Mẫu học sinh Việt Nam trong PISA 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm gia đình và thành tích toán học của học sinh việt nam trong PISA 2012 luận văn ths giáo dục học 60 14 01 20 (Trang 51)

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.5. Mẫu học sinh Việt Nam trong PISA 2012

Mẫu của đề tài nghiên cứu bao gồm 4,959 HS ở 162 trường, trong đó số lượng HS nam là 2,311 (chiếm 46.6%) và HS nữ là 2,648 (chiếm 53.4%). HS Việt Nam tham gia PISA 2012 chủ yếu là HS lớp 10 (chiếm (86.4%) và đang theo học chương trình THPT (chiếm 82%). Phần lớn HS (chiếm 90%) đã được đi học mẫu giáo và đa số đều vào tiểu học đúng độ tuổi (chiếm 76%). Ý thức kỷ luật của HS được đánh giá là tốt với 84% HS chưa bao giờ đi học muộn, 91% HS chưa bao giờ nghỉ học không phép trong hai tuần gần đây nhất, 94% HS chưa bao giờ trốn hoặc bỏ tiết.

Thông tin cụ thể về HS Việt Nam trong PISA 2012 được trình bày ở bảng 2.5. dưới đây.

Bảng 2.5. Một số đặc điểm của mẫu

Câu hỏi Các phương án lựa chọn Số lượng Tỷ lệ %

Giới tính Q4 Nữ 2,648 53,4 Nam 2,311 46,6 Lớp Q1 Lớp 7 18 0,4 Lớp tám 111 2,2 Lớp 9 356 7,2 Lớp 10 4,285 86,4 Dữ liệu thiếu 189 3,8 Chương trình học Q2 Trung học cơ sở 451 9,1 Trung học phổ thông 4,069 82,1 Phổ thông nhiều cấp học 250 5,0 Giáo dục thường xuyên 155 3,1

Trung cấp nghề 34 0,7

Năm sinh Q3 1996 4,959 100

Học mẫu giáo

Q5 Không 437 8,8

Có, một năm hoặc ít hơn 1,141 23,0 Có, trên một năm 3,364 67,8

Độ tuổi vào tiểu học Q6 5 tuổi 119 2,4 6 tuổi 3,737 75,4 7 tuổi 928 18,7 Chưa bao giờ lưu ban Q7 Tiểu học 4,676 94,3 Trung học cơ sở 4,622 93,2 Trung học phổ thông/Trung cấp chuyên nghiệp/Trung cấp nghề 3,920 79,0 Chưa bao giờ đi học muộn

Q8 Chưa bao giờ đi học muộn trong hai tuần học gần đây nhất

4,154 83,8

Nghỉ học không phép

Q9 Chưa bao giờ nghỉ học cả ngày không xin phép trong hai tuần học gần đây nhất 4,521 91,2 Trốn hoặc bỏ tiết học

Q10 Chưa bao giờ trốn/bỏ học các tiết trong hai tuần học gần đây nhất

4,641 93,6

2.6. Tiểu kết Chƣơng 2

Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo từng giai đoạn. Trước tiên, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thơng qua việc tìm hiểu kỹ cả ba bảng hỏi HS (biểu A, B và C) để tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến đặc điểm gia đình. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu và sử dụng cơ sở dữ liệu PISA 2012 do OCED công bố cho tất cả các nước giam gia.

Sau khi nghiên cứu bảng hỏi HS và từ cơ sở dữ liệu đã có, tác giả chọn ra các câu hỏi và các biến tương ứng để đo các khía cạnh thuộc về đặc điểm gia đình. Tổng cộng, có 25 biến đơn và biến tổng hợp được chọn, tương ứng với 15 câu hỏi trong bảng hỏi HS.

Từ cơ sở dữ liệu, tác giả đã trích xuất phần dữ liệu của Việt Nam để tiến hành phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích được trình bày trong Chương 3.

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH VÀ THÀNH TÍCH TỐN HỌC CỦA HỌC SINH VIỆT

NAM TRONG PISA 2012

3.1. Thực trạng về đặc điểm gia đình của HS Việt Nam trong PISA 2012

Ngơi nhà là trường học đầu tiên của một đứa trẻ, nơi bố mẹ dạy cho trẻ những chuẩn mực và giá trị cơ bản trước khi trẻ bước sang giai đoạn giáo dục chính thức. Mơi trường gia đình tốt đẹp và thuận lợi có đầy đủ điều kiện việc học sẽ thúc đẩy khả năng trí tuệ và tư duy học thuật của các em.

Theo Adekeyi [2.55]: “Để trở thành những công dân ưu tú của xã hội, ngoài những nỗ lực và khả năng của trẻ, nếu bố mẹ có nguồn lực, kỹ năng và biết áp dụng hiệu quả vào việc ni dạy con cái, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, niềm vui vẻ và niềm tự hào cho dân tộc và khuyến khích sự phát triển và chung sống hịa bình”.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong muôn vàn các yếu tố quyết định đến sự thành cơng học tập của trẻ, các yếu tố: trình độ học vấn của bố mẹ, thu nhập gia đình và gia đình ngun vẹn có mối tương quan thuận với thành tích học tập; ngược lại số anh chị em trong gia đình có mối tương quan âm.

Bên cạnh đó, việc thúc đẩy sự tham gia của bố mẹ đem lại nhiều lợi ích đáng kể: tăng cường thành tích học tập và sự tự tơn của HS, nâng cao hành vi và thói quen học tập của HS, giảm tỷ lệ nghỉ học và bỏ học [2.56].

Nghiên cứu của Niebuhr đã tìm ra mối quan hệ giữa hai yếu tố tác động

đến thành tích học tập ở trường của HS, đó là bầu khơng khí trường học và mơi trường gia đình [2.57].

Tương tự, Marcon [2.60] phát hiện ra rằng sự kiểm soát cao của bố mẹ có liên quan đến thành tích cao trong học tập của con cái. Những bậc bố mẹ có trình độ sẽ ln có thái độ tốt đối với giáo dục và cung cấp những tài liệu học tập để hỗ trợ

và phục vụ cho quá trình học tập của trẻ, ví dụ: phần mềm truyền hình, băng video hướng dẫn, tiểu thuyết, sách, báo và tạp chí chun khảo.

Ở Hồng Kơng, phụ huynh được khuyến khích trở thành “đối tác” của nhà trường bằng cách tham gia vào nhiều hoạt động tổ chức ở trường. Ngồi vai trị là “giáo viên tại nhà” để giúp con cái giải quyết bài tập về nhà, bố mẹ còn là “người đánh giá” về chất lượng trường học những ý kiến đánh giá này được xem là một phần trong cơ chế đảm bảo chất lượng tại Hồng Kơng.

Đặc điểm gia đình, trong đề tài nghiên cứu này, được đo bằng các biến số: cấu trúc gia đình, nguồn gốc gia đình, ngơn ngữ nói ở nhà, nghề nghiệp của bố mẹ (loại hình và tính chất cơng việc), trình độ học vấn của bố mẹ, các điều kiện hỗ trợ học ở nhà, quan điểm của bố mẹ về toán học, HS học ở nhà cùng với bố mẹ hoăc người thân ...

3.1.1. Cấu trúc gia đình

Trí thơng minh khơng là phải yếu tố duy nhất quyết định đến thành tích học tập của HS mà cịn có nhiều thành phần trong mơi trường học tập. Nhiều nghiên cứu khác đã nêu rõ: thành tích học tập ở trường của trẻ em xuất thân từ gia đình đơn thân thấp hơn so với những trẻ xuất thân từ gia đình nguyên vẹn. Hơn nữa, mơi trường gia đình thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập ở độ tuổi trưởng thành, chẳng hạn như: những trẻ em Hoa Kỳ đang sống bố mẹ đơn thân phải đối mặt với nguy cơ học kém và khả năng bỏ học cao hơn so với trẻ em sống trong các gia đình nguyên vẹn [2.59, 2.60]

Những trẻ em lớn lên trong sự nuôi dưỡng và chăm sóc của cả bố và mẹ đều có thành tích học tập tốt hơn, thường có khả năng kết thúc chương trình giáo dục phổ thơng và hồn thành chương trình giáo dục đại học, có nhiều khả năng được tuyển dụng ở độ tuổi trưởng thành sớm hơn so với những em sống với bố mẹ đơn thân [2.61].

Những tác động tiêu cực đến thành tích học tập của HS đến từ trong gia đình đơn thân hầu hết là do các biến can thiệp/kiểm soát như mức thu nhập của bố mẹ, việc làm của người mẹ, kỳ vọng của bố mẹ và việc bố mẹ giúp con học ở nhà [2.62].

Bên cạnh đó, trẻ được sống trong những gia đình ngun vẹn ít có khả năng thể hiện hành vi đạo đức kém ở trường. Bố mẹ của những HS này thường xuyên tham gia vào các hoạt động học tập ở trường và đặt nhiều kỳ vọng vào việc học tập của con.

Những hạn chế giáo dục của trẻ em trong các gia đình bố mẹ đơn thân khơng chỉ xuất hiện ở Hoa Kỳ, các nghiên cứu so sánh xuyên quốc gia đã nêu lên khoảng cách về điều kiện giáo dục giữa trẻ em từ các gia đình đơn thân so với gia đình nguyên vẹn ở các nước Úc, Anh, Canada, Phần Lan, Ireland, Hà Lan, New Zealand, Na Uy và Thụy Điển [2.63].

Ở Việt Nam, theo khái niệm trong tổng điều tra dân số, “hộ” hay “hộ gia đình” là một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung ở chung [1.14]. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, có 78.5% gia đình hạt nhân và 7.3% gia đình đơn thân ở Việt Nam.

Bảng 3.1. Cấu trúc gia đình Việt Nam trong PISA 2012

Số lượng Tỷ lệ % Gia đình đơn thân (HS ở với bố hoặc mẹ) 1066 21.5 Gia đình nguyên vẹn (HS ở với cả bố và mẹ) 3893 78.5

Tổng 4959 100

3.1.2. Ngơn ngữ nói ở nhà

Mối liên hệ giữa ngơn ngữ nói ở nhà và thành tích học tập ở trường của trẻ đã được Bernstein [2.63] phát hiện ra. Ông lập luận rằng: “Nếu trẻ nào không biết sử dụng ngơn ngữ chính thức phải học ở trường, thì đầu tiên là em đó phải hiểu được ngơn ngữ giáo viên nói trước khi bắt đầu học các mơn”.

Sau đó hai thập kỉ, Lindholm & Aclan [2.65] đã tìm ra sự ảnh hưởng của năng lực ngôn ngữ với thành tích học tập; các tác giả này nhấn mạnh sự hỗ trợ đắc lực của năng lực sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ với KQHT của HS ở trường.

Trong phạm vi nghiên cứu này, biến tổng hợp ngơn ngữ nói ở nhà (LANGN) bao gồm: (1) ngơn ngữ nói ở nhà chính là ngơn ngữ sử dụng trong

kỳ đánh giá; (2) ngôn ngữ ở nhà khác ngôn ngữ sử dụng trong kỳ đánh giá. Trong PISA 2012, đa số HS Việt Nam cho biết các em đều dùng ngơn ngữ sử dụng trong kỳ đánh giá đó là Tiếng Việt.

