Sử dụng tích hợp tri thức Văn – Sử là nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học ở trường THPT nói chung và dạy học văn học sử nói riêng. Mặc dù việc sử dụng phương pháp dạy tích hợp trong học văn học sử là điều hoàn toàn theo xu hướng của thế giới. Tuy nhiên việc tích hợp như thế nào? Tích hợp nội dung ra làm sao? Nội dung tích hợp đã phù hợp và hợp lý với khung chương trình dạy học Văn học sử chưa? Trả lời được các câu hỏi trên chính là việc khẳng định việc sử dụng tích hợp tri thức Văn – Sử là nguyên tắc tuân thủ trong dạy học ở trường THPT nói chung và dạy học văn học sử nói riêng Sử dụng tích hợp trí thức Văn – Sử được coi là một nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học văn nói chung và dạy học văn học sử nói riêng. Ngữ văn chính là người bạn song hành cùng Lịch sử. Hay nói cách khác Lịch sử tạo nên các tác gia nổi tiếng, tạo nên tiếng nói chung của Văn học lúc bấy giờ. Và cũng chính những tác gia đó đã sáng tác các tác phẩm văn học khích lệ tinh thần người dân xậy dựng đất nước, chiến đấu hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy trong sử có văn, trong văn có sử. Điều này lại một lần nữa khẳng định vai trị quan trọng khơng thể thiếu của việc tích hợp kiến thức văn – sử trong dạy văn học nói chung và văn học sử nó riêng.
Ta đều biết là kiến thức văn sử luôn luôn song hành cùng nhau, nhưng dạy sao cho đúng, cho phù hợp với tình trạng học sinh hiện giờ lại là điều mà mỗi giáo viên còn nhiều trăn trở. Chương trình giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ứng với mỗi giai đoạn là một phương pháp dạy chủ đạo. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo cũng đề ra cách dạy lấy học sinh là trung tâm, học sinh chủ động tiếp thu và vận dụng các kiến thức. Vì vậy sử dụng tích hợp kiến thức Văn – Sử cịn là biện pháp đổi mới phương pháp dạy
học. Nếu sử dụng tốt tích hợp kiến thức văn – sử và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn.
1.3.3. Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức Văn – Sử vào dạy học học Văn học sử
- Về mặt giáo dưỡng: sử dụng tích hợp kiến thức Văn – Sử đảm bảo được tính tồn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức của hai mơn học Ngữ văn và Lịch sử. Tích hợp kiến thức Văn – Sử còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời hai mơn học này. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức văn học sử và gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Về kĩ năng: Việc sử dụng tích hợp kiến thức Văn – Sử nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học văn học sử là một trong những biện pháp cơ bản thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình thành các kĩ năng như : hệ thống hố kiến thức, phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết đúc rút kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Về mặt giáo dục: Bộ mơn Ngữ văn ở nhà trường THPT có ưu thế trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện về mặt nhân cách. Khi chúng ta học dạy văn học sử tích hợp tri thức Văn – Sử sẽ giúp học sinh có những tình cảm yêu, ghét, lo lắng, hồi hộp, khâm phục,… và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc : Tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu thương đoàn kết dân tộc…điều đó sẽ tạo cơ sở cho việc giáo dục đạo đức tư tưởng tình cảm cho học sinh.
