Các căn cứ để xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề đạo hàm và ứng dụng ở phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh yếu kém 003 (Trang 28 - 29)

2.1.1. Căn cứ vào cơ sở triết học

Theo Nguyễn Bá Kim [6, tr.183-184]. Trong quá trình học tập của HS ln ln xuất hiện mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Tình huống này phản ánh một cách lôgic và biện chứng quan hệ bên trong giữa tri thức cũ, kĩ năng cũ và kinh nghiệm cũ đối với yêu cầu giải thích sự kiện mới hoặc đổi mới tình thế. Khi dạy học giải quyết vấn đề, giáo viên ln tạo ra các tình huống có vấn đề Đây là nguồn gốc, động lực thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh.

2.1.2. Căn cứ vào cơ sở tâm lí học

Theo các nhà tâm lí học thì con ngƣời chỉ tƣ duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tƣ duy, tức là đứng trƣớc một khó khăn trong nhận thức cần phải khắc phục, một tình huống có vấn đề. Tƣ duy sáng tạo ln ln bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề.

Theo tâm lí học kiến tạo thì học tập là quá trình mà ngƣời học xây dựng những tri thức cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những tri thức sẵn có. Dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với quan điểm này.

2.1.3. Căn cứ vào cơ sở giáo dục học

Dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với nguyên tắc tính tự giác và tích cực, vì nó khêu gợi đƣợc hoạt động học tập mà chủ thể đƣợc hƣớng đích, gợi động cơ trong q trình phát hiện và giải quyết vấn đề . Dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề còn biểu hiện sự thống nhất giữa kiến tạo tri thức, phát triển năng lực trí tuệ và bồi dƣỡng phẩm chất. Những tri thức mới đƣợc kiến tạo nhờ quá trình phát hiện và giải

quyết vấn đề. Tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của kiểu dạy học này là ở chỗ học sinh học đƣợc cách khám phá, tức là rèn luyện cho học sinh cách thức phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Đồng thời cách dạy học này cũng góp phần bồi dƣỡng cho học sinh những đức tính cần thiết của ngƣời lao động sáng tạo nhƣ tính chủ động, tích cực, tính kiên trì vƣợt khó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra.

2.1.4. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn

Điều kiện thực tiễn đó là điều kiện tại cơ quan chúng tôi dự kiến thực nghiệm sƣ phạm. Đó là trƣờng Trung học Phổ thơng Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề đạo hàm và ứng dụng ở phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh yếu kém 003 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)