Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4. Kết luận nghiên cứu
3.4.1. Những thành tựu công ty đạt được trong hoạt động XKLĐ sang thị trường Nhật Bản.
- Công ty đã thường xuyên củng cố và phát triển thị trường Nhật Bản nên số lượng lao động đi xuất khẩu tại thị trường này tăng lên đáng kể cũng như ký kết thêm được rất nhiều hợp đồng xuất khẩu lao động mới đặc biệt là công ty vừa ký được hợp đồng dịch vụ xuất khẩu y tá rất triển vọng.
- Đẩy mạnh thị trường và nâng cao chất lượng của người lao động. Tuy chưa có trường đào tạo riêng cho người lao động nhưng công ty liên hệ với các trung tâm đào tạo tiếng Nhật và các trung tâm dạy nghề nên đã tạo ra nguồn lao động cơ bản là đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Hầu hết các người lao động trước khi đi họ đều giao tiếp được những câu tiếng Nhật cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, biết được nghề cơ bản, có những hiểu biết nhật định về văn hóa, pháp luật Nhật Bản
- Cơng ty chấp hành tốt chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy chế tuyển dụng trong công tác tuyển chọn lao động.
- Chính sách quản lý xuất khẩu lao động: toàn bộ hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngồi được cơng ty quản lý và lưu trú tại đơn vị. Hiện tại cơng ty có 2 cán bộ phụ trách quản lý lao động tại Nhật. Cán bộ quản lý lao động có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh của người lao động, xin ý kiến chỉ đạo từ công ty để giải quyết thỏa đáng các vướng mắc theo đúng chế độ chính sách mà khơng để tại phiếu kiện gì.
- Giải thích rõ quy chế lao động tại Nhật Bản cho tất cả các người đi xuất khẩu lao động, dịch thành thạo các văn bản, hồ sơ liên quan đến người lao động và doanh nghiệp để cho hai bên hiểu rõ quan điểm và các điều khoản trong hợp đồng.
- Cung cấp điều kiện sinh hoạt cho người lao động ở nước ngoài như mạng Internet, điện thoại để đáp ứng nhu cầu trao đổi thơng tin của người lao động. Ngồi ra, cơng ty cịn thường xun tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ tại Nhật Bản để người lao động có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, nâng cao đời sống tinh thần, gắn bó hơn với nhau trong hồn cảnh đất khách quê người.
- Tạo điều kiện tăng cường thời gian lao động, giảm thời gian nhàn rỗi nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Yêu cầu đối tác trả đúng lương thưởng, trợ cấp khoản kinh phí tối thiểu về nhà ở, điện nước cho người lao động.
3.4.2. Những hạn chế trong hoạt động XKLĐ của công ty sang thị trường Nhật Bản.* Hạn chế về công tác thu hút người lao động * Hạn chế về công tác thu hút người lao động
Việc triển khai các mơ hình liên kết giữa cơng ty và các địa phương cịn gặp nhiều hạn chế, cơng ty chưa thực hiện được nhiều các chương trình truyền thơng cũng như chưa tổ chức được các đợt tư vấn xuất khẩu lao động miễn phí tại các miền quê. Chính điều này làm cho người lao động khơng nắm vững các chương trình xuất khẩu lao động của cơng ty mà bỏ sang lựa chọn các đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn công tác này. ( Nguồn: BCKQKD của công ty năm 2012 – trang 16
quyển phụ lục )
* Hạn chế về công tác tổ chức, tuyển chọn, quản lý lao động.
Thị trường Nhật Bản là thị trường hấp dẫn đối với doanh nghiệp song yêu cầu của đối tác rất khắt khe, cơng ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng tốt các địi hỏi này. Do đó, bản thân cơng ty cũng có những hạn chế nhất định:
- Về công tác tuyển chọn lao động: do yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao, nên trong những năm qua, số lượng người lao động có trình độ chun mơn tay nghề ở Việt Nam đi làm ở Nhật Bản nhiều hơn. Tuy nhiên chất lượng lao động không đồng đều và chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động ở Nhật Bản. Thực tế có nhiều lao động có chứng chỉ bằng cấp nhưng thực tế khơng có tay nghề hoặc khơng đáp ứng được u cầu của đối tác nên bị trả về nước hoặc bố trí các cơng việc khác.Hiện nay cơng ty vẫn chưa có trường đào tạo riêng cho người xuất khẩu lao động, chính vì vậy mà chi phí cho việc đào tạo và thuê các trung tâm ngoại ngữ và đào tạo nghề khác tốn rất nhiều dẫn đến doanh thu XKLĐ cao nhưng lợi nhuận không cao
- Việc tổ chức xuất khẩu lao động đơi khi vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ do trục trặc giấy tờ của người lao động làm trì hoãn thời gian xuất cảnh gây ảnh hửơng tâm lý tới người lao động.
- Việc quản lý lao động tại Nhật Bản vẫn chưa tốt nên vẫn cịn tình trạng lao động bỏ ra ngoài làm việc, hay phá hợp đồng gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới uy tín đối với đối tác là các công ty Nhật.
(Nguồn: BCKQKD của công ty năm 2012 – trang 16 quyển phụ lục ) * Hạn chế về công tác khai thác thị trường.
Nhật Bản đã mở cửa tiếp nhận lao động các nước để phục vụ trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả các lĩnh vực cơng nghệ cao. Tuy nhiên, công ty vẫn không thể khai thác được tất cả các lĩnh vực một cách kịp thời do gặp nhiều hạn chế về tìm hiểu thị trường cũng như bỏ sót cơ hội kinh doanh do trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế.