Cronbach's Alpha Số lượng mục hỏi
0.677 3
Bảng 2.4. Hệ số tƣơng quan giữa các mục hỏi
Biến quan sát Tương quan giữa các mục hỏi
Cronbach's Alpha nếu loại biến
ST35Q04 0,573 0,481
ST35Q05 0,568 0,479
ST35Q06 0,353 0,770
Theo kết quả phân tích trong bảng 2.4, thang đo này được chấp nhận với hệ số Cronbach's Alpha đạt từ 0.6 trở lên [2.50]; các mục hỏi được chấp nhận với hệ số tương quan giữa các mục hỏi đều đạt từ 0.3 trở lên [2.51].
2.2.5. Chiến lƣợc phân tích
Đề tài áp dụng cách xây dựng mơ hình hóa để phân tích nghiên cứu. Tác giả tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan, xây dựng mơ hình phù hợp và áp dụng vào phân tích cơ sở dữ liệu để tìm ra kết quả nghiên cứu.
2.3. Tổng quan về cơ sở dữ liệu PISA 2012
PISA xây dựng quy định chung về thu thập dữ liệu tiêu chuẩn dành cho tất cả các nước tham gia. Các bộ công cụ khảo sát bao gồm các câu hỏi khảo sát giống nhau và các quy trình thu thập dữ liệu được áp dụng thống nhất đối với tất cả các nước tham gia nhằm đảm bảo chất lượng dữ liệu thu được [2.52].
Trong quá trình thu thập và quản lý dữ liệu PISA, một số nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm riêng của Trung tâm Quốc gia (National Centre) hoặc
nhà thầu quốc tế (international contractor). Mặc khác, có một số nhiệm vụ sẽ được cả hai bên cùng phối hợp thực hiện.
Trách nhiệm của nhà thầu quốc tế Trách nhiệm của Trung tâm Quốc gia
Trách nhiệm của nhà thầu quốc tế phối hợp với Trung tâm Quốc gia
Biểu đồ 2.2. Quản lý dữ liệu và các nhiệm vụ khác của PISA [2.53]
Trước tiên, nhà thầu quốc tế cung cấp phần mềm quản lý dữ liệu
KeyQuest cho tất cả các Trung tâm Quốc gia. KeyQuest đã được cấu hình
trước để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của PISA 2012; tuy nhiên vẫn được phép điều chỉnh công cụ như bổ sung thêm các câu hỏi quốc gia, xóa bỏ hoặc điều chỉnh một số câu hỏi.
Điều kiện tiên quyết cho việc đề xuất điều chỉnh quốc gia của KeyQuest là được sự thông qua của nhà thầu quốc tế.
Sau khi nhận được KeyQuest, Trung tâm Quốc gia tiến hành chọn mẫu HS và tiến hành điều chỉnh KeyQuest để chuẩn bị cho kỳ đánh giá. Sau khi
kết thúc việc tổ chức kỳ đánh giá và hồn thành việc mã hóa các câu trả lời của HS, Trung tâm Quốc gia nhập dữ liệu vào KeyQuest, xây dựng báo cáo về độ giá trị để xác minh việc nhập dữ liệu và gửi dữ liệu cho nhà thầu quốc tế.
Trong quá trình làm sạch dữ liệu, nhà thầu quốc tế gửi báo cáo làm sạch và có thể yêu cầu Trung tâm Quốc gia giải trình những vấn đề vướng
Chọn mẫu trường Các tài liệu nguồn
Quản lý dữ liệu
mắc (nếu có) trong cơ sở dữ liệu. Các bộ dữ liệu quốc gia sẽ được liên tục cập nhật dựa trên thông tin được Trung tâm Quốc gia cung cấp.
“Cơ sở dữ liệu hồn chỉnh chính thức sẽ được trình lên OECD, sau đó là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc tế công khai” (OECD, 2013).
Cơ sở dữ liệu quốc tế PISA 2012 gồm có năm tập tin dữ liệu: ba tập tin dữ liệu là các câu trả lời của HS, một tập tin dữ liệu là câu trả lời của hiệu trưởng nhà trường và một là câu trả lời của phụ huynh. Tất cả đều được cung cấp dưới dạng tập tin fixed width text (hoặc ASCII) với các tập tin điều khiển tương ứng là SAS® và SPSS® (OECD, 2012).
2.4. Tổng thể trong PISA 2012
Tổng thể PISA quốc tế là những HS 15 tuổi đang học lớp từ 7 trở lên ở các cơ sở giáo dục, các chương trình đào tạo nghề hoặc các loại hình chương trình giáo dục khác. Độ tuổi của tổng thể sẽ phụ thuộc trực tiếp vào các ngày tổ chức khảo sát.
