Ghi chú: (*): có ý nghĩa ở mức 10%; (**) có ý nghĩa ở mức 5%; (***): có ý nghĩa ở mức 1%
Kiểm định Arellano-Bond Serial Correlation cho GMM được thực hiện, cho kết quả hầu hết các mơ hình hồi quy ước lượng GMM trong nghiên cứu đều thỏa mãn AR(1) có ý nghĩa thống kê và AR(2) khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là ước lượng GMM là phù hợp khi khơng có hiện tượng tự tương quan và khơng có hiện tượng over-identifying restrictions. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tài sản thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014. Cụ thể, tác động này được thảo luận trong phần trình bày sau đây:
- Kết quả hồi quy cho thấy biến Lai, t-1có tác động ngược chiều với tỷ số lợi nhuận rịng trên tài sản ROA và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong mối quan hệ với biến tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, biến Lai, t-1 cũng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Trong khi đó, biến Lai, t- 2 lại có tác động cùng chiều với tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE nhưng biến này lại khơng có ý nghĩa thống kê trong cả hai mơ hình.Do đó, tỷ lệ tài sản thanh khoản La có mối quan hệ tuyến tính ngược chiều với tỷ số lợi nhuận rịng trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, khi ta tăng tỷ lệ tài sản thanh khoản thì sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời. Hệ số hồi quy là -0.197070 trong mơ hình của biến phụ thuộc ROA và là -0.423993 trong mơ hình của biến phục thuộc ROE, như vậy khi tỷ lệ tài sản thanh khoản tăng 1% thì tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA sẽ giảm 0.197070 % và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE sẽ giảm 0.423993 %. Kết quả về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản và tỷ suất sinh lời phù hợp với những nghiên cứu và giả thiết cho rằng việc các ngân hàng quá chú trọng vào tài sản thanh khoản và khả năng đảm bảo tính thanh khoản trong ngắn hạn mà bỏ qua hoặc không chú ý đến đầu tư tài sản dài hạn sẽ không đạt được tỷ suất sinh lời cao.
Tuy nhiên nếu các ngân hàng chỉ tập trung vào đầu tư dài hạn để tăng tỷ suất sinh lời mà bỏ quên mất vấn đề thanh khoản sẽ dễ rơi vào tình trạng mất thanh khoản đáp ứng cho các nghĩa vụ nợ đến han dẫn đến nguy cơ phá sản hoặc bị buộc phải sát nhập như trường hợp của một số ngân hàng Habubank, Trustbank,…
- Biến Lai,t-1*mkt_incomei,t có mối quan hệ ngược chiều với tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Khi các ngân hàng tăng sự phụ thuộc vào các khoản thu nhập từ dịch vụ và kinh doanh, việc tăng tỷ lệ tài sản thanh khoản sẽ càng làm giảm tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với biến tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, biến Lai,t-1*mkt_incomei,t lại thể hiện mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) cũng cho kết quả cùng chiều với biến tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE.
- Kết quả cho thấy biến Lai,t-1*reposi,t có mối quan hệ tác động cùng chiều với tỳ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE. Khi các ngân hàng không phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chứng khoán phái sinh, việc các ngân hàng nắm giữ thêm tài sản thanh khoản sẽ càng làm tỷ suất sinh lời giảm đi.Trong cả hai mơ hình, biến này đều có ý nghĩa ở mức 1%.
- Biến Lai,t-1*GDPi,t tác động cùng chiều với tỷ số lợi nhuân ròng trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE nhưng biến này chỉ có ý nghĩa thống kê 1% trong mơ hình của tỷ số lợi nhn ròng trên tài sản ROA cịn trong mơ hình cuả tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE biến này khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là trong điều kiện nền kinh tế xấu đi, các ngân hàng nắm giữ thêm tài sản thanh khoản sẽ càng làm tỷ suất sinh lời giảm đi.
- Kết quả hồi quy cho thấy biến leverage I,t-1 có tác động cùng chiều với tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA và tác động ngược chiều vơi tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE. Biến này khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình của
biến tỷ số lợi nhuận rịng trên tài sản ROA và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% trong mơ hình của biến tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE. Biến leverage I,t-1 là thương số giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, biến này càng cao
nghĩa là ngân hàng vay nợ nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số hồi quy -0.003778 có ý nghĩa là khi các ngân hàng tăng tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu của mình 1% thì tỷ số lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu ROE sẽ giảm 0.003778 %. Bằng chứng thực nghiệm này cho thấy khi một ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận của nó. Một tỷ lệ nợ cao quá mức thường đi kèm với một khoản trả lãi vay cao, nếu ngân hàng hoạt động không hiệu quả nguồn vốn này sẽ dẫn dến nguy cơ suy giảm lợi nhuận.Khi các món nợ này đến hạn,các ngân hàng cịn phải đối mặt đến nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu họ chỉ chú trọng đầu tư vào những tài sản khơng có tính thanh khoản. Do đó, để giải quyết vấn đề về thanh khoản thì các ngân hàng phải cân đối được cơ cấu nguồn vốn giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu để vừa đảm bảo được lợi nhuận cho mình và vẫn chịu được những cú sốc của nền kinh tế.
- Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 Tier1 I,t-1 cũng cho kết quả ngược chiều với tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE.Trong cả hai mơ hình, biến này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số hồi quy là -0.024039 trong mơ hình cuả biến phụ thuộc ROA và -0.191276 trong mơ hình của biến phụ thuộc ROE. Khi ta tăng tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 1% sẽ làm giảm tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA là 0.024039 % và giảm tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE 0.191276 %. Do đó, các ngân hàng phải cân đối giữa khả năng sinh lời và sức khỏe tài chính của mình để có được tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 thích hợp.
