Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu của công ty TNHH THAIPRO (Trang 35)

1.5 .Kết cấu đề tài

2.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo quy luật cạnh tranh cho dù đôi khi cạnh tranh cũng trở thành con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải khơng thương tiếc các doanh nghiệp có chi phí cao, chất lượng sản phẩm tồi, tổ chức tiêu thụ kém, mặt khác nó buộc các doanh nghiệp phải khơng ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá bán sản phẩm, hồn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế phát triển trên nhu cầu tiêu dùng nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều, để đáp ứng kịp thời nhu cầu này các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá cả, chất lượng, uy tín ... Hay các yếu tố gián tiếp như hoạt động quảng cáo, hội chợ, các dịch vụ sau bán... Hơn nữa trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà cịn là các doanh nghiệp, cơng ty nước ngồi có vốn đầu tư cũng như trình độ cơng nghệ cao hơn hẳn thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển.

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giúp:

Doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường: Cạnh tranh sẽ tạo ra

môi trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp người tiêu dùng tin tưởng về giá trị thực của hàng hóa.

Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển: Quy luật cạnh tranh là động lực

thúc đẩy phát triển sản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng đơng thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những Công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp.

Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu : Trong giai đoạn đầu

khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của doanh nghiệp là muốn khai thác thị trường nhằm tăng lượng khách hàng truyền thống và tiềm năng, giai đoạn này doanh nghiệp thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt. Còn ở giai đoạn trưởng thành và phát triển thì mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và

giảm chi phí, giảm bớt những chi phí được coi là không cần thiết, để lợi nhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là cao nhất.

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường , phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG HĨA MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

CỦA CƠNG TY TNHH THAIPRO 3.1. Tổng quan về công ty TNHH THAIPRO

3.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên đầy đủ của công ty: Cơng ty TNHH THAIPRO

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 9 tịa nhà Intracom, ngõ 72 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024 3684 0205 / 0915 110 896 Fax: 04 3684 0204

Email: contact@thaipro.com.vn Website : www.thaipro.com.vn

Lĩnh vực hoạt động : Phân phối hàng tiêu dùng

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cơng ty

Cơng ty TNHH THAIPRO được hình thành và phát triển từ ngày 29/09/2003 với hơn 15 năm bề dày kinh nghiệm. Công ty TNHH THAIPRO đã xây dựng được mạng lưới phân phối bán sỉ và bán lẻ trên toàn bộ khu vực miền Bắc Việt Nam( từ Đà Nẵng trở ra ). Tại mỗi tỉnh thuộc phía Bắc, cơng ty có từ một tới năm đại lý, là đối tác chiến lược của công ty. Các đại lý này kết hợp với THAIPRO quản lý hệ thống hàng chục ngàn cửa hàng bán lẻ tại địa phương. Tính đến năm 2017, THAIPRO đã có danh sách hệ thống phân phối tại 35 chuỗi siêu thị với trên 100 siêu thị, 52 đại lý chiến lược và trên 20.000 điểm bán hàng trên địa bàn hoạt động.

3.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Hiện nay, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0107580385, Mã số thuế : 0107580385, với người đại diện pháp luật là ông Đào Việt Cường, công ty TNHH THAIPRO hoạt động kinh doanh phân phối là mảng kinh doanh nòng cốt của Công ty. Với xuất phát điểm là nhà nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng, qua nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ của THAIPRO đã trưởng thành về nghiệp vụ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công ty TNHH THAIPRO hiện đang là nhà phân phối hàng tiêu dùng uy tín tại Việt Nam của nhiều hãng sản xuất EU, Mỹ, Thái lan, Singapore, Trung

Quốc, Đài Loan, Malaysia, trong đó các sản phẩm có nguồn gốc từ Thái Lan chiếm vị trí chủ đạo.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ bộ máy hoạt động của Công ty:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH THAIPRO

(Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự)

Với sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH THAIPRO, mọi phịng ban được thiết kế logic, đơn giản, đảm bảo sự thuận tiện cho việc điều hành, giám sát hoạt động kinh doanh của Ban Giám Đốc; phù hợp với đặc điểm, tình hình của Cơng ty TNHH THAIPRO trong giai đoạn hiện nay, là cơ sở để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Chức năng nhiệm vụ của các phịng ban được quy định rõ ràng, có quan hệ phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty.

3.1.5. Nguồn tài chính

Bảng 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH THAIPRO

Đơn vị : tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tổng doanh thu 12,105 12,550 13,240

Lợi nhuận sau thuế 2,928 3,468 3,805

Vốn chủ sở hữu 4,920 5,315 5,780

Nợ phải trả 3,607 3,450 3,220

Tổng tài sản 8,527 8,765 9,000

Nhìn chung, tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Cơng ty TNHH THAIPRO có xu hướng biến động qua các năm. Tổng doanh thu và lợi nhuận tăng đều từ 2015 đến 2017. Đồng thời nợ phải trả giảm 10,7% năm 2017, so với mức nợ phải trả của năm 2015 và tổng tài sản công ty đạt mức 9,00 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Cơng ty TNHH THAIPRO đã đẩy mạnh đầu tư các hoạt động kinh doanh, cũng như mức tiêu thụ sản phẩm của khách hàng ngày càng tăng nhanh, tạo lợi nhuận cho công ty và hoàn trả được số nợ phải trả.