Theo yêu cầu quốc tế, việc đánh giá phải được tiến hành trong vòng 42 ngày - gọi là giai đoạn khảo sát, tính từ ngày 01 tháng 3 năm 2012 đến ngày 31 tháng 8 năm 2012, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Do phần lớn các kỳ khảo sát đều diễn ra vào tháng 4, nên tổng thể quốc tế được xác định là tất cả HS trong độ tuổi từ 15 năm 3 tháng đến 16 năm và 2 tháng. Như vậy, đối với tất cả các nước tổ chức đánh giá vào tháng 4 năm 2012, tổng thể được xác định là tất cả những HS sinh năm 1996 và đang theo học tại các cơ sở giáo dục theo quy định trên (OECD, 2013).
Theo quy định của PISA 2012, một số trường hợp HS bị loại trừ khỏi khung mẫu gồm có: HS bị khuyết tật trí tuệ, HS bị khuyết tật chức năng và HS có năng lực ngơn ngữ hạn chế (được giảng dạy dưới một năm bằng ngôn ngữ đánh giá) [2.54].
2.5. Mẫu học sinh Việt Nam trong PISA 2012
Mẫu của đề tài nghiên cứu bao gồm 4,959 HS ở 162 trường, trong đó số lượng HS nam là 2,311 (chiếm 46.6%) và HS nữ là 2,648 (chiếm 53.4%). HS Việt Nam tham gia PISA 2012 chủ yếu là HS lớp 10 (chiếm (86.4%) và đang theo học chương trình THPT (chiếm 82%). Phần lớn HS (chiếm 90%) đã được đi học mẫu giáo và đa số đều vào tiểu học đúng độ tuổi (chiếm 76%). Ý thức kỷ luật của HS được đánh giá là tốt với 84% HS chưa bao giờ đi học muộn, 91% HS chưa bao giờ nghỉ học không phép trong hai tuần gần đây nhất, 94% HS chưa bao giờ trốn hoặc bỏ tiết.
Thông tin cụ thể về HS Việt Nam trong PISA 2012 được trình bày ở bảng 2.5. dưới đây.
Bảng 2.5. Một số đặc điểm của mẫu
Câu hỏi Các phương án lựa chọn Số lượng Tỷ lệ %
Giới tính Q4 Nữ 2,648 53,4 Nam 2,311 46,6 Lớp Q1 Lớp 7 18 0,4 Lớp tám 111 2,2 Lớp 9 356 7,2 Lớp 10 4,285 86,4 Dữ liệu thiếu 189 3,8 Chương trình học Q2 Trung học cơ sở 451 9,1 Trung học phổ thông 4,069 82,1 Phổ thông nhiều cấp học 250 5,0 Giáo dục thường xuyên 155 3,1
Trung cấp nghề 34 0,7
Năm sinh Q3 1996 4,959 100
Học mẫu giáo
Q5 Không 437 8,8
Có, một năm hoặc ít hơn 1,141 23,0 Có, trên một năm 3,364 67,8
Độ tuổi vào tiểu học Q6 5 tuổi 119 2,4 6 tuổi 3,737 75,4 7 tuổi 928 18,7 Chưa bao giờ lưu ban Q7 Tiểu học 4,676 94,3 Trung học cơ sở 4,622 93,2 Trung học phổ thông/Trung cấp chuyên nghiệp/Trung cấp nghề 3,920 79,0 Chưa bao giờ đi học muộn
Q8 Chưa bao giờ đi học muộn trong hai tuần học gần đây nhất
4,154 83,8
Nghỉ học không phép
Q9 Chưa bao giờ nghỉ học cả ngày không xin phép trong hai tuần học gần đây nhất 4,521 91,2 Trốn hoặc bỏ tiết học
Q10 Chưa bao giờ trốn/bỏ học các tiết trong hai tuần học gần đây nhất
4,641 93,6
2.6. Tiểu kết Chƣơng 2
Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo từng giai đoạn. Trước tiên, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thơng qua việc tìm hiểu kỹ cả ba bảng hỏi HS (biểu A, B và C) để tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến đặc điểm gia đình. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu và sử dụng cơ sở dữ liệu PISA 2012 do OCED công bố cho tất cả các nước giam gia.
Sau khi nghiên cứu bảng hỏi HS và từ cơ sở dữ liệu đã có, tác giả chọn ra các câu hỏi và các biến tương ứng để đo các khía cạnh thuộc về đặc điểm gia đình. Tổng cộng, có 25 biến đơn và biến tổng hợp được chọn, tương ứng với 15 câu hỏi trong bảng hỏi HS.
Từ cơ sở dữ liệu, tác giả đã trích xuất phần dữ liệu của Việt Nam để tiến hành phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích được trình bày trong Chương 3.
