Đánh giá kêt quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy toán lớp 12 theo tiếp cận chương trình đánh giá quốc tế (PISA) (Trang 109 - 114)

CHƯƠNG 3 : THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Đánh giá kêt quả thực nghiệm

3.3.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm

Dựa trên bảng thống kê kết quả kiểm tra và tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến của học sinh

3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Kết quả thử nghiệm 1:

Bảng thống kê kết quả kiểm tra của học sinh

Lớp học Số

sinh

Tỷ lệ phần trăm học sinh làm được bài kiểm tra

Câu 1a Câu 1b Câu 1c Câu 2a Câu 2b Câu 2c 12A 34 31(91,2%) 27(79,4%) 20(58,8%) 33(97,1%) 25(73,5%) 14(41,2

%) 12B 34 29(85,3%) 28(82,4%) 12(35,3%) 30(88,2%) 19(55,8%) 11(32,4

%)

Đa số học sinh thực hiện được bài kiểm tra. Tuy nhiên ở lớp so sánh, học sinh gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các bài toán

Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến lớp thứ nhất

Mức độ

Tiêu chí Rất Có Tương đối Khơng

Hiểu 10 (28, 57%) 17(48,57%) 6(17,14%) 2(5,71%)

Thích 13(37,14%) 15(42,86%) 7(20,00%) 0(0%)

Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến lớp thứ 2

Mức độ Tiêu chí

Rất Có Tương đối Khơng

Hiểu 12 (34,28%) 14(40%) 9 (25,71%) 0(0%)

Thích 15(42,85%) 17(48,57%) 3(8,57%) 0(0%)

Đa số học sinh dễ tiếp thu bài và cảm thấy thích thú với cách dạy này, mặc dù trong số đó vẫn có những học sinh khơng hiểu gì hoặc hiểu một cách mơ hồ về bài toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thử nghiệm sư phạm đòi hỏi sự nghiêm túc của giáo viên và sự nỗ lực của học sinh. Thử nghiệm sư phạm là một phương pháp nhằm tìm ra cách giảng dạy tốt nhất, phù hợp nhất để đưa vào thực tế giảng dạy. Thử nghiệm sư phạm với việc dạy học các bài toán theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đã có những dấu hiệu tích cực khi những học sinh được tiếp cận với phương pháp dạy học này trở nên dễ hiểu bài hơn và đặc biệt các em tỏ ra thích thú và muốn được học những tiết học như vậy. Đây có thể nói là thành cơng bước đầu của q trình thử nghiệm sư phạm với các bài tốn theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Dạy toán lớp 12 theo tiếp cận

chương trình đánh giá quốc tế (PISA)” chúng tơi có những kết luận:

Thực trạng giáo dục cấp trung học phổ thơng ở nước ta cịn nhiều bất cập, trong đó vấn đề then chốt là chưa chú ý phát triển năng lực thiết yếu cho học sinh, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo cơng dân, người lao động trong thời đại mới. Tồn ngành đang tích cực đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học đòng một vai trò quang trọng, đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm, các nhà khoa học giáo dục và các thầy cô giáo nghiên cứu. PISA là một chương trình đánh giá học sinh quốc tế, có sức lan tỏ trên phạm vi thế giới, Việt Nam đã tham gia PISA với mong muốn cải cách nền giáo dục đang gặp nhiều vấn đề. Với những đặc tính ưu việt. PISA nhanh chóng được các nhà nghiên cứu giáo dục khai thác, chúng tôi tiếp cận các bài tốn lớp 12 theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA để phát triển năng lực cho học sinh. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài và tổ chức thực nghiệm trong thực tế. Kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm cho phép chúng tơi có thể kết luận rằng: “Dạy toán lớp 12 theo hướng tiếp cận chương trình

đánh giá học sinh quốc tế (PISA) có tính cấp thiết và khả thi cao, phù hợp với điều kiện giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu năng lực tốn học phổ thơng của người lao động trong thời đại mới”.

Mơ hình này khơng chỉ giúp ngành giáo dục đi đúng với định hướng “Học đi đôi với hành” mà còn tạo động lực, truyền cảm hứng cho học sinh với việc học Tốn. Học tập trong một mơi trường mà ở đó lý thuyết gắn liền với thực tiễn là một nền tảng cho sự phát triển tư duy và nhân cách của học sinh. Một khi đã thấy tầm quan trọng của Tốn học trong thực tiễn cuộc sống thì việc học Tốn trở nên lý thú hơn, nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn. Dạy học với các bài Toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) cần được ngành giáo dục đẩy mạnh hơn nữa trong công tác thử nghiệm cũng như đưa vào thực tế giảng dạy, để rồi dần dần nhân rộng mơ hình ở nhiều trường học, giúp hầu hết các em học sinh có thể được tiếp cận với kiến thức, mơi trường giáo dục hiện đại.

2. KIẾN NGHỊ

Cần có chiến lược phát triển và nghiên cứu các bài toán theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, vận dụng các đặc tính ưu việt của PISA vào cải cách giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.

Đề tài này cần tiếp tục được nghiên cứu và khai thác, đặc biệt là thiết kế them quỹ bài tập tương ứng cho các bài giảng.

Từng bước đưa những câu hỏi dạng mở vào nội dung kiểm tra và đánh giá của mơn Tốn ở bậc phổ thơng.

Có định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trị của tốn học trong thực tế và trình độ sử dụng cơng cụ tính tốn, đo đạc cho giáo viên và sinh viên sư phạm ngành Toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tân An. Xây dựng các tình huống dạy học hỗ trợ q trình tốn học hóa. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM Số 48 năm 2013

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông – Cấp trung học

phổ thông. Nxb Giáo dục, 2006

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giải tích nâng cao 12. Nhà xuất bản Giáo

dục, 2006.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học và

nghiên cứu sinh). Nxb Chính trị - Hành chính, 2009

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sổ tay PISA dành cho cán bộ quản lý giáo dục và GV Trung học (Tài liệu lưu hành nội bộ), 2011

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi

do OECD phát hành lĩnh vực Toán học. Hà Nội (2014)

7. Lê Hải Châu. Toán học gắn liền với đời sống và thực tiễn sản xuất,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1962

8. Nguyễn Hữu Châu. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy

học. Nxb Giáo dục, 2005

9. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier. Một số vấn đề chung về đổi mới phương

pháp dạy học ở trường THPT. Nxb Giáo dục, 2010

10. Đỗ Tiến Đạt. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA – Mơn tốn.

Nxb Giáo dục, 2011

11. G. Polya. Sáng tạo toán học. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010

12. G. Polya. Giải một bài toán như thế nào? Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009

13. Nguyễn Sơn Hà. Rèn luyện học sinh trung học phổ thông khả năng tốn học hóa theo tiêu chuẩn của PISA. Tạp chí Khoa học giáo dục, số

4, 2010

14. Nguyễn Thị Phương Hoa. Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục

đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 25/2009.

15. Bùi Văn Nghị. Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học mơn tốn ở trường

phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, 2009

16. Nguyễn Quốc Trịnh, Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài tốn tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế,

luận văn Thạc sĩ, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy toán lớp 12 theo tiếp cận chương trình đánh giá quốc tế (PISA) (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)