1.3. Cơ sở lý luận của hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng
1.3.1. Hoạt động bồi dưỡng cán bộ Đoàn chuyên trách
1.3.1.1. Cán bộ Đoàn
Cán bộ Đoàn là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực chính trị - xã hội được Đảng giao nhiệm vụ cơng tác vận động đồn kết tập hợp thanh, thiếu nhi, trực tiếp thực hiện công tác vận động tuyên tuyền giáo dục thanh thiếu niên theo đường lối giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn. Cán bộ Đoàn bao gồm cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyên trách; cán bộ không chuyên trách, cán bộ làm công tác Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Thơng qua hoạt động thực tiễn cơng tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi để phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm về số lượng và chất lượng, từng bước trẻ hố đội ngũ cán bộ Đồn các cấp, quan tâm cán bộ cơ sở, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc, tôn giáo.
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn là: “Nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và
từng bước trẻ hố đội ngũ cán bộ Đồn gắn với việc tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ, nhằm tạo sự chuyển biến mới trong cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi, để góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đảng, chính quyền và đồn thể nhân dân”.
* Tiêu chuẩn cán bộ Đoàn:
Ngoài các tiêu chuẩn chung được quy định trong các nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố VIII, cán bộ Đồn cần có các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ chính trị, chun mơn, năng lực tham mưu, chỉ đạo và khả năng tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đồn, chương trình cơng tác của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao.
- Có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác thanh vận, ngoại ngữ, tin học phù hợp với lĩnh vực cơng tác. Nhiệt tình và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, được rèn luyện từ thực tiễn phong trào, được thanh thiếu nhi tín nhiệm.
Một số tiêu chuẩn cụ thể của Bí thư Đồn cơ sở (xã, phường, thị trấn): Trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ khơng q 35 tuổi. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hố nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thơng trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
1.3.1.2. Phương thức bồi dưỡng cán bộ Đoàn chuyên trách
Do đặc thù của công tác Đồn, cán bộ phải kiêm nhiệm cơng tác khác hoặc do số lượng cán bộ chuyên trách ít nên phương thức đào tạo cần phải đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng đối tượng:
* Đào tạo tập trung: Áp dụng đối với đối tượng cán bộ Đoàn dự bị, cán bộ Đoàn chuyên trách trong diện quy hoạch. Phương thức đào tạo này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Đoàn được tập trung cho việc học, nghiên cứu chuyên sâu, không bị chi phối bởi những công việc khác, thời gian học được rút ngắn tối đa.
* Đào tạo tại chức: Dành cho cán bộ đương nhiệm, khó có điều kiện học tập trung. Phương thức này địi hỏi người cán bộ Đồn phải có nghiêm túc, có ý thức tự giác, chủ động tự nghiên cứu để bổ sung thêm cho những kiến thức cho bản thân. Đồng thời phải biết sắp xếp thời gian để vừa đảm bảo việc học vừa đảm bảo hồn thành cơng việc của mình.
* Bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn:
- Bồi dưỡng, tập huấn theo chức danh: Là phương thức đào tạo mới dành riêng cho từng chức danh (ví dụ: bí thư Đồn phường – xã, bí thư Đồn trường, ủy viên Ban Thường vụ quận huyện Đồn phụ trách cơng tác tổ chức…). Đưa nội dung bồi dưỡng, tập huấn bám sát theo những yêu cầu công
việc cụ thể, chuyên sâu của từng chức danh. Từng bước xem đây là một trong những u cầu có tính bắt buộc trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
- Bồi dưỡng, tập huấn từng chuyên đề: Dành cho những nội dung mang tính chuyên sâu, cần tập trung quán triệt sâu rộng trong tổ chức Đồn. Ví dụ: Cơng tác xây dựng ngoài quốc doanh, Quán triệt các nghị quyết của Ban chấp hành Huyện Đồn… Phương thức bồi dưỡng này có thể áp dụng cho rộng rãi cán bộ Đoàn ở cơ sở khi cần thiết.
- Bồi dưỡng, tập huấn định kỳ: Thường được tổ chức hằng năm để triển khai chương trình cơng tác năm của Đoàn, quán triệt những quan điểm chỉ đạo mới và hướng dẫn những nội dung hoạt động trọng tâm.
- Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ cán bộ Đồn: Là hình thức được thực hiện thường xuyên. Tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho cán bộ Đoàn, nhất là cán bộ cấp chi đoàn và Đoàn cơ sở.
1.3.1.3. Vị trí, vai trị của cán bộ Đồn chun trách
Ban Bí thư Trung ương Đồn ln xác định rằng cán bộ Đồn có vai trị quyết định đối với phong trào thanh niên. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đồn trong thời kì mới là một u cầu có tính chất bắt buộc, sống cịn, quyết định sự thành công hay không thành công của việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Vấn đề quan trọng không kém để thúc đẩy phong trào Đoàn phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều thanh niên tham gia là vai trò của người “cán bộ Đoàn, thủ lĩnh thanh niên”. Cán bộ Đồn có giỏi mới khơi dậy được tính tình nguyện, tự nguyện và tự giác trong thanh niên để phát triển phong trào ngày càng sâu rộng. Người cán bộ Đồn phải có “máu thanh niên” nhiệt tình, tình nguyện tham gia cơng tác Đồn; đồng thời phải là người thanh niên ưu tú, trưởng thành từ phong trào quần chúng và thực sự tiêu biểu, địi hỏi cán bộ Đồn phải tư duy mới, cách nghĩ và cách làm mới. Họ có thể khơng được gì về vật chất, có thể cịn mất nhiều thứ như thời gian, cơng sức, nhưng cái họ có được cịn đáng q hơn nhiều đó là
tinh thần, tình cảm của tập thể, là kinh nghiệm cuộc sống cũng như những kỹ năng làm việc. Cũng bởi vậy, họ tự mang trên mình một trách nhiệm đối với tập thể. Khi đã mang trên mình trách nhiệm đó, việc góp phần đưa phong trào Đồn đi lên trở thành mục đích và là điều mong muốn của tất cả những người tham gia hoạt động cơng tác Đồn. Điều khó nhất khi làm cán bộ Đoàn là làm sao thu hút được tất cả mọi người cùng tham gia những hoạt động chung, điều này địi hỏi khơng chỉ một cá nhân làm mà phải có một bộ máy, mạng lưới hoạt động. Khi đó phải tìm ra những người có năng lực lãnh đạo, tâm huyết với công việc.
Trong giai đoạn hiện nay, với rất nhiều sự thay đổi lớn của xã hội, tư tưởng của con người cũng có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Dường như một bộ phận lớn thanh niên, sinh viên thời nay khơng cịn hoặc rất ít quan tâm đến những hoạt động chung hoặc các hoạt động chung không đủ sức thu hút sự quan tâm của họ, họ không muốn gắn bó vào tập thể mà chỉ tìm niềm vui trong những nhóm bạn bè nhỏ với những thú vui mới của thời đại, điều nguy hiểm là những thanh niên như vậy sẽ có bản lĩnh chính trị rất kém. Trong thời điểm chuyển giao xã hội này, hơn bao giờ hết, vai trị của Đồn Thanh niên trở nên vơ cùng quan trọng, bởi chỉ có tổ chức Đồn và các phong trào thanh niên mới có thể tiếp cận một cách gần gũi được với giới trẻ, hướng họ theo những suy nghĩ và đi con đường đúng đắn. Nhưng để Đoàn Thanh niên phát huy được vai trị của mình, cần phải có đội ngũ cán bộ Đồn có năng lực, nhiệt tình, sáng tạo, có bản lĩnh chính trị, nhanh nhạy với thời cuộc. Có như vậy phong trào Đồn mới có thể duy trì, có thể thu hút đơng đảo đồn viên thanh niên cùng tham gia.
Người cán bộ Đoàn cần được đào tạo một cách toàn diện với những nội dung phù hợp với vị trí cơng tác, với đặc thù của khu vực, đối tượng, phù hợp với điều kiện tổ chức của đơn vị. Cụ thể là những nội dung sau:
* Lý luận cơ bản: Bao gồm lý luận chính trị và lý luận cơng tác thanh vận. Trang bị những kiến thức mang tính nền tảng, những quan điểm về công
tác thanh niên, tạo tiền đề để người cán bộ Đồn có thể nâng cao bản lĩnh và nhận thức chính trị, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
* Nghiệp vụ – kỹ năng cơng tác Đồn cả về phong trào và cơng tác xây dựng Đoàn: Hướng dẫn cách thức xây dựng nội dung, triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động; nghiệp vụ công tác tổ chức – xây dựng Đoàn; kỹ năng sinh hoạt thanh niên… Nội dung này sẽ giúp ích cho người cán bộ Đồn trong q trình tác nghiệp nên cần được hướng dẫn thật cụ thể, rõ ràng.
* Kinh nghiệm thực tiễn: Trao đổi, giới thiệu những mơ hình, giải pháp hay từ thực tiễn từ cơ sở. Những kinh nghiệm này có thể giúp cho người cán bộ Đoàn học hỏi và nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn đơn vị mình.
* Chuyên môn nghiệp vụ: Bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ Đồn. Đồng thời chuẩn bị cho cơng tác quy hoạch cán bộ chuyên trách sau khi thôi làm công tác Đoàn.