Mẫu thống kế đối với bài thi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông lương sơn phú thọ (Trang 90 - 97)

Câu Đúng Không đúng

Số 1 SL SL

Số 2 SL SL

Số 40 SL SL

Căn cứ vào bảng thống kê đó, giáo viên sẽ nhận ra được số các học sinh không đạt cho các nội dung là bao nhiêu. Trên cơ sở đó giáo viên sẽ cố kế hoạch phụ đạo cho học sinh, đồng thời theo bảng thống kê đó BGH sẽ có căn cứ để đánh giá giáo viên và xếp loại giáo viên, đồng thời cũng là nội dung để các nhóm chun mơn có kế hoạch điều chỉnh và đổi mới phương pháp dạy học.

Công tác này sẽ phản ánh chính xác năng lực nhận thức cho học sinh và năng lực dạy học đối với giáo viên. Đây là giai đoạn mà giáo viên, cũng như BGH rất quan tâm đối với công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.2.3. Giải pháp 3: Đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ tham gia hoạt động kiểm tra đánh giá

KT ĐG là một công tác chuyên biệt, nên việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG cho các CBQL, GV tham gia hoạt động KTĐG là rất cần thiết. Đội ngũ tham gia hoạt động kiểm tra đánh giá cần phải có những kiến thức và sự hiểu biết về lý thuyết và thực tiễn của KTĐG.

KT ĐG không chỉ đơn giản là việc ra đề thi, chấm bài để cho điểm số, xếp hạng người học cần được coi là một nghành khoa học, là khâu thên chốt trong quá trình đào tạo với vai trò thúc đẩy tính tích cực học tập của người học, điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và học của trò, giúp nhà trường đánh giá việc hoàn thành mục tiêu chương trình và quản lý chất lượng đào tạo. Vì vậy việc trang bị kiến thức, nghiệp vụ về KTĐG cho CBQL, GV và HS là điều rất cần thiết. Khi KTĐG được xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học và đạt được các ngun tắc nhất định thì nó sẽ phát huy được vai trị của mình và làm nên sự thay đổi về chất của quá trình đào tạo.

+ Biện pháp 1: Đào tạo đội ngũ cán bộ chun trách

mơn và các đồng chí nhóm trưởng các nhóm chun mơn. Họ phái được trang bị những kiến thức đầy đủ để năng lực tham gia vào quá trình nghiên cứu và xây dựng, quản lý, điều hành hoạt động KTĐG, do đó việc đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên trách về KTĐG là việc làm rất cần thiết, để giúp đỡ BGH nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục của nhà trường.

Để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này, HPCM sẽ là người trực tiếp nghiên cứu tài liệu về hoạt động KTĐG, đồng thời nghiên cứu các trường lân cận về cách thức chỉ đạo của họ, để truyền đạt, trao đổi và bồi dưỡng đội ngũ này. Việc làm này thường xuyên trong một thời gian ngắn nhà trường sẽ có được một đội ngũ khảo thí vững mạnh, có khả năng đảm nhiệm được việc quản lý hoạt động KTĐG ít nhất ở các bộ môn họ phụ trách.

+ Biện pháp 2: Chuẩn hoá năng lực KTĐG cho đội ngũ giáo viên

Khi GV họ được trang bị nghiệp vụ thì việc biên soạn đề KT, chấm bài, cung cấp thông tin phản hồi cho người học, kết hợp với phương pháp giảng dạy, KTĐG sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo. GV cần có năng lực ra đề, chấm thi và lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá. Đối với trung học phổ thông việc kiểm tra là việc làm rất thường xuyên đối với họ, do vậy việc chuẩn hoá năng lực cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp để chuẩn hoá đội ngũ GV trong hoạt động kiểm tra đánh giá.

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thông qua kế hoạch họp chuyên mơn tồn trường. Trong đó tập trung bồi dưỡng và trao đổi về mục tiêu môn học, vai trò của KTĐG, các phương pháp, hình thức KTĐG, các nguyên tắc KTĐG

Thứ hai: Yêu cầu giáo viên toàn trường phải hoàn thành nghiên cứu về hoạt động KTĐG của môn học họ giảng dạy. Đây là cách phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay, tạo được sự chủ động cho giáo viên trong việc thử nghiệm những nghiên cứu của họ về hoạt động KTĐG.

+ Biện pháp 3: Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho giáo viên biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra.

Biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra là một việc làm không đơn giản, phải qua một quy trình rất phức tạp. Qui trình đó như sau:

- Xây dựng mục tiêu, điều kiện làm bài - Xây dựng bảng trọng số của bài KT - Viết câu hỏi

- Đánh giá câu hỏi - Lập các đề kiểm tra - Đánh giá đề kiểm tra - Tổ chức thư nghiệm

- Điều chỉnh câu hỏi/ đề KT - Xây dựng ngân hàng đề

Trong thực tế hiện tại, việc bồi dưỡng cho giáo viên công việc này là rất cần thiết. Khi GV họ viết được câu hỏi kiểm tra, họ sẽ điều chỉnh được cách thức tổ chức dạy học của họ.

+ Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường

Công tác kiểm tra chủ yếu do BGH nhà trường thực hiện, đặc biệt đó là sự kết hợp giữa HPCM với các Tổ trưởng chuyên môn. Thông qua việc KT, BGH sẽ có những căn cứ để nhắc nhở, uốn nắn nhân viên của mình tránh được những sai sót khơng đáng có có thể sảy ra, kịp thời điều chỉnh những việc làm sai và đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng tiến đọ và đúng quy định.

Công tác KT của BGH cần phải được thực hiện ở tất cả các khâu trong quy trình kiểm tra đánh giá. Để công tác KT được hiệu quả và có hiệu lực BGH nhà trường cũng công khai những quy định về xử phạt đối với các hiện

tượng vi phạm kỷ luật về chuyên môn trong công tác KTĐG. Về nội dung BGH cần chú trọng các công tác sau trong công tác quản lý.

+ Quản lý công tác trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá.

Công tác chuẩn bị tốt sẽ giúp BGH nhà trưởng chủ động giải quyết được các vấn đề sảy ra và lường trước được những khó khăn trong các công việc sắp làm.

Công tác chuẩn bị tốt sẽ giúp nhà trường tổ chức kỳ thi, diễn ra an tồn và đúng quy chế. Để có một kỳ thi đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải chú ý đến nhiều khâu, nhiều vấn đề, có khi các vấn đề vẫn thường xuyên xảy ra ở các kỳ thi trước hoặc có khi chưa xảy ra bao giờ và có thể sảy ra ngoài ý nghĩ của người tổ chức. Vì vậy phải chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết và dự kiến việc xử lý các tình huống có thể sảy ra trong kỳ thi.

Ngồi cơng việc đã được thực hiện tốt trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học sinh trong thời gian qua, tác giả đề xuất một số công việc cần được làm tốt hơn, cụ thể :

- Chuẩn hoá, cụ thể và chi tiết tất cả các kế hoạch, trước khi tiến hành triển khai đều phải thống nhất và thông qua trong BGH và các Tổ chuyên môn.

- Tổ chức tốt việc ôn tập kiến thức cho học sinh trước khi thi, kiểm tra. Mọi giáo viên chậm tiến độ đều phải giải quyết triệt để trước khi tiến hành kiểm tra theo kế hoạch.

- Thông báo công khai nội dung kiến thức trọng tâm sẽ được tiến hành kiểm tra trên trang webside của nhà trường.

- Tổ chức duyệt nội dung đề thi, kiểm tra trước khi tiến hành sao in. Đảm bảo nội dung kiểm tra không được trùng lắp với nội dung của năm học trước đó.

- Yêu cầu tổ sao in đề thi kiểm tra lại trang thiết bị phục vụ cho kỳ thi, huy động tối đa các phương tiện của nhà trường nếu cần thiết

- Xử lý nghiêm khắc đối với các giáo viên cịn để chậm chương trình thông qua việc kiểm tra sổ đầu bài.

+ Quản lý công tác thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá.

