ rất cao, do đó cơng ty cần phải đưa ra các chương trình du lịch có chất lượng phục vụ cao.Nghiên cứu thiết kế mới các chương trình du lịch trọn gói mới có sức hấp dẫn khách du lịch.