1.3.4. Nội dung của các bài Văn học sử của chƣơng trình Ngữ văn
Văn chương tồn tại và phát triển như một dòng chảy. Miêu tả dịng chảy đó là nhiệm vụ của văn học sử. Dòng chảy của văn học sử là dòng chảy của sáng tạo và phát triển của văn chương. Nhà văn luôn luôn sáng tác trong sự tiếp nối với những điều họ đã nói với những gì các nhà văn khác đãnói. Thầy giáo dạy văn học sử là người có ý thức đầy đủ về dịng chảy đó biết nó
bắt nguồn từ đâu và đi về đâu, trải qua các thác ghềnh nào, mở rộng dòng ở thời điểm nào…để biết khi nào dòng văn học sử lại đổ dốc, khi nào lại có chiều ngưng đọng, tỏa rộng. Văn học sử không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức về lịch sử sáng tạo và tiếp nhận văn chương của một dân tộc mà còn giúp cho học sinh hiểu được lịch sử, văn hóa, xã hội… trong sự phát triển của dân tộc đó. Ý thức dân tộc và ý thức nhân văn là hai nguồn động lực hấp dẫn học sinh học văn học sử Việt Nam đồng thời với việc bồi đắp cho các em lòng yêu nước và lòng nhân ái trong cuộc sống hiện đại.Trong chương trình mơn Ngữ văn phân môn Văn học ở trường Trung học phổ thơng có ba loại giờ học: phân tích tác phẩm, dạy bài văn học sử, dạy bài lý luận văn học. Mỗi loại bài có đặc điểm riêng, do vậy phương hướng giảng dạy, cách khai thác bài học cũng có những u cầu riêng. Q trình thiết kế bài học theo hướng tích hợp khơng phải là q trình giáo viên cung cấp kiến thức mà là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức. Vì vậy, giáo viên luôn luôn phải hình dung ra những hình thức hoạt động cụ thể sẽ tiến hành trong lớp để giúp học sinh tham gia tích cực vào q trình tìm hiểu kiến thức.
Đặc điểm quá trình nhận thức của con người đi từ khái quát đến cụ thể và từ cụ thể đến khái quát, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Kiến thức văn học sử là tri thức mang tính khoa học, đồng thời cũng mang tính đặc thù của một mơn học. Dựa vào đo các tri thức đó được chọn lọc, cấu trúc lại phù hợp với mục tiên đào tạo và đặc điểm lứa tuổi. Đặc trưng bao quát của tri thức văn học sử ở trường THPT là đi từ mở rộng đến thu hẹp, đi từ khái quát đến cụ thể, đạt đến mức giới hạn về kiến thức giảng văn. Các bài văn học sử trong chương trình là những bài tổng kết về một thời kỳ văn học, một giai đoạn văn học, khái quát về một tác gia (tiểu sử và sự nghiệp sáng tác), khái quát về một tác phẩm (giá trị nội dung và nghệ thuật).
Trong chương trình cải cách giáo dục, lịch sử văn học Việt Nam đượcphân kỳ lại gồm hai dòng là văn học dân gian, văn học viết và ba thời kỳ là văn học viết từ thế kỷ XI đến hết thế kỷ XIX, văn học từ đầu thế kỷ XX đến
1945, văn học từ 1945 đến nay. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn bao gồm những sự kiện lịch sử, xã hội, văn học, trào lưu văn học, những tác gia, và tác phẩm tiêu biểu. Do vậy kiến thức của bài văn học sử có những đặcđiểm sau:
1.3.4.1. Tính khái qt
Văn học sử là những bài học tổng kết cả một thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, trào lưu văn học hay tổng kết sự nghiệp sáng tác của một tác giả hay khái quát về một tác phẩm nên kiến thức văn học sử có tính khái qt, trừu tượng cao. Bài văn học sử vì vậy mà khó dạy, khó học.Tính khái qt trong kiến thức văn học sử thể hiện ở nhiều cấp độ. Cấp độ một là thời kỳ văn học; cấp độ hai là giai đoạn văn học; cấp độ ba là tác giả; cấp độ bốn là tác phẩm. Kiến thức trong bài thời kỳ văn học là sự tổng hợp, khái quát những vấn đề của các giai đoạn văn học, các tác giả, tác phẩm. Kiến thức trong bài giới thiệu về một tác giả là sự tổng kết cuộc đời và sự nghiệp của tác giảđó với những tác phẩm tiêu biểu. Phần giới thiệu tác phẩm là sự đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm lớn, sau đó trong phần giảng văn, học sinh chỉ học một trích đoạncủa tác phẩm. Như vậy, mỗi bài trong dạy văn học sử chứa đựng những khối lượng kiến thức lớn, có tính khái qt cao. Ví dụ: Dạy học văn học sử về bài khái quát văn học giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, sách giáo khoa lớp 10, tập 1 viết: Đây là
