THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 phần hóa học hữu cơ trung học phổ thông (Trang 96)

KẾT LUẬN KHOA HỌC 1. Tính sáng tạo của đề tài

Vận dụng kiến thức liên mơn như Hóa học, Sinh học, Vật lí ...để giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính thời sự và cấp bách của địa phương.

Sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và phế thải để xử lý mơi trường và tạo ra một quy trình cơng nghệ xử lý đơn giản nhưng hiệu quả.

2. Thành công của đề tài

Nhóm nghiên cứu đã thiết kế được thiết bị xử lí nước thải BĐX đơn giản, đề xuất phương án mới giải quyết vấn đề của các ngành nghề sản xuất truyền thống tại địa phương với việc sử dụng vật liệu tự nhiên, chi phí thấp nhưng rất hiệu quả, kinh tế và thân thiện với mơi trường.

Nhóm đã xác định loại vật liệu phù hợp, thời gian lưu tối ưu, trình tự các bước xử lý, đánh giá hiệu quả của thiết bị xử lý thông qua việc xác định 3 chỉ số quan trọng với nước thải công nghiệp là pH, BOD, N tổng.

3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xử lý nước sao cho rút ngắn thời gian lưu nước, nâng cao hiệu quả xử lý nước gần với mức quy chuẩn. Mở rộng nghiên cứu với nước thải của các ngành sản xuất thực phẩm khác như sản xuất kem, bia, mì gạo... Triển khai cơng nghệ xử lý quy mô lớn.

4. Khuyến nghị

Cần nghiên cứu quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, làng nghề theo hướng chun mơn hóa để có những giải pháp xử lý môi trường hiệu quả hơn.

Để giảm chi phí cho q trình xử lí nước thải và tiến hành xử lí đạt hiệu quả cao, cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn như:

-Nước ngâm đỗ có thể sử dụng tuần hoàn cho nước rửa thiết bị;

- Giảm nhu cầu sử dụng nước bằng thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước, tránh rò rỉ;

- Tự động và tối ưu hóa q trình sản xuất;

- Thu hồi và phân loại các chất thải rắn, hạn chế rơi vãi nguyên liệu... Các cơ sở sản xuất nên có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho việc xử lí nước thải cũng như các nguồn gây ơ nhiễm khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.D.Xanthoulis, Lều Thọ Bách, Wang chengduan, Hans Brix (2010),

Xử lý nước thải chi phí thấp. NXB Xây dựng

2.Nguyễn Trọng Dƣơng, Trịnh Xuân Lai, (2009), Xử lý nước thải công

nghiệp. NXB Xây dựng.

3. Trịnh Xuân Lai (2000), Tính tốn thiết kế các cơng trình xử lý nước thải. NXB Xây dựng.

4. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2005), Giáo trình cơng nghệ xử lí nước

thải. NXB Khoa học và kĩ thuật.

Bƣớc 7. Công bố kết quả nghiên cứu

Một số hình ảnh của nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài

GV hướng dẫn họp cùng nhóm nghiên cứu

Nhóm NC phỏng vấn chuyên gia mơi trường-Ơng Nguyễn Thế Mạnh

Nhóm nghiên cứu phỏng vấn gia đình ơng Nguyễn Trọng Việt về than trấu

Nhóm nghiên cứu phỏng vấn chủ cơ sở sản xuất BĐX Bảo Hưng

Nhóm nghiên cứu lấy mẫu nước thải cơ sở sản xuất BĐX Bảo Hưng

Nhóm nghiên cứu gửi mẫu nước tới phịng Quan trắc và Phân tích mơi

Nhóm NC đang làm thí nghiệm với thiết bị xử lý nước tự thiết kế

GV hướng dẫn HS viết báo cáo khoa học Công bố kết quả nghiên cứu

Tiểu kết chƣơng 2

Chúng tôi đã xây dựng các nguyên tắc chọn bài để thiết kế dự án và nghiên cứu các bước để thiết kế dự án tạo cơ sở thiết kế các dự án học tập, chúng tôi đã thống kê được một số nội dung có thể áp dụng PPDHTDA trong chương trình hố học hữu cơ lớp 12 THPT và đã thiết kế 1 dự án học tập.

Chúng tôi cũng đã so sánh giữa DHTDA và NCKH, để từ đó thấy được nhiều điểm tương đồng nên việc kết hợp DHTDA và NCKH là rất phù hợp, đem lại hiệu quả học tập cao. Chúng tơi đã xây dựng quy trình hướng dẫn HS NCKH và áp dụng với 2 đề tài thuộc 2 lĩnh vực khác nhau đó là:

Lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi “Điều tra nhận thức và hành vi bảo vệ

môi trường của học sinh trường THPT Thành Đông – thành phố Hải Dương” – dự

án khoa học;

Lĩnh vực khoa học môi trường “Xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh đậu

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm

Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất, chúng tôi tiến hành TNSP nhằm đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của DHTDA, quy trình hướng dẫn HS NCKH và hệ thống các đề tài nghiên cứu đã lựa chọn, xây dựng và sử dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường phổ thơng.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

3.1.2.1. Tổ chức học theo dự án

- Chọn nội dung thực nghiệm và thiết kế kế hoạch bài học theo PPDHTDA, về cách tổ chức, cách tiến hành bài lên lớp và cách kiểm tra đánh giá.

- Tiến hành chấm bài kiểm tra, xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận việc áp dụng PPDHTDA.

- Điều tra lấy ý kiến, nhận xét của GV và HS về PPDHTDA. - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị.

3.1.2.2.Tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học

- Tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh.

- Xây dựng đề tài, lựa chọn nhóm nghiên cứu, tổ chức thực hiện 2 đề tài.

- Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm từ đó rút ra kết luận về tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài.

- Điều tra lấy ý kiến, nhận xét của GV và HS về hoạt động NCKH. - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị.

3.2. Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sƣ phạm của tổ chức dạy học theo dự án

3.2.1. Chọn đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm

 Chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh THPT lớp 12

Lựa chọn cặp lớp ĐC và lớp TN theo các yêu cầu tