Đặc điểm phát triển tâm lý xúc cảm của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 29 - 32)

6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

1.4. Đặc điểm phát triển tâm lý xúc cảm của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học là những trẻ có tuổi từ 6-11, 12 tuổi, trong đó lứa tuổi HS (lớp 1, 2) trong khoảng từ 6-8 tuổi. Đây là lứa tuổi lần đầu tiên đến trƣờng - trở thành HS và có hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Trong phạm vi quan tâm của mình, đề tài chủ yếu đề cập đến một số đặc điểm phát triển tâm lý - xúc cảm của HS (lớp 1, 2) cấp Tiểu học.

1.4.1. Về nhận thức

HS đầu cấp Tiểu học tri giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính khơng chủ định. Nét đặc trƣng nhất của tri giác là tính chất ít phân hố của nó. Các

em khó phân biệt chính xác sự giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật. Về tri giác độ lớn, các em gặp khó khăn khi phải quan sát các vật có kích thƣớc lớn hoặc q nhỏ… Về tri giác thời gian, các em khó hình dung “ngày xƣa”, “thế kỉ”. Hơn nữa, trẻ thƣờng phân biệt đƣợc những chi tiết ngẫu nhiên mà ngƣời lớn ít chú ý đến, nhƣng chƣa nhìn thấy đƣợc những chi tiết quan trọng và bản chất.

Ở lứa tuổi này, chú ý có chủ định của các em cịn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chƣa mạnh.

Về trí nhớ, do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở HS lứa tuổi này

tƣơng đối chiếm ƣu thế nên trí nhớ trực quan - hình tƣợng đƣợc phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic, ghi nhớ khơng chủ định vẫn giữ vai trị quan trọng.

Tưởng tượng của các em đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ em chƣa

đến trƣờng. Tuy vậy, tƣởng tƣợng của các em cịn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh tƣởng tƣợng cịn đơn giản, hay thay đổi, chƣa bền vững. Tƣởng tƣợng của HS lớp 1 và lớp 2 cịn mang nặng tính trực quan, cụ thể. Tƣởng tƣợng của các em nhuốm màu xúc cảm, bị chi phối bởi các xúc cảm.

Tư duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức bằng

cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Nhà tâm lý học nổi tiếng J.Piaget cho rằng tƣ duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó có thể diễn ra q trình hệ thống hố các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan.

1.4.2. Về xúc cảm

Ở HSTH, tình cảm, xúc cảm vẫn mang những đặc điểm từng có ở lứa tuổi trƣớc. Trƣớc hết, xúc cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp. Đối tƣợng gây xúc cảm cho các em thƣờng là những sự vật, hiện tƣợng, việc làm, con ngƣời cụ thể, sinh động mà trẻ đã nhìn thấy hoặc đã tiếp xúc. HSTH rất dễ xúc cảm, tính dễ xúc cảm đƣợc thể hiện, trƣớc hết, ở tính giàu xúc cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các quá trình tâm lý của trẻ (đặc biệt là các q trình nhận thức) đều có sự tham gia trực tiếp của tình cảm, khiến cho chúng đều đƣợm màu sắc xúc cảm. Về điều này, K.Đ.Usinxki cũng đã từng thừa nhận trẻ suy nghĩ bằng “hình thù, màu sắc, âm thanh và xúc cảm”. Tính dễ xúc cảm cịn thể hiện ở dễ bộc lộ, trẻ thƣờng bộc lộ xúc

cảm một cách hồn nhiên, chân thật và chƣa biết ngụy trang.

Hơn nữa, xúc cảm của HSTH còn mong manh, chƣa bền vững và chƣa sâu sắc. Điều này thể hiện rõ ở sự dễ dàng chuyển hóa xúc cảm của các em: các em có thể khóc đấy nhƣng rồi cƣời ngay, các em chƣa có các tâm trạng kéo dài nhƣ ngƣời lớn. Đặc điểm này còn thể hiện ở sự thay đổi đối tƣợng xúc cảm một cách dễ dàng. Các em đang u thích đối tƣợng này, nhƣng nếu có đối tƣợng khác thích hơn, đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn thì dễ bị lơi cuốn vào đấy, lãng quên đối tƣợng cũ.

