Tình huống 2

Một phần của tài liệu Tiểu luận so sánh những qui định pháp lý về hối phiếu theo ULB1930 và luật công cụ chuyển nhượng của việt nam 2005 và minh họa trường hợp cụ thể và rút ra bài học (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 3 : TÌNH HUỐNG MINH HOẠ VÀ BÀI HỌC RÚT RA

3.2. Tình huống 2

Ngày 01/08/2010, công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng thức ăn gia súc của công ty D ở Thái Lan theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm 60 ngày sau ngày xuất trình hối phiếu. Ngày 08/08/2010, công ty D giao hàng, lập bộ chứng từ, hối phiếu và chuyển cho ngân hàng ThaiBank để thu hộ tiền ở công A. Sau khi nhận được chỉ thị nhờ thu từ công ty A, ThaiBank lập chỉ thị nhờ thu và chuyển toàn bộ chứng từ kèm hối phiếu đến Agribank HCM nhờ thu hộ tiền của công ty A. Agribank HCM nhận được bộ chứng từ kèm hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ngày 12/08/2010 và thông báo ngay cho công ty A và gửi kèm hối phiếu. Công ty A nhận được vào ngày 13/08/2010, nhưng sau khi xác nhận với hãng vận chuyển, tàu chưa cập cảng. Công ty A quyết định chưa ký chấp nhận thanh toán tờ hối phiếu. Ngày 15/09/2010, công ty A nhận được giấy báo của hãng tàu là ngày 18/09/2010 tàu sẽ cập cảng. ngày 18/09/2010, công ty A quyết định ký chấp nhận thanh toán tờ hối phiếu để đổi lấy chứng từ nhận hàng.

Theo bạn, những hành động này của cơng ty A có hợp lệ hay khơng? Tại sao?

Trả lời:

Theo luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005

Theo khoản b, điểm 1 Điều 18 thì “Hối phiếu địi nợ có ghi thời hạn thanh toán

theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật này phải xuất trình để yêu cầu chấp nhận trong thời hạn một năm kể từ ngày ký phát.” Với tình huống này ta thấy:

 Hối phiếu là loại hối phiếu trả chậm có ghi thời hạn thanh tốn là 60 ngày sau ngày xuất trình

 Ngày ký phát hối phiếu là ngày 08/08/2010

 Ngày xuất trình là ngày 13/08/2010

Như vậy việc xuất trình hối phiếu địi nợ để u cầu chấp nhận của cơng ty D là hợp lệ.

Tại Điều 19 “Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận

hối phiếu đòi nợ trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày hối phiếu địi nợ được xuất trình.” Ở đây hối phiếu được xuất trình vào ngày 13/08/2010 nhưng đến tận

ngày 18/09/2010 cơng ty A mới ký chấp nhận thanh tốn vào tờ hối phiếu để đổi lấy chứng từ. Như vậy theo Điều 23 hối phiếu này đã không được công ty A ký chấp nhận trong thời hạn quy định nên hối phiếu đã bị coi là từ chối chấp nhận.

Do đó, những hành động này của cơng ty A là không hợp lệ theo luật công cụ chuyển nhượng.

Theo luật Hối phiếu của Thái Lan:

Theo Điều 928. Xuất trình hối phiếu :“Người nắm giữ hối phiếu địi nợ có

thời hạn thanh tốn vào một ngày nhất định sau khi nhìn thấy phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận trong vòng sáu tháng kể từ ngày ký phát.”

Như vậy việc xuất trình hối phiếu để chấp nhận của công ty A là hợp lệ.

Theo Điều 931. Chấp nhận hối phiếu: “Sự chấp nhận được viết trên mặt của

hối phiếu địi nợ. Nó được thể hiện bằng từ "chấp nhận", hoặc bất kỳ thuật ngữ tương đương khác và được ký bởi người bị ký phát. Chỉ chữ ký của người bị ký phát trên bề mặt hối phiếu mới tạo thành sự chấp nhận hợp lệ.”

Do luật của Thái Lan không qui định bắt buộc về thời hạn chấp nhận hối phiếu nên việc kí chấp nhận của Cơng ty A vào ngày 18/09/2010 là hợp lệ nếu như phần kí chấp nhận này đầy đủ chữ kí của Cơng ty A (Người bị ký phát trên hối phiếu), chữ “đã chấp nhận” hoặc thuật ngữ tương tự.

Theo ULB 1930:

Tương tự như luật công cụ chuyển nhượng, ULB 1930 cũng qui định về thời hạn xuất trình như sau: “Ðiều 23: Những hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm

năm theo ngày ký phát hối phiếu. Người ký phát có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này. Thời hạn này có thể được rút ngắn lại bởi những người ký hậu.”

Như vậy việc xuất trình hối phiếu để thanh tốn ở trường hợp này là hợp lệ.

Về thủ tục chấp nhận ULB qui định:

“Ðiều 25: Chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ “đã chấp nhận” hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký vào. Người trả tiền chỉ ký đơn giản lên mặt của hối phiếu.

Khi hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình, hoặc khi nó phải được xuất trình để xin chấp nhận trong một thời gian nhất định theo một quy định đặc biệt, sự chấp nhận phải được ghi ngày tháng và ngày hối phiếu được chấp nhận, trừ khi người cầm giữ hối phiếu yêu cầu là nó phải được ghi là ngày tháng xuất trình.”

Do ULB khơng qui định bắt buộc về thời hạn chấp nhận hối phiếu nên việc kí chấp nhận của Cơng ty A vào ngày 18/09/2010 là hợp lệ nếu như phần kí chấp nhận này đầy đủ chữ kí của Cơng ty A, chữ “đã chấp nhận” hoặc thuật ngữ tương tự, ngày chấp nhận (do đây là hối phiếu có kì hạn thanh tốn là 60 ngày kể từ ngày xuất trình).

Từ việc phân tích tính hợp lệ về hành động chấp nhận hối phiếu của Công ty A theo ba nguồn luật trên ta có thể rút ra kết luận như sau:

 Có sự trái ngược về tính hợp lệ về hành động của cơng ty A theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 và Luật Hối phiếu của Thái Lan

 Tuy nhiên Việt Nam và Thái Lan đều áp dụng ULB 1930 (Việt Nam áp dụng năm 1937, Thái Lan áp dụng năm 1954) nên trong trường hợp 2 nguồn luật của Việt Nam và Thái Lan có xung đột thì sẽ áp dụng theo ULB 1930.

Một phần của tài liệu Tiểu luận so sánh những qui định pháp lý về hối phiếu theo ULB1930 và luật công cụ chuyển nhượng của việt nam 2005 và minh họa trường hợp cụ thể và rút ra bài học (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)