7. Cấu trúc của Luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao
1.4.1. Yếu tố khách quan
1.4.1.1. Qui mô đào tạo
Thông thường, khi định mức tính giờ chuẩn không thay đổi, qui mô đào tạo tăng lên đòi hỏi số lượng ĐNGV tăng lên theo và ngược lại; khi qui mô đào tạo giảm xuống thì tất yếu qui mơ giảng viên cũng giảm theo.
lượng) của các trường Cao đẳng trong cả nước đều tăng lên. Do vậy yêu cầu đặt ra cần phải có ĐNGV tăng lên tương ứng với nhu cầu đào tạo mới đáp ứng được nhiệm vụ chiến lược phát triển của các trường.
1.4.1.2. Tiêu chuẩn giảng viên
Với sự phát triển vượt bậc của KHCN như hiện nay, cùng với quá
trình phát triển của nền kinh tế xã hội, với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục, tiêu chuẩn của ĐNGV đòi hỏi ngày càng cao. u cầu chuẩn hóa về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm phải được nâng cao rõ rệt. Đây là yếu tố khách quan trong quá trình phát triển của Nhà trường, đặc biệt là quản lí ĐNGV của Nhà trường trong lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học.
1.4.1.3. Cơ chế chính sách chung của Nhà nước đối với đội ngũ những người làm công tác giảng dạy.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ln có những chính sách quan tâm đến cơng tác giáo dục đào tạo nói chung và quan tâm đến đời sống, vật chất, tinh thần của ĐNGV nói riêng. Chính vì vậy ĐNGV của Nhà trường luôn xác định rõ nhiệm vụ để yên tâm công tác đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
Trong điều kiện kinh tế thị trường thì thù lao được hưởng cao hay thấp tương ứng với giá trị sức lao động là một trong những yếu tố quan trọng thu hút nguồn lao động có chất lượng cao hay thấp vào ngành, lĩnh vực đó.
Trong bối cảnh chung, các trường Cao đẳng nên có những điều kiện
thuận lợi để quan tâm cả về vật chất và tinh thần tới ĐNGV, từng bước nâng cao thu nhập, động viên, khích lệ tinh thần của họ để ĐNGV yên tâm công tác, yêu nghề, gắn bó với trường hơn.
1.4.2. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí đội ngũ giảng viên của các trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật.
1.4.2.1. Sự hấp dẫn của cơ sở đào tạo
truyền thống, uy tín của cơ sở đào tạo có chất lượng cao sẽ được sự quan tâm của những giáo viên chất lượng cao; đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV.
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình là một trường có uy tín và đào tạo chất lượng. Vì vậy địi hỏi ngành nghề đào tạo phải có chất lượng đáp ứng của nhu cầu xã hội ngày nay.
1.4.2.2. Sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Nhà trường về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên.
Nếu lãnh đạo thực sự quan tâm, tạo điều kiện; đưa ra được những chính sách khuyến khích thỏa đáng, cơ chế phù hợp chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho các GV tích cực học tập, nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chất lượng ĐNGV.
Trong thời kỳ KHCN phát triển, lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện cho ĐNCB, GV học tập, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ chính trị, khả năng ngoại ngữ, tin học. Chính điều này làm cho trình độ và khả năng chun mơn của ĐNGV đang công tác tại Nhà trường trong những năm qua nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đào tạo của các trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật.
1.4.2.3. Công tác tuyển dụng, tuyển chọn
Trong q trình cơng tác căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ của Nhà trường trong từng giai đoạn, theo qui luật của sự vận động và phát triển, một số GV trong ĐNGV sẽ bị đào thải, hoặc đến tuổi nghỉ chế độ, hoặc một số giảng viên thun chuyển vị trí, hay nhận cơng tác khác.
Vì vậy, việc tuyển dụng, bổ sung ĐNCB thay thế đảm bảo đủ số lượng, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa là một trong những nội dung rất quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lí đội ngũ giảng viên. Nếu làm tốt cơng tác này chắc
chắn số lượng giảng viên của Nhà trường luôn đảm bảo.
1.4.2.4. Cơng tác bố trí, điều động cán bộ
Đội ngũ cán bộ, GV có phát triển, phát huy được những sở trường và chuyên mơn của mình hay khơng phụ thuộc rất lớn vào việc bố trí và điều động cán bộ. Nếu bố trí cán bộ hợp lí, đúng khả năng chun mơn, đúng tầm thì mới phát huy được khả năng, năng lực của người đó. Nếu bố trí khơng đúng chun mơn và khả năng của cán bộ, giảng viên đó thì khó có thể phát huy được năng lực của bản thân họ.
1.4.2.5. Điều kiện mơi trường làm việc
Một tổ chức có mơi trường làm việc tốt, có văn hóa, tinh thần hợp tác và cộng đồng cao sẽ phát huy sức mạnh tập thể. Sống trong môi trường lành mạnh đó mọi người sẽ thấy phấn khởi, yên tâm và có trách nhiệm hơn với cơng việc và ngược lại.