Bảng 3.2. Ngơn ngữ nói ở nhà của HS Việt Nam

Số lượng %

Tiếng Việt 4854 97,9

Ngôn ngữ khác 105 2,1

Tổng 4959 100,0

3.1.3. Nghề nghiệp của bố mẹ

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung phân tích hai khía cạnh thuộc về nghề nghiệp của bố mẹ, gồm có: loại hình cơng việc và tính chất công việc của bố mẹ HS Việt Nam.

3.1.3.1. Loại hình cơng việc

Bảng hỏi HS trong PISA 2012 đưa ra hai câu hỏi mở về tên nghề của bố mẹ, HS sẽ tự viết tên nghề của bố mẹ vào chỗ trống. Sau đó, các câu trả lời của HS được cán bộ ở các nước mã hóa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp của Tổ chức Lao động quốc tế [2.66]. Theo bảng phân loại này, có 10 nhóm ngành, nghề lớn và được gán mã từ 0 đến 10, bao gồm:

Mã 0: Lực lượng vũ trang

Mã 2: Cán bộ chuyên môn (khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, công nghệ thơng tin, kinh doanh, pháp luật, văn hóa)

Mã 3: Kỹ thuật viên, chuyên viên tư vấn Mã 4: Nhân viên văn phòng, hỗ trợ Mã 5: Nhân viên dịch vụ, kinh doanh

Mã 6: Lao động lành nghề trong các ngành nông, lâm và ngư nghiệp Mã 7: Lao động thủ công mỹ nghệ, dịch vụ thương mại

Mã 8: Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị, động cơ Mã 9: Lao động phổ thông

Trong PISA 2012, trung bình, những HS có bố mẹ làm việc trong các ngành nghề thuộc về chun mơn thường có thành tích tốn học tốt hơn so với các em khác; những HS có bố mẹ làm các nghề lao động cơ bản thường có kết quả thấp hơn so với các em khác.

Ở một phát hiện khác: HS ở các nước Colombia, Indonesia, Italy, Mexico, Peru và Thụy Điển là những trường hợp ngoại lệ khi những HS có bố mẹ làm cán bộ lãnh đạo, quản lý lại đạt điểm trung bình ở lĩnh vực Tốn học cao nhất so với những em khác.

“Tuy nhiên, HS ở Phần Lan và Nhật Bản đều đạt thành tích cao như nhau bất kể của bố mẹ làm nghề nghiệp, cơng việc gì” [2.67]. Dù có khoảng cách khá lớn về thành tích tốn học của HS có bố mẹ làm việc trong ngành nghề chuyên môn so với những em khác; nhưng khoảng cách này khá nhỏ đối với thành tích đọc hiểu

Theo ISCO, Các nhóm nghề chính này tiếp tục được phân loại dựa trên đặc thù kỹ năng của từng nghề, cụ thể:

“Những nghề ở Mức kỹ năng 1 liên quan đến việc thực hiện các công việc giản đơn, lao động chân tay, như: quét dọn, vận chuyển hàng hóa, phụ trợ lao động ….

Ở Mức kỹ năng 2 là các nghề liên quan đến việc thực hiện các cơng việc như: vận hành máy móc và thiết bị điện tử, điều khiển phương tiện, bảo trì và sửa chữa các thiết bị cơ khí, sắp xếp và lưu trữ thông tin.

Mức kỹ năng 3 là các nghề liên quan đến việc thực hiện các công việc chuyên môn phức tạp, vốn kiến thức về một lĩnh vực nhất định.

Cuối cùng, nhóm nghề Mức kỹ năng 4 cao nhất là thực hiện các cơng việc có tính chất thức tạp như giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định; yêu cầu có kỹ năng tổng hợp và nghiên cứu”.

Mối quan hệ giữa 10 nhóm nghề chính và 4 mức kỹ năng được tóm lược trong Bảng 3, Phụ lục 2.

Kết quả phân tích cho thấy: đa số bố mẹ của HS Việt Nam làm trong các ngành nơng, lâm và ngư nghiệp (chiếm 54%).

Bảng 3.3. Nhóm ngành, nghề của bố mẹ HS Việt Nam

Mã nghề Mẹ Bố Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 0 21 0,4 81 1,6 1 52 1,0 118 2,4 2 253 5,1 183 3,7 3 24 0,5 84 1,7 4 74 1,5 50 1,0 5 686 13,8 522 10,5 6 2680 54,0 2695 54,3 7 270 5,4 591 11,9 8 30 0,6 273 5,5 9 840 16,9 213 4,3 Dữ liệu thiếu 29 0,6 149 3,0 Tổng 4959 100 4959 100

3.1.3.2. Tính chất cơng việc

Theo [2.68]: “việc làm của bố mẹ sẽ có hai tác động trái ngược đến thành tích học tập của trẻ”. Một mặt, bố mẹ có nguồn thu nhập là điều cần thiết để đáp ứng các nhu cầu giáo dục của con cái, cũng như để tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngược lại, sự vắng mặt của bố mẹ trong thị trường lao động có thể dẫn đến việc họ sẽ không đủ kiến thức và kinh nghiệm để giáo dục con Tuy nhiên, nếu bố mẹ dành phần lớn thời gian trong ngày vào cơng việc có thể làm giảm thời gian của họ dành cho con cái và ít tham gia vào các hoạt động cùng với con cái ở trường.

Trong PISA 2012, tính chất cơng việc của bố mẹ được đo bằng 04 mức: (1) Làm việc toàn thời gian <nhận lương>; (2) Làm việc bán thời gian <nhận lương>; (3) Khơng có việc nhưng đang tìm việc; và (4) Khác (ví dụ: nội trợ, nghỉ hưu).

Trung bình ở các nước OECD, có 11% HS cho biết bố “khơng có việc, nhưng đang việc” hoặc “nội trợ, nghỉ hưu”; trong khi đó, con số này là 28% đối với tính chất cơng việc của mẹ.

Tính chất cơng việc của bố mẹ có mối liên kết chặt chẽ với điều kiện KT-XH, có một khoảng cách lớn thành tích giữa những HS có bố mẹ đang “làm việc toàn thời gian” hoặc “bán thời gian” so với các em có bố mẹ “khơng có việc, nhưng đang việc” hoặc “nội trợ, nghỉ hưu”. Tuy nhiên, sau

khi tính cả điều kiện KT-XH, HS ở các nước OECD có bố khơng có việc thấp hơn 6 điểm thành tích so với HS có bố đang làm việc; sự chênh lệch này là 8 điểm khi so sánh tính chất cơng việc của người mẹ [2.69].

Kết quả phân tích thống kê cho thấy: tỉ lệ bố và mẹ có việc làm (toàn thời gian hoặc bán thời gian) lần lượt là 35,2% và 50,4%. Để phục vụ cho mục đích phân tích dữ liệu, một biến mới bomedilamnhanluong được tạo ra

để tìm hiểu mối liên hệ giữa thành tích tốn học với việc bố mẹ đi làm (tồn thời gian và bán thời gian, nhận lương).

Bảng 3.4. Tính chất công việc bố và mẹ của HS Việt Nam

Mẹ Bố

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Làm việc toàn thời gian <nhận lương> 1193 24,1 1688 34,0 Làm việc bán thời gian <nhận lương> 550 11,1 812 16,4 Khác (ví dụ: nội trợ, nghỉ hưu) 3028 61,1 2026 40,9 Khơng có việc, nhưng đang tìm việc 116 2,3 202 4,1

Dữ liệu thiếu 72 1,5 231 4,7

Tổng 4959 100 4959 100

3.1.4. Trình độ học vấn của bố mẹ

Trình độ học vấn là mức học vấn cao nhất của bố mẹ, từ bậc trung học phổ thông đến bậc giáo dục cao đẳng, đại học. Thông thường, những bậc phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm gia đình và thành tích toán học của học sinh việt nam trong PISA 2012 luận văn ths giáo dục học 60 14 01 20 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)