Phương pháp hệ số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 32)

1.4 Tính giá thành sản xuất sản phẩm

1.4.3.2 Phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là tồn bộ quy trình cơng nghệ và tổng loại

sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm

Tính giá thành từng loại sản phẩm người ta căn cứ vào đặc điểm tiêu chuẩn kỹ thuật để tính cho mỗi loại sản phẩm một hệ số. Trong đó lấy hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn (đặc trưng). Sau đó tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn (sản phẩm có H = 1). Từ chi phí tập hợp được cho tồn bộ sản phẩm tính ra giá thành đơn vị, sau đó tính ra giá thành các loại sản phẩm khác.

Hệ số giá thành ký hiệu hi

Tính giá thành từng loại sản phẩm thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Căn cứ số lượng hoàn thành thực tế của tổng loại sản phẩm và hệ số giá thành để xác định số lượng sản phẩm hoàn thành đã được quy đổi

Cơng thức:

SH: Tổng số lượng hồn thành quy đổi Si: Số lượng hoàn thành của sản phẩm i hi: Hệ số giá thành

Bước 2: Xác định hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm Công thức:

Hi: Gọi là hệ số phân bổ giá thành

Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ tính tốn và xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm

ZTT = DĐK + C - DCK

Bước 3: Xác định giá thành thực tế của tổng sản phẩm chính theo khoản mục

ZTT = Hi x ZTT 1.4.3.3 Phương pháp tỷ lệ SH = ∑ Si x hi Si x hi Hi = SH ZTTi zdv TPi = Si

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách phẩm chất khác nhau

Để tính được giá thành trước hết phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá bán.

Tiểu chuẩn phân bổ Công thức:

Ti = Z x Si

Trong đó:

Ti: Tiêu chuẩn phân bổ từng loại sản phẩm Z: Giá thành định mức, giá thành kế hoạch Si: Số lượng sản phẩm cần phải phân bổ

Tỷ lệ tính giá thành (theo khoản mục) = DDK + C - DCK T T = ∑ Ti ZTti = Tỷ lệ tính giá thành x Ti

1.4.3.4 Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Các giai đoạn cơng nghệ có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn cơng nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc chỉ tham gia vào q trình chế biến có tính chất liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm của từng giai đoạn công nghệ hoặc phân xưởng sản xuất và sản phẩm hoàn chỉnh.

Do quy trình cơng nghệ phức tạp có nhiều dạng khác nhau nên có phương pháp tính giá thành gắn liền với từng dạng cụ thể.

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

Đối tượng hạch tốn chi phí là những cơng đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm do từng cơng đoạn chế biến ra sản phẩm hồn chỉnh. Trong từng giai đoạn sản xuất phải tổ chức tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, để làm căn cứ tính giá thành. Giá thành bán thành phẩm của từng giai đoạn này là căn cứ tính giá thành bán thành phẩm cho giai đoạn sau và giá thành của sản phẩm hồn chỉnh. Việc kết chuyển bán thành phẩm có thể phân tích theo từng khoản mục để chuyển vào các khoản mục tương ứng của giai đoạn sau cứ tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng để xác định giá thành sản phẩm. Giai đoạn 1: Giá trị SPDD đầu kỳ giai đoạn 1 + Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí chế biến giai đoạn 1 - Giá trị SPDD cuối kỳ giai đoạn 1 = Giá thành bán thành phẩm GĐ 1 Giai đoạn 2: Giá trị SPDD đầu kỳ giai đoạn 2 + Giá thành BTP giai đoạn 1 + Chi phí chế biến giai đoạn 2 - Giá trị SPDD cuối kỳ giai đoạn 2 = Giá thành bán thành phẩm GĐ 2 Giai đoạn n: Giá trị SPDD đầu kỳ giai đoạn n + Giá thành BTP giai đoạn n-1 + Chi phí chế biến giai đoạn n - Giá trị SPDD cuối kỳ giai đoạn n = Giá thành bán thành phẩm GĐ n

Phương pháp tính giá thành phân bước khơng tính giá thành bán thành phẩm

Trong phương pháp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cơng nghệ cuối cùng, do đó người ta chỉ cần tính tốn xác định phần chi phí sản xuất ở giai đoạn nằm trong thành phẩm, sau đó tổng cộng chi phí các giai đoạn trong thành phẩm tính được giá thành thành phẩm.