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH VÀ THÀNH TÍCH TỐN HỌC CỦA HỌC SINH VIỆT
NAM TRONG PISA 2012
3.1. Thực trạng về đặc điểm gia đình của HS Việt Nam trong PISA 2012
Ngôi nhà là trường học đầu tiên của một đứa trẻ, nơi bố mẹ dạy cho trẻ những chuẩn mực và giá trị cơ bản trước khi trẻ bước sang giai đoạn giáo dục chính thức. Mơi trường gia đình tốt đẹp và thuận lợi có đầy đủ điều kiện việc học sẽ thúc đẩy khả năng trí tuệ và tư duy học thuật của các em.
Theo Adekeyi [2.55]: “Để trở thành những công dân ưu tú của xã hội, ngoài những nỗ lực và khả năng của trẻ, nếu bố mẹ có nguồn lực, kỹ năng và biết áp dụng hiệu quả vào việc ni dạy con cái, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, niềm vui vẻ và niềm tự hào cho dân tộc và khuyến khích sự phát triển và chung sống hịa bình”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong muôn vàn các yếu tố quyết định đến sự thành công học tập của trẻ, các yếu tố: trình độ học vấn của bố mẹ, thu nhập gia đình và gia đình ngun vẹn có mối tương quan thuận với thành tích học tập; ngược lại số anh chị em trong gia đình có mối tương quan âm.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy sự tham gia của bố mẹ đem lại nhiều lợi ích đáng kể: tăng cường thành tích học tập và sự tự tôn của HS, nâng cao hành vi và thói quen học tập của HS, giảm tỷ lệ nghỉ học và bỏ học [2.56].
Nghiên cứu của Niebuhr đã tìm ra mối quan hệ giữa hai yếu tố tác động
đến thành tích học tập ở trường của HS, đó là bầu khơng khí trường học và mơi trường gia đình [2.57].
Tương tự, Marcon [2.60] phát hiện ra rằng sự kiểm sốt cao của bố mẹ có liên quan đến thành tích cao trong học tập của con cái. Những bậc bố mẹ có trình độ sẽ ln có thái độ tốt đối với giáo dục và cung cấp những tài liệu học tập để hỗ trợ
và phục vụ cho quá trình học tập của trẻ, ví dụ: phần mềm truyền hình, băng video hướng dẫn, tiểu thuyết, sách, báo và tạp chí chuyên khảo.
Ở Hồng Kông, phụ huynh được khuyến khích trở thành “đối tác” của nhà trường bằng cách tham gia vào nhiều hoạt động tổ chức ở trường. Ngoài vai trò là “giáo viên tại nhà” để giúp con cái giải quyết bài tập về nhà, bố mẹ còn là “người đánh giá” về chất lượng trường học những ý kiến đánh giá này được xem là một phần trong cơ chế đảm bảo chất lượng tại Hồng Kông.
Đặc điểm gia đình, trong đề tài nghiên cứu này, được đo bằng các biến số: cấu trúc gia đình, nguồn gốc gia đình, ngơn ngữ nói ở nhà, nghề nghiệp của bố mẹ (loại hình và tính chất cơng việc), trình độ học vấn của bố mẹ, các điều kiện hỗ trợ học ở nhà, quan điểm của bố mẹ về toán học, HS học ở nhà cùng với bố mẹ hoăc người thân ...
3.1.1. Cấu trúc gia đình
Trí thơng minh không là phải yếu tố duy nhất quyết định đến thành tích học tập của HS mà cịn có nhiều thành phần trong mơi trường học tập. Nhiều nghiên cứu khác đã nêu rõ: thành tích học tập ở trường của trẻ em xuất thân từ gia đình đơn thân thấp hơn so với những trẻ xuất thân từ gia đình nguyên vẹn. Hơn nữa, mơi trường gia đình thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập ở độ tuổi trưởng thành, chẳng hạn như: những trẻ em Hoa Kỳ đang sống bố mẹ đơn thân phải đối mặt với nguy cơ học kém và khả năng bỏ học cao hơn so với trẻ em sống trong các gia đình nguyên vẹn [2.59, 2.60]
Những trẻ em lớn lên trong sự ni dưỡng và chăm sóc của cả bố và mẹ đều có thành tích học tập tốt hơn, thường có khả năng kết thúc chương trình giáo dục phổ thơng và hồn thành chương trình giáo dục đại học, có nhiều khả năng được tuyển dụng ở độ tuổi trưởng thành sớm hơn so với những em sống với bố mẹ đơn thân [2.61].
Những tác động tiêu cực đến thành tích học tập của HS đến từ trong gia đình đơn thân hầu hết là do các biến can thiệp/kiểm soát như mức thu nhập của bố mẹ, việc làm của người mẹ, kỳ vọng của bố mẹ và việc bố mẹ giúp con học ở nhà [2.62].
Bên cạnh đó, trẻ được sống trong những gia đình ngun vẹn ít có khả năng thể hiện hành vi đạo đức kém ở trường. Bố mẹ của những HS này thường xuyên tham gia vào các hoạt động học tập ở trường và đặt nhiều kỳ vọng vào việc học tập của con.
Những hạn chế giáo dục của trẻ em trong các gia đình bố mẹ đơn thân không chỉ xuất hiện ở Hoa Kỳ, các nghiên cứu so sánh xuyên quốc gia đã nêu lên khoảng cách về điều kiện giáo dục giữa trẻ em từ các gia đình đơn thân so với gia đình nguyên vẹn ở các nước Úc, Anh, Canada, Phần Lan, Ireland, Hà Lan, New Zealand, Na Uy và Thụy Điển [2.63].
Ở Việt Nam, theo khái niệm trong tổng điều tra dân số, “hộ” hay “hộ gia đình” là một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung ở chung [1.14]. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, có 78.5% gia đình hạt nhân và 7.3% gia đình đơn thân ở Việt Nam.
Bảng 3.1. Cấu trúc gia đình Việt Nam trong PISA 2012
Số lượng Tỷ lệ % Gia đình đơn thân (HS ở với bố hoặc mẹ) 1066 21.5 Gia đình nguyên vẹn (HS ở với cả bố và mẹ) 3893 78.5
Tổng 4959 100
3.1.2. Ngơn ngữ nói ở nhà
Mối liên hệ giữa ngơn ngữ nói ở nhà và thành tích học tập ở trường của trẻ đã được Bernstein [2.63] phát hiện ra. Ông lập luận rằng: “Nếu trẻ nào khơng biết sử dụng ngơn ngữ chính thức phải học ở trường, thì đầu tiên là em đó phải hiểu được ngơn ngữ giáo viên nói trước khi bắt đầu học các mơn”.
Sau đó hai thập kỉ, Lindholm & Aclan [2.65] đã tìm ra sự ảnh hưởng của năng lực ngơn ngữ với thành tích học tập; các tác giả này nhấn mạnh sự hỗ trợ đắc lực của năng lực sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ với KQHT của HS ở trường.
Trong phạm vi nghiên cứu này, biến tổng hợp ngơn ngữ nói ở nhà (LANGN) bao gồm: (1) ngơn ngữ nói ở nhà chính là ngơn ngữ sử dụng trong
kỳ đánh giá; (2) ngôn ngữ ở nhà khác ngôn ngữ sử dụng trong kỳ đánh giá. Trong PISA 2012, đa số HS Việt Nam cho biết các em đều dùng ngôn ngữ sử dụng trong kỳ đánh giá đó là Tiếng Việt.
Bảng 3.2. Ngơn ngữ nói ở nhà của HS Việt Nam
Số lượng %
Tiếng Việt 4854 97,9
Ngôn ngữ khác 105 2,1
Tổng 4959 100,0
3.1.3. Nghề nghiệp của bố mẹ
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung phân tích hai khía cạnh thuộc về nghề nghiệp của bố mẹ, gồm có: loại hình cơng việc và tính chất cơng việc của bố mẹ HS Việt Nam.
3.1.3.1. Loại hình cơng việc
Bảng hỏi HS trong PISA 2012 đưa ra hai câu hỏi mở về tên nghề của bố mẹ, HS sẽ tự viết tên nghề của bố mẹ vào chỗ trống. Sau đó, các câu trả lời của HS được cán bộ ở các nước mã hóa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp của Tổ chức Lao động quốc tế [2.66]. Theo bảng phân loại này, có 10 nhóm ngành, nghề lớn và được gán mã từ 0 đến 10, bao gồm:
Mã 0: Lực lượng vũ trang
Mã 2: Cán bộ chuyên môn (khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, công nghệ thơng tin, kinh doanh, pháp luật, văn hóa)
Mã 3: Kỹ thuật viên, chuyên viên tư vấn Mã 4: Nhân viên văn phòng, hỗ trợ Mã 5: Nhân viên dịch vụ, kinh doanh
Mã 6: Lao động lành nghề trong các ngành nông, lâm và ngư nghiệp Mã 7: Lao động thủ công mỹ nghệ, dịch vụ thương mại
Mã 8: Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị, động cơ Mã 9: Lao động phổ thông
Trong PISA 2012, trung bình, những HS có bố mẹ làm việc trong các ngành nghề thuộc về chun mơn thường có thành tích tốn học tốt hơn so với các em khác; những HS có bố mẹ làm các nghề lao động cơ bản thường có kết quả thấp hơn so với các em khác.