1.4.2.6. Cơng tác quản lí, thanh tra, đánh giá
Cơng tác quản lí, giám sát và đánh giá kịp thời để động viên và nhắc nhở ĐNGV là một trong những nội dung quan trọng góp phần quản lí ĐNGV của Nhà trường ngày một phát triển.
Tiểu kết chương 1
Thứ nhất: Luận văn đã thiết lập cơ sở lí luận cho nội dung nghiên cứu
về quản lí ĐNGV là:
- Làm tường minh các khái niệm cơ bản cho nội dung nghiên cứu về quản lí ĐNGV các trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật. Đó chính là mục tiêu mà hệ biện pháp quản lí ĐNGV phải hướng tác động và đạt được. Đồng thời việc phân tích chi tiết nội dung quản lí ĐNGV và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ĐNGV là cơ sở cho luận văn đề ra các biện pháp.
- Kinh nghiệm rút ra từ những nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngồi nước qua cách tiếp cận quản lí nguồn nhân lực, từ góc độ tâm lí, giáo dục học đã cho thấy rằng, nội dung QL ĐNGV là sự thống nhất hữu cơ trên 3
mặt: Phát triển đội ngũ, sử dụng đội ngũ và xây dựng môi trường công tác.
Thứ hai: Kết quả nghiên cứu về “QL ĐNGV” cùng với việc nhờ các
thành tựu khoa học khác đã xác lập cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng của công tác QL ĐNGV. Đó là nội dung sẽ được giải quyết tiếp tục ở chương 2 và chương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH
2.1. Những thơng tin cơ bản về trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình
2.1.1. Quá trình thành lập
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình có tiền thân là trường Trung học Kinh tế Thái Bình thành lập năm 1960. Năm 1989 các trường Trung học Kinh tế Thái Bình, Trường Kinh tế Kỹ thuật Tại chức Thái Bình và Trường dạy nghề Thái Bình sát nhập lại thành trường Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Năm 2000 Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình theo QĐ 4844/QĐ- BGD&ĐT- TCCB ngày 14 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định 712/2001/QĐ-UB của UBND Tỉnh Thái Bình.
Tháng 5/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng lưới phát triển thành Trường Đại học Thái Bình vào giai đoạn 2008-2010. Tháng 7 năm 2007, Trường đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng lưới nâng cấp trường thành Trường Đại học giai đoạn 2008-2010. Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã có Thơng báo kết luận số 235-TB/TU ngày 02/11/2007, nêu rõ: “ Thống nhất chủ trương thành lập Trường Đại học Thái Bình trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình”. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình trực thuộc UBND Tỉnh
Thái Bình, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo về công tác đào tạo, được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước áp dụng cho các trường Đại học và Cao đẳng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh Nhà trường
* Chức năng
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng và các trình độ khác
thấp hơn theo các hình thức chính quy và khơng chính quy, đáp ứng thiết thực nhu cầu đào tạo cán bộ và nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu công tác;
- Hợp tác, phối kết hợp với các trường Đại học trong vùng, trong nước trong hoạt động và từng bước phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học;
* Nhiệm vụ
- Tổ chức, đào tạo trình độ Cao đẳng và các trình độ khác thấp hơn, các ngành nghề mà địa phương, khu vực có nhu cầu cấp thiết như: Kỹ thuật công nghiệp, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật nông nghiệp, Dịch vụ, Kế tốn, Tài chính ngân hàng, Chế biến nơng sản thực phẩm,...
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu, đặc điểm địa phương, góp phần phát triển cộng đồng;
- Tổ chức các hình thức giáo dục thường xuyên, giáo dục cộng đồng như: Bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao trình độ, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân trong Tỉnh;
- Thực hiện liên kết, hợp tác với các trường Đại học, cơ sở nghiên cứu trong nước, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu của Nhà trường.
* Sứ mệnh của Nhà trường
- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng về các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng...và các trình độ khác thấp hơn phục vụ cho sự phát triển của Tỉnh và các Tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
- Liên kết đào tạo với các trường Đại học trong cả nước để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
* Trụ sở của Nhà trường hiện nay
Nơi đặt trụ sở: Hiện nay, Trường có 2 cơ sở:
- Cơ sở 1: Số 12 Đường Hồng Cơng Chất, Phường Quang Trung – Thành Phố Thái Bình. Diện tích 1,2ha (Hiện nay là cơ sở chính của Nhà trường)
- Cơ sở 2: Tại khu quy hoạch đường Hồng Cơng Chất kéo dài (cách cơ sở 1 là 500m), diện tích là 25ha.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện tại cơ sở chính của nhà trường là cơ sở 1, tổng diện tích mặt bằng là 12.000m2. Tổng diện tích mặt bằng đã xây dựng 7.640m2 , tổng diện tích sử dụng là 18.218m2 bao gồm 54 phòng học. Nhà làm việc và hiệu bộ 56 phịng với 2.495m2 , có 12 phịng khách (thiết kế liên hồn, khép kín) với 216m2 .