3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty

3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trong 3 năm gần đây, từ năm 2015-2017, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH THAIPRO cũng rất khả quan. Doanh thu, lợi nhuận luôn tăng và tương đối ổn định.

Bảng 3.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH THAIPRO giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tổng doanh thu 12,105 12,550 13,240

Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 2,735 3,148 3,470

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,660 4,335 4,756 Tổng lợi nhuận sau thuế của DN 2,928 3,468 3,805

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH THAIPRO giai đoạn 2015-2017, tổng doanh thu của công ty tăng từ 12,105 tỷ đồng lên 13,240 tỷ đồng, tăng lên 9,37 % trong 2 năm, cùng với sự tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lên tới gần 30%, từ 2,928 tỷ đồng lên tới 3,805 tỷ đồng. Điều đó cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH THAIPRO ngày càng phát triển nhanh chóng, đẩy mạnh hoạt động Marketing sản phẩm,... làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng nhanh vào những năm gần đây.

3.2.2. Hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty

Bảng 3.3 Cơ cấu một số mặt hàng nhập khẩu chính của Cơng ty TNHH THAIPRO giai đoạn 2015-2017 Năm Mặt hàng 2015 2016 2017 Mức độ tăng trưởng 2016/2015 Mức độ tăng trưởng 2017/2016 Kim ngạch nhập khẩu ( triệu VNĐ ) Nước giặt 2.554 2.905 3.180 13.7% 9,5% Xả vải 1.889 2.340 2.405 23,8% 2,78% Lau sàn 1.532 1.540 1.554 0,52% 0,91% Toilet 1.048 985 995 -6,02% 1,01%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

So với năm 2015, 2016 kim ngạch nhập khẩu nước giặt vẫn tăng lên từ 2.554 triệu VNĐ cho đến 3.180 triệu VNĐ. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng của 2017/2016 có sự giảm sút đi 4,2% so với 2016/2015. Đặc biệt hơn là sự tăng vọt về mức độ tăng trưởng 2016/2015 lên tới 23,8% (1.889 triệu VNĐ lên 2.340 triệu VNĐ) của nước xả vải, nhưng ngay trong năm tiếp theo thì mức độ tăng trưởng lại giảm xuống rất thấp cịn 2,78%.

3.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng hóa mỹ phẩmnhập khẩu của cơng ty TNHH THAIPRO nhập khẩu của công ty TNHH THAIPRO

3.3.1. Phân tích các yếu tố của Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh củaMichael Porter tác động đến năng lực cạnh tranh mặt hàng hóa mỹ phẩm Michael Porter tác động đến năng lực cạnh tranh mặt hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu của Công ty TNHH THAIPRO

3.3.1.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các đối thủ cạnh tranh này đều có tiềm lực tài chính mạnh và lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tùy vào năng lực cạnh tranh cũng như chiến lược mà các cơng ty sẽ chọn cho mình các chiến lược khác nhau như: Thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, sử dụng một cách sáng tạo các kênh phân phối, khai thác quan hệ với các nhà cung cấp, cơ hội thị trường, rào cản rút lui thị trường, tính đa dạng cạnh tranh, sự rút lui khỏi ngành.... để thu hút được khách hàng. Vì vậy, các mặt hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu của Công ty TNHH THAIPRO gặp phải những áp lực cạnh tranh lớn. Không

những phải cạnh tranh với các hãng hóa mỹ phẩm nhập khẩu của các đối thủ mà còn phải cạnh tranh với cả đối thủ trong nước tại thị trường Việt Nam, khiến sự cạnh tranh càng gay gắt hơn.

Ngành hố mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngồi “nhảy vào” thông qua khiến cho cuộc chơi trong ngành này đang nghiêng về doanh nghiệp ngoại. Theo báo cáo từ Nielsen, Thị trường hóa mỹ phẩm VN hiện đang được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn với doanh thu ước tính bình qn giai đoạn 2015 - 2018 là gần 160 - 180 triệu USD/năm, tốc độ doanh số bán ra tăng bình qn hơn 30%. Theo Hội Hóa mỹ phẩm TPHCM (2017), cả nước hiện có khoảng hơn 630 doanh nghiệp (DN), cơ sở đang hoạt động trong ngành hóa mỹ phẩm, có sức cạnh tranh lớn như:

STT Cơng ty phân phối, chi nhánh siêu thị cạnh tranh hiện tại với công ty

TNHH Thaipro

1

Cơng ty TNHH MTV Đầu tư TMDV XNK Hồng Phúc, với dây chuyền và công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến, cung cấp hóa mỹ phẩm chất lượng, an toàn dễ sử dụng với nhiều mẫu mã đa dạng

2

Công ty TNHH Faso Việt Nam – là đơn vị nhập khẩu và phân phối hóa mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam từ các thương hiệu nổi tiếng Pororo, Dori dori, Pigeon...;

3 Công ty TNHH Elite; Công ty TNHH Ecolife (Korea) ,...

4

Hệ thống chuỗi siêu thị cao cấp Sunflower Market, là thương hiệu hàng đầu nước Mỹ về các sản phẩm tẩy rửa và vệ sinh tự nhiên, không sử dụng hương thơm hóa học, khơng dùng chất tạo màu gây dị ứng.