Cần chú trọng trong khâu coi thi và chấm thi. Như số liệu phản ánh trong chương 2 của luận văn, công tác coi thi, chấm thi luôn được nhà trường quan tâm và điều chỉnh, tuy nhiên một số hiện tượng như học sinh không học bài vẫn quay cop và trao đổi, một số giáo viên chưa làm hết trách nhiệm của mình trong cơng tác coi thi và chấm trả. Tình trạng giáo viên tự điều chỉnh điểm thi của học sinh là vẫn còn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra đánh giá của nhà trường. Do vậy công tác quản lý coi, chấm thi được thực hiện tốt các công việc sau.

Công việc thứ nhất: Kiểm tra việc thực hiện lịch kiểm tra

Trên cơ sở của lịch kiểm tra, BGH nhà trường phải kiểm tra thật sát sao kế hoạch thực hiện kế hoạch kiểm tra của giáo viên thông quan biên bản giao nhận đề thi và sổ đầu bài của giáo viên. Các trường hợp vi phạm đều phải nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời.

Công việc thứ hai: Kiểm tra bài chấm của giáo viên.

Đối với bài kiểm tra 15 phút sau ba ngày kiểm tra, giáo viên phải có trách nhiệm nộp bài chấm cho nhóm trưởng kiểm tra, đồng thời nộp cả mẫu thống kê điểm thi. Nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm chấm và kiểm tra lại ít nhất 20 bài của một lớp, nếu không sảy ra các trường hợp vi phạm điểm chấm thì ký xác nhận và giao trả bài cho giáo viên trả điểm cho học sinh. Tương tự như vậy đối với bài kiểm tra 01 tiết.

Công việc thứ ba: Kiểm tra việc thực hiện lên điểm của giáo viên.

Theo định kỳ BGH kết hợp với Tổ chuyên môn kiểm tra sổ điểm với bài chấm của giáo viên. Tăng cường công tác kiểm tra này sẽ giúp việc quản lý điểm kiểm tra của học sinh hết sức chính xác

3.2.4. Giải pháp 4: Điều chỉnh số bài kiểm tra cho một số bộ môn học để phù hợp với đối tượng học sinh

Với đặc thù là trường miền núi, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm phần đa, điểm tuyển sinh đầu vào khối lớp 10 là rất thấp không đạt chuẩn với mức điểm sàn của cả tỉnh, do vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh toàn trường, thực sự đó là một cơng tác đòi hỏi BGH nhà trường cùng đội ngũ giáo viên tồn trường phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm học. Thực tế chúng tôi nhận thấy nếu cứ sau ba đơn vị bài học mới có một bài kiểm tra 1 tiết, 45 phút. Rõ ràng khối lượng kiến thức sẽ là nhiều nếu như chúng ta chia ra thành các lần kiểm tra nhỏ. Các lần kiểm tra nhỏ này không nhất thiết là phải lấy điểm, mà thực chất nhằm giúp học sinh phải biết được những nội dung cần ghi nhớ sau mỗi đơn vị bài học. Đó là cách hiệu quả giúp học sinh phải chú ý mỗi khi lên lớp, qua thực tế chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đều hưởng ứng cách kiểm tra nhưu thế này, nội dung kiểm tra mới rõ ràng điểm kiểm tra hầu như đều cao. Điều đó đã tạo được cho học sinh sự thích thú trong kiểm tra đánh giá.

Bảng 3.7. Số điểm tối thiểu thành phần

cho các mơn học có 1 đến 2 tiêt theo qui định của Bộ GD & ĐT

TT Hình thức KT ĐG Mơn học khoa học xã hội Môn học khoa học tự nhiên Môn học thực hành 1 KT – ĐG thường xuyên 1 1 1 2 KT –ĐG bài 15 phút 2 2 2 3 KTĐG bài 1 tiết 2 2 1 4 KTĐG học kỳ 1 1 1

cho các mơn học có 3 tiêt trên tuần theo qui định của Bộ GD & ĐT TT Hình thức KT ĐG Môn học khoa học xã hội Môn học khoa học tự nhiên 1 KTĐG thường xuyên 2 2 2 KT –ĐG bài 15 phút 3 3 3 KTĐG bài 1 tiết 2 2 4 KTĐG học kỳ 1 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông lương sơn phú thọ (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)