Trong quá trình học ở trƣờng tiểu học, xúc cảm, tình cảm của các em đã có nhiều biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Tham gia vào hoạt động học và giao tiếp với GV, với tập thể lớp, khả năng kiềm chế xúc cảm dần dần đƣợc hình thành ở trẻ.

HS có tình cảm đặc biệt đối với những ngƣời thân trong gia đình và thầy cơ giáo. Những tình cảm đó chiếm một vị trí đáng kể trong đời sống tình cảm của các em, chúng trở thành một trong những động cơ học tập nhƣ “Học để bố mẹ vui lịng”, “Học để đƣợc cơ giáo hài lịng”. Trẻ đã bắt đầu ý thức đƣợc xúc cảm của mình. Các tình cảm trí tuệ, nhƣ ham hiểu biết, ngạc nhiên, nghi ngờ, hài lịng khi hồn thành bài tập, chán nản khi khơng biết giải bài tập...đƣợc hình thành và phát triển mạnh. Về cơ bản, HS có nét chung về xúc cảm là yêu đời, sảng khoái, vui vẻ.

Tuy vậy, đặc điểm cá nhân trong xúc cảm cũng thể hiện khá rõ ở lứa tuổi này. Về biểu hiện, ở HS trong giai đoạn lứa tuổi này biểu hiện xúc cảm trên cơ sở các chuẩn mực xã hội. HS có khả năng phân biệt giữa trải nghiệm xúc cảm bản thân và những biểu hiện bên ngồi của xúc cảm. Ở các nền văn hóa khác nhau có các quy tắc của riêng mình về hiển thị các xúc cảm khác nhau. Saarni (1984) nghiên cứu điều tra trên trẻ ở độ tuổi tiểu học về khả năng biểu hiện xúc cảm khi đƣợc trao một món q khơng đúng với sở thích của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có một xu hƣớng phát triển thú vị về cách ngụy trang sự thất vọng ở trẻ. Các trẻ trai 6 tuổi đều có phản ứng tiêu cực đối với đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên, ở trẻ gái 6 tuổi và trẻ trai và gái lớn tuổi hơn (8-9 tuổi) cho thấy, trẻ không tỏ ra phản ứng tiêu cực nhƣng cũng khơng tích cực, điều này đƣợc Saarni mô tả nhƣ là "giai đoạn chuyển tiếp".

thế nào và có xu hƣớng tìm kiếm các hƣớng dẫn xã hội để có một phản ứng thích hợp. Chỉ có những trẻ lớn tuổi (từ 10-11 tuổi), có khả năng thể hiện phản ứng tích cực với các đồ chơi trẻ em. Và một điều thật thú vị, trẻ gái có phản ứng tích cực và có xu hƣớng che giấu xúc cảm tiêu cực tốt hơn so với các trẻ trai. Saarni và cộng sự (1998) cho rằng, những tín hiệu xã hội có thể hƣớng dẫn trẻ đƣa ra phản ứng xã hội thích hợp. Theo Saarni, trẻ 6 tuổi thƣờng tìm đến ngƣời cho quà tặng để cung cấp một gợi ý về những phản ứng xúc cảm mong đợi, ở trẻ lớn hơn thì khơng cần đến các tín hiệu hƣớng dẫn của xã hội.

Trẻ biểu hiện và hiểu đƣợc xúc cảm của bản thân và của ngƣời khác với mức độ sâu sắc và phức tạp hơn. Trẻ có thể đánh giá cao những xúc cảm hỗn hợp - trong đó có một cái gì đó vui vẻ nhƣng cũng giữ một cái gì đó thất vọng. Ví dụ, trẻ cũng hiểu rằng mọi ngƣời khơng ln ln biểu hiện những gì họ cảm thấy. Những trẻ có tính gây hấn thƣờng khó tƣởng tƣợng các quan điểm của ngƣời khác, do đó, chúng ít cảm thấy có lỗi khi làm tổn thƣơng ngƣời khác. Trẻ ở tuổi đi học hiểu đƣợc có thể trải nghiệm nhiều hơn một loại xúc cảm ở cùng một kích thích, xúc cảm có thể xuất hiện bên ngồi các kích thích tác động trực tiếp, cùng một trải nghiệm giống nhau có thể gợi lên ở mỗi ngƣời những xúc cảm khác nhau [31], [27], [36].

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w