Sơ đồ 1.6: Phương pháp tính giá thành phân bước khơng tính giá thành bán thành phẩm

1.4.3.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình cơng nghệ ngồi sản phẩm chính cịn thu được sản phẩm phụ.

Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ:

+ Khơng nằm trong danh mục của sản phẩm chính + Khơng phải mục đích chính của sản xuất

+ Tỷ trọng về khối lượng và giá trị sản phẩm phụ phải chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính (<10%)

Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là tồn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hồn thành. Trên cơ sở đã tập hợp được kế tốn loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ tính theo quy ước để tính giá thành sản phẩm chính.

Chi phí sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí kế hoạch hoặc giá kế hoạch, giá bán thực tế hay giá tạm tính. Giai đoạn 1 Giai đoạn n Giai đoạn 3 Giai đoạn 2 CPSX giai đoạn 1 CPSX giai đoạn n CPSX giai đoạn 3 CPSX giai đoạn 2

CPSX giai đoạn 1 trong TP

CPSX giai đoạn 2 trong TP

CPSX giai đoạn 3 trong TP

CPSX giai đoạn n trong TP

Giá thành

sản phẩm

Công thức:

ZTT(c) = Dđk + C – Dck - Cp

Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng cho trong khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng của sản phẩm phụ trong tổng số chi phí sản xuất của cả quy trình cơng nghệ nhân với chi phí sản xuất của từng khoản mục tương ứng.

Cơng thức:

Trong đó:

A: Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ B: Chi phí sản xuất sản phẩm phụ

C: Tổng chi phí sản xuất thực tế

1.4.3.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc và hàng loạt theo đơn hàng đã ký.

Nếu quá trình sản xuất chỉ liên quan đến một đơn hàng thì tính trực tiếp cho từng đối tượng (từng đơn hàng)

Nếu chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng thì dùng phương pháp gián tiếp để xác định chi phí cho từng đơn hàng.

Tồn bộ những chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất cho đến cuối kỳ báo cáo nhưng đơn đặt hàng vẫn chưa hồn thành thì được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Giá thành của từng đơn hàng là tồn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc thực hiện cho đến khi hoàn thành đơn hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thoả mãn theo hợp đồng sản xuất theo sơ đồ như sau:

ZTT(c) Zđơn vị TP = STP(c) B A = C

Sơ đồ 1.1: Kế tốn phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

TK 154 “Chi tiết theo đơn hàng” TK 157,155,632 Giá thành của đơn hàng

1.4.3.7 Tính giá thành theo phương pháp định mức

− Điều kiện áp dụng:

+ Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định.

+ Doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý được các định mức.

+ Trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế tốn viên tương đối vững.

- Nội dụng của phương pháp

+ Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự tốn chi phí sản xuất chung để xác định giá thành định mức.

+ Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép và số thốt ly so với định mức. - Cơng thức xác định: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức

- Nguyên nhân thay đổi định mức:

+ Do trang thiết bị sản xuất hiện đại

+ Trình độ tay nghề của cơng nhân tăng lên

1.5 Các hình thức sổ kế tốn trong kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. thành sản phẩm.

1.5.1 Hình thức kế tốn Nhật ký chung.

1.5.1.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn Nhật ký chung.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế tốn) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế tốn Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết…

1.5.1.2 Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký chung.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

1.5.2 Hình thức kế tốn Nhật ký - Sổ cái.

1.5.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế tốn cùng loại.

Hình thức kế tốn Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế tốn sau:

- Nhật ký - Sổ Cái; Bảng tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154, 155 Sổ chi phí SXKD Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất vật tư, Bảng tổng

hợp xuất vật tư, Bảng phân bổ NVL, CCDC, Bảng tính và phân bổ lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, … .. Sổ nhật ký chung SỔ CÁI TK 154, 155, 621, 622, 627 Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ nhật ký

- Các sổ, thẻ kế tốn chi tiết.

1.5.2.2 Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký - Sổ cái.

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế tốn chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong q) kế tốn tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản = =

Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản.

Các sổ, thẻ kế tốn chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký – Sổ Cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w