giai đoạn tập trung những tác giả tiêu biểu nhất của văn học thời phong kiến như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xn Hương, Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ… Trong văn học giai đoạn đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong đó các nhà văn, nhà thơ đặt ra những vấn đề về quyền sống của con người trong xã hội phong kiến, nhất là quyền sống của người phụ nữ; vấn đề tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi và đấu tranh chống lại những thế lực vùi dập con người.Trong nhận định trên có những khái quát về đặc điểm
chung của cả giai đoạn văn học: Nhân đạo chủ nghĩa, trong đặc điểm chung này bao hàm những nét chung và nét riêng trong sáng tác của những tác giả khác nhau như: Thơ văn Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến chà đạp lên
quyền sống con người trước hết là phụ nữ, biểu dương đề cao sức sống mới; Nguyễn Gia Thiều với tác phẩm nổi tiếng là “Cung oán ngâm khúc” tố cáo vua chúa xa hoa hưởng lạc, chà đạp lên thân phận của những cung tần mĩ nữ nơi cung cấm; thơ Hồ Xuân Hương thông cảm sâu sắc nỗi khổ của chị em phụ nữ và địi quyền bình đẳng với nam giới; thơ Nguyễn Cơng Trứ là nhiệt tình hăm hở với chí làm trai giữa cuộc đời mà cuối cùng lại bị chế độ phong kiến nhà Nguyễn làm vỡ mộng đến phải chán chường…Đây là giai đoạn huy hoàng trong lịch sử văn học như từ lâu nhiều người vẫn quan niệm.
1.3.4.2. Tính hệ thống
Tính hệ thống của kiến thức văn học sử gắn liền với tính khái quát, thể hiện ở những điểm sau: Các dòng văn học, thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, các khái niệm, các nhận định văn học, các tác giả, các tác phẩm được sắp xếp theo tiến trình lịch sử, qua đó thể hiện sự vận động của nền văn học dân tộc. Ví dụ: Chương trình văn học từ lớp 10 đến lớp 12 được dựa theo tiến trình phát triển của văn học từ văn học dân gian đến văn học viết. Trong dòng văn học viết, bài mở đầu là khái quát thời kỳ văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, ở lớp 11 là bài khái quát văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945, lớp 12 là bài khái quát văn học từ 1945 đến hết thế kỉ XX. Tính hệ thống cịn được thể hiện ở từng bài học: Trong thời kỳ văn học bao gồm các giai đoạn văn học; trong các giai đoạn văn học có các tác giả, mỗi tác giả lại có những tác phẩm khác nhau. Thể hiện trong cấu trúc từng bài với hai phần: Thứ nhất là khái qt về tình hình xã hội, văn hóa của thời kỳ văn học, giai đoạn văn học hoặc nêu nên những nét chính, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một tác giả; Thứ hai là giới thiệu về thành tựu văn học của thời kỳ, giai đoạn văn học đó hoặc sự nghiệp sáng tác của tác giả cùng hoàn cảnh ra đời tác phẩm có trích đoạn được học trong SGK, giữa hai phần có mối quan hệ chặt chẽ.
Thành tựu của một thời kỳ, một giai đoạn văn học, một tác giả chỉ có thể được hình thành, phát triển trong những điều kiện lịch sử , xã hội, trong bầu khơng khí văn hóa, tinh thần nhất định.
Thể hiện trong từng phần như mối quan hệ nội dung và hình thức nghệ thuật trong bản thân một hiện tượng văn học.