5

Hệ thống siêu thị Big C, Vinmart, Circle K,... mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý, đều có sức cạnh tranh lớn đối với hóa mỹ phẩm nhập khẩu của cơng ty TNHH Thaipro

Bên cạnh đó, Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế toàn cầu tạo ra nhiều thuận lợi cho các cơng ty nước ngồi muốn kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Các

DN nước ngồi, với thế mạnh sẵn có như thương hiệu lâu đời, uy tín trên thị trường quốc tế, hệ thống đại lý rộng, dịch vụ đa dạng, tài chính lớn, chun mơn, nhân sự mạnh,.. có thể từng bước chiếm lĩnh thị trường mặt hàng hóa mỹ phẩm tại Việt Nam rất dễ dàng, gây thêm nhiều khó khăn cho cơng ty TNHH THAIPRO.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, công ty TNHH Thaipro phải đối mặt với rất nhiều đối thủ trong ngành, và các sản phẩm hóa mỹ phẩm nhập khẩu cũng không ngoại lệ. Hiện tại, tại thị trường Việt Nam có rất nhiều hãng cung cấp mặt hàng hóa mỹ phẩm cơng ty đang kinh doanh (bao gồm bột giặt, nước xả vải, lau sàn và tẩy toilet ) nổi tiếng như:

Bột giặt: Omo, Viso, Tide, Lix, Vì Dân,...

Nước xả vải: Downy, Comfor, D-nee, Aro, Shairin,... Lau sàn: Su Duck, Gift, Vim, Okay Pink,...

Tẩy toilet: Duck, Gift, Vim, Okay Pink,... 3.3.1.2. Khách hàng

Ngày nay, sự thỏa mãn của khách hàng là nhân tố chính mang lại thành cơng cho bất cứ một doanh nghiệp nào. Mọi doanh nghiệp làm ăn chân chính và tồn tại lâu dài được tạo ra từ sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ công ty đem lại cho họ.

Nhu cầu khách hàng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là hóa mỹ phẩm ngày càng nhiều. Khách hàng có rất nhiều lựa chọn riêng cho mình với vơ số các loại nhãn hàng liên quan tới 4 mặt hàng hóa mỹ phẩm kinh doanh hiện tại của công ty TNHH Thaipro, bao gồm nước giặt, xả vải, lau sàn và toilet. Chính vì vậy, khách hàng chính là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của công ty.

Dưới đây là số liệu thu thập được về tình hình sử dụng các loại hóa mỹ phẩm phổ biến trên thị trường Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khách hàng họ có rất nhiều lựa chọn cho mình những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng, được ưa chuộng toàn cầu, tin dùng lâu năm. Do đó, Thaipro thực sự khó khăn trong việc cạnh tranh với các hãng đó, phải đề ra chiến lược hợp lý, vừa phải giữ lại khách hàng lâu năm, vừa phải tìm kiếm những khách hàng mới để quảng bá sản phẫm cũng như đem lại doanh thu lợi nhuận cho công ty TNHH Thaipro.

Bảng 3.4: Tỷ lệ sử dụng các loại hóa mỹ phẩm Việt Nam 2017

Xếp hạng Nước tẩy toilet Nước lau sàn Bột giặt Xả vải

Hạng 1 Vim 60.9% Sunlight 81.0% Omo 64% Comfort 49%

Hạng 2 Duck 28.9% Gift 12.2% Ariel 20% Downy 15.6%

Hạng 3 Gift 7.5% Lix 2.6% Aba 3% D- Nee 12%

Hạng 4 Okay 1.3% Mr Clean 1.5% Attack 3.1% Lix 10.6%

Hạng 5 Khác 1.4% Khác 2.7% Khác 9.9% Khác 12.8%

(Nguồn: Vinaresearch)

Mặt khác, với sự phát triển chung của xã hội, theo phân khúc thị trường số lượng khách hàng có thu nhập cao và siêu cao cũng khá đơng, họ địi hỏi u cầu về sản phẩm cao hơn, là một trong những yếu tố gây khơng ít khó khăn cho cơng ty TNHH Thaipro.

Biểu đồ 3.1: GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2014-2017

Đơn vị : triệu USD

2014 2015 2016 2017 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 7 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017)

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016. Trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46%; quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của nhiều năm trở lại đây. Điều đó cho thấy

con số khách hàng thu nhập cao ngày càng tăng, cũng chính là việc họ chuyên sử dụng

hóa mỹ phẩm nhập khẩu ngoại, từ các thị trường có thương hiệu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu,.. gây ra khơng ít khó khăn cho công ty TNHH Thaipro bởi

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu của công ty TNHH THAIPRO (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)