- Biến CPIi,t-1 có tác động cùng chiều với tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE , trong cả hai mơ hình biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Biến tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với lợi nhuận
ngân hàng cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã dự đoán được lạm phát kỳ vọng và linh hoạt trong quá trình điều chỉnh lãi suất, giúp gia tăng được lợi nhuận. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Beckmann(2007), Demirguc-Kunt và Huizinga (1998), cho thấy mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tỷ suất sinh lời. Biến GDPi, có mối quan hệ ngược chiều với tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA , còn biến thất nghiệp lại cho thấy kết quả tác động tích cực lên cả hai tỷ suất sinh lời ROA và ROE. Kết quả này của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ngược lại với kết quả của các ngân hàng của Mỹ và Canada trong nghiên cứu cuả Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) . Nguyên nhân có thể là do hạn chế về mặt số liệu nghiên cứu, số liệu của các ngân hàng Mỹ và Canada là trong các năm 1997-2008 có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của hệ thống ngân hàng từ giai đoạn tăng trưởng nóng đến khủng hoảng tài chính và phục hồi .Trong khi các năm 2007-2014 trong bài nghiên cứu tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta chủ yếu trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái.Một nguyên nhân nữa là hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa được hoàn thiện như hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế.
Kết luận chương 4
Bài nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tỷ lệ tài sản thanh khoản đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 thơng qua mơ hình hồi quy. Bài nghiên cứu này đã tiến hành kiểm định tác động của tỷ lệ tài sản thanh khoản đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thông các biến độc lập: tỷ lệ tài sản thanh khoản (La), tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh và dịch vụ (mkt_income), tỷ lệ chứng khoán phái sinh (repos), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (tier1), tỷ lệ của tổng tài sản trên vốn chủ sỡ hữu (leverage), tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam (GDP), tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam (CPI), tỷ lệ thất nghiệp hàng năm của Việt Nam (UNE). Theo kết quả nghiên cứu, các biến trên đều có tác động đáng kể đến hai biến tỷ số lợi nhuận ròng
trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE. Căn cứ vào thực trạng thanh khoản và tỷ suất sinh lời được phân tích trong chương này, tác giải đưa ra một số giải pháp từ nhiều phía nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và nâng cao tỷ suất sinh lời cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ở chương 5 của luận văn này.
CHƯƠNG 5: MÔT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.
5.1. Đị nh hướ ng phát tri ể n c ủ a ngành ngân hàng Vi ệ t Nam
Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Các ngân hàng Việt Nam phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng theo hướng ổn định, bền vững, ngang tầm với các ngân hàng trên thế giới và khu vực về quy mơ, năng lực tài chính, quản trị, dịch vụ và cơng nghệ ngân hàng, mơ hình phát triển ngân hàng phù hợp vơi cơ cấu phát triển kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế đáp ứng đầy đủ nhu cầu và tiện ích xã hội trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và tồn cầu hóa.
Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước; thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, chủ động với các cơng cụ chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới; phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng theo hướng thiết lập một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thơng suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các thành viên thị trường.
Các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại trong nước, phải có những đổi mới mạnh mẽ trong mơ hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đồn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, tạo dựng thương hiệu với những giá trị cốt lõi của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế (mục tiêu này sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể, như tỷ lệ đủ vốn, tổng tài sản có, tỷ lệ ROE, ROA,…); xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mơ, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.
5.2. M ộ t s ố ki ế n ngh ị nh ằ m h ạ n ch ế r ủ i ro thanh kho ả n và nâng cao t ỷ su
ấ t sinh l ờ i c ủ a các ngân hàng thương m ạ i c ổ ph ầ n Vi ệ t Nam
5.2.1. Đối với ngân hàng Nhà nước
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ khơng đủ giấy tờ có giá hoặc khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thơng qua cơng cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nước rất ngắn hạn và các ngân hàng thương mại được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản, với sự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ phát triển (cơng nghệ, nhân lực…) của các ngân hàng trong nước.
Xây dựng chính sách và quy trình kiểm sốt, đo lường rủi ro (dần tiến tới các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an tồn thanh khoản). Việc Thơng tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc hướng dẫn, kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại. Theo đó ngân hàng Nhà nước đã dần đưa các chuẩn mực quốc tế
liên quan đến việc đảm bảo an toàn thanh khoản vào Việt Nam với sự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ phát triển (cơng nghệ, nhân lực…) của các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên nếu so sánh với các tiêu chuẩn liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản ở Hiệp ước Basel II và Basel III thì các quy định của ngân hàng Nhà nước tại Thơng tư 13 cịn tương đối cách xa. Điều này có thể dẫn đến cái nhìn sai lệch về tình hình thanh khoản của toàn hệ thống. Do vậy ngân hàng Nhà nước cần xem xét và điều chỉnh các chính sách, quy định này cho phù hợp hơn nữa để hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng hiệu quả và lành mạnh hơn.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại dựa trên những phân tích số liệu từ tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng Nhà nước, hệ thống thanh toán bù trừ qua ngân hàng hay hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mà ngân hàng Nhà nước đóng vai trị làm đầu mối thanh tốn. Thơng qua phân tích số liệu và các giao dịch qua hệ thống này, ngân hàng Nhà nước có thể đánh giá đươc tình hình thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ trọng các giao dịch vay vốn trên thị trường liên ngân hàng nhằm bù đắp thiếu hụt thanh khoản hàng ngày, tình hình vay thấu chi tại ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho ngân hàng, số lượng các lệnh thanh toán bị treo do ngân hàng không đủ tiền để