Thể hiện trong cấu trúc giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới trong tập 1 và tập 2 của cả ba cấp lớp 10, 11,12. Tương ứng với phần văn học dân gian ở lớp 10, tập 1, học sinh sẽ học văn học dân gian Hy lạp, Ấn Độ… Tương ứng với thời kỳ văn học trung đại Việt Nam ở lớp 11 tập 1, học sinh sẽ tiếp xúc với văn học cổ điển thế giới. Tương ứng với phần văn học hiện đại Việt Nam ở lớp 12, tập 2, học sinh sẽ tiếp xúc với văn học hiện đại của Mĩ, Trung Quốc, Nga.
1.3.4.3. Tính tổng hợp
Văn học của bất kỳ thời nào bao giờ cũng vận động và phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa của một thời kỳ lịch sử nhất định. Do vậy kiến thức của giờ học văn học sử là kiến thức mang tính tổng hợp về lịch sử, xã hội, văn hóa, triết học, tơn giáo, chính trị. Ví dụ: Trong văn học Trung đại Việt Nam có hiện tượng tam giáo đồng ngun, tức có sự giao hịa của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nếu giáo viên khơng có hiểu biết nhất định về lịch sử , về Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo thì khơng thể hiểu sâu văn học nhà Nho cũng như không thể hiểu tại sao trong Truyện Kiều lại có yếu tố định mệnh, tại sao Nguyễn Trãi, Nguyễn Cơng Trứ lại có tinh thần nhập thế mạnh mẽ. Văn học giai đoạn 1930 -1945 phân hóa thành ba trào lưu: Lãng mạn, Hiện thực phê phán và Cách mạng. Nguyên nhân của sự phân hóa này là do sự xuất hiện của Đảng Cộng sản, của tầng lớp trí thức Tây học, tầng lớp Tư sản, tiểu Tư sản trong xã hội, do sự giao lưu với văn học phương Tây đặc biệt là văn học Pháp… Phải hiểu những đặc trưng lịch sử, văn hóa, xã hội của thời kỳ này mới có thể hiểu được những thành tựu văn học của nó.
Tóm lại, kiến thức văn học sử là lịch sử của thời gian.Thời gian và văn học sử đi song hành nhưng không phải lúc nào cũng giữ đúng song tuyến. Học sinh học trong điều kiện chưa có những hiểu biết lịch sử cụ thể tác động tới tác giả, tác phẩm của thời kỳ, giai đoạn văn học đó. Do vậy bài giảng cần được cụ thể hóa bằng những dẫn chứng lịch sử đi kèm trong học văn học sử về tác phẩm, tác giả hay khái quát thời kỳ văn học, sau đó củng cố lại những kiến thức khái quát đã học trong giờ văn học sử, giúp học sinh có cái nhìn hệ thống với vấn đề đã học.
1.4. Cơ sở thực tiễn
Để hiểu rõ thực tiễn sử dụng tích hợp tri thức Văn – Sử trong dạy văn học sử của chương trình Ngữ văn lớp 12 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh THPT lớp 12, tôi đã tiến hành điều tra thực tế ở trường THPT Phú Xuyên A và Phú Phú Xuyên B. Thông qua viê ̣c điều tra, phỏng vấn giáo viên môn văn và các em học sinh qua dự giờ, thăm lớp, tôi đã thu được kết quả về tình hình thực tiễn sử dụng hướng tích hợp tri thức văn – sử trong da ̣y ho ̣c văn học sử của chương trình Ngữ văn lớp 12 như sau:
1.4.1. Về phía Giáo viên
1.4.1.1. Thực trạng của việc dạy Văn học sử ở trường THPT hiện nay
Có nhiều giáo viên tâm huyết đã có những biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng khả năng nắm kiến thức cũng như hệ thống hoá lịch sử văn học của mỗi học sinh.Tuy nhiên việc dạy và học văn học sử hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập.
1.4.1.2. Thực trạng dạy Văn học sử của chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tích hợp tri thức Văn học – Lịch sử
1.4.1.2.1. Nhận thức của giáo viên THPT về dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và những đổi thay của đời sống xã hội, yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng tích hợp càng trở nên cấp bách. Trong đó khâu đột phá đầu tiên nằm ở