Chƣơng 3 :THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, chúng tơi đã có một cuộc khảo sát, tìm hiểu về trình độ nhận thức, khả năng cũng nhƣ hứng thú học tập mơn Ngữ văn nói chung và hứng thú học tập thơ Đƣờng của HS cả 2 lớp và nhận thấy: Đây là 2 lớp có năng lực học môn Ngữ văn tƣơng đối đồng đều nhau. Trong mỗi lớp đều có những HS giỏi về mơn Ngữ văn và cũng có những HS học chƣa tốt mơn này.
Sau khi soạn xong giáo án thực nghiệm và giáo án đối chứng, chúng tôi đã trao đổi với GV về mục đích của giờ thực nghiệm và đối chứng, trao đổi về phƣơng pháp cũng nhƣ các biện pháp tạo hứng thú đƣợc áp dụng trong bài học thực nghiệm. Trong khi các GV dạy học theo các giáo án đã soạn, tác giả luận văn và một số GV của trƣờng dự giờ và quan sát để hiểu rõ đƣợc thực tế học tập và các phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong giờ học để từ đó rút ra nhận xét và đánh giá một cách khách quan.
Kết thúc bài học, chúng tôi trao đổi với GV dự giờ, GV dạy trực tiếp để nắm đƣợc ý kiến đánh giá của họ về nội dung, phƣơng pháp bài học và khả năng lĩnh hội cũng nhƣ là hứng thú của HS.
Sau giờ học, HS cả 2 lớp đều thực hiện một bài kiểm tra (Phụ lục 3) nhằm
thăm dò mức độ nhận thức, mức độ đạt mục tiêu và thực hiện một bài trắc nghiệm
(Phụ lục 2) với các câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ hứng thú học tập của HS.
Sau một tuần, GV bộ môn và tác giả luận văn kiểm tra, đánh giá kết quả sản phẩm nhóm sau giờ học của từng nhóm ở lớp thực nghiệm nhằm tạo bằng chứng
xác thực nhất. Các kết quả thu đƣợc sẽ đƣợc chúng tôi tiến hành so sánh làm cơ sở cho việc đánh giá tính khả thi của đề tài.