2.1.3. Tổ chức bộ máy của Nhà trường
Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mơ và hình thức đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình, Bộ máy của Nhà trường được tổ chức theo quy chế của trường Cao đẳng.
- Ban Giám hiệu: 4 người - 7 phòng chức năng + Phịng Tổ chức hành chính + Phịng Quản lý đào tạo + Phịng Tài vụ
+ Phòng Quản trị đời sống
+ Phịng Cơng tác Học sinh sinh viên
+ Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế + Phòng Thanh tra và Kiểm định chất lượng - 3 Trung tâm
+ Trung tâm Tuyển sinh;
+ Trung tâm Tư vấn và Tại chức + Trung tâm Dạy nghề
- 6 Khoa:
+ Khoa Đại cương + Khoa Kinh tế + Khoa Tài chính Kế tốn + Khoa Kỹ thuật + Khoa Tin học + Khoa Luật - Các tổ chức chính trị: Nhà trường có 1 Đảng bộ gồm 10 chi bộ, 98 đảng viên, 2 chi bộ HSSV, có 21 chi bộ sinh hoạt tạm thời gồm 876 Đảng viên
BAN GIÁM HIỆU
Phòng Thanh Tra và Kiểm định chất lượng cchất Phịng Quản lí đào Tạo Phịng Tài Vụ Phòng Tổ Chức Hành chính Phịng Cơng Tác HSSV Phịng Quản Trị Đời Sống Khoa
Đại Khoa Kinh
Khoa Kế Khoa Kỹ Khoa Luật Khoa Tin Trung Tâm Tư vấn Trung Tâm Trung Phòng Quản lí Khoa học & Hợp tác QT
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng KTKT Thái Bình
4/ Quy mơ đào tạo - Bậc Cao đẳng
+ Ngành Quản trị doanh nghiệp + Ngành Kế toán doanh nghiệp + Ngành Tin học quản lý + Ngành Kế toán tổng hợp + Ngành Tài chính ngân hàng + Ngành Cơng nghệ cơ khí + Ngành Thư ký văn phòng + Ngành Dịch vụ pháp lý - Bậc Trung cấp
+ Kế toán doanh nghiệp + Kế toán ngân sách xã + Tin học văn thư + Tin học kinh tế
+ Chế biến nông sản thực phẩm + Điện dân dụng
2.1.4. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường
2.1.4.1. Hoạt động đào tạo
Trong 5 năm gần đây, quy mô đào tạo, chất lượng của Nhà trường không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng và các loại hình đào tạo chính quy, khơng chính quy từ trình độ đào tạo nghề, THCN, Cao đẳng và liên kết với một số trường đào tạo trình độ Đại học, kết quả đạt được qua các
năm được thể hiện qua các mặt sau:
* Về quy mô đào tạo
Là một trong những Trường có số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào tốp cao nhất trong các trường Cao đẳng trong Tỉnh. Trong các năm gần đây, tuyển sinh các hệ của Nhà trường đều được tăng qua từng năm như hệ Cao đẳng, hệ Trung cấp, hệ Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng cao hơn năm trước.
Ngoài ra, hàng năm Nhà trường còn tuyển sinh hệ Cao đẳng hệ vừa làm vừa học và liên kết đào tạo Đại học.
Bảng 2.1. Thực trạng quy mô đào tạo của nhà trường qua các năm
1.Trung cấp 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 - Chính quy 350 350 350 400 400 - Liên kết 200 150 150 140 140 2. Cao đẳng 600 600 700 900 800 3. Đại học 500 550 550 550 500 Tổng số 1650 1650 1750 1990 1840
1650 1650 1750 1990 1840 0 500 1000 1500 2000 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng Số lượng
Hình 2.2. Biểu đồ quy mơ đào tạo của Nhà trường qua 5 năm
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ hình 2.2 cho thấy quy mơ đào tạo của Nhà trường ngày càng tăng qua các năm do nhu cầu của người học. Năm 2006, năm 2007 quy mô đào tạo khơng đổi nhưng đến năm 2008 thì quy mơ đào tạo đã tăng lên 100 người, năm 2009 quy mô đào tạo tăng lên 240 người. Điều đó nói lên rằng quy mơ đào tạo của nhà trường ngày càng tăng, chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được khẳng định và được đánh giá cao.
Bảng 2.2. Thực trạng quy mô đào tạo 5 năm 2006- 2010
Hệ đào tạo 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 Hệ Cao đẳng 542 609 674 942 965 Hệ Trung cấp 348 562 508 523 447 Hệ bồi dưỡng 76 84 145 152 171
Liên kết ĐH vừa làm vừa học 571 541 588 598 584
Tổng cộng 1537 1796 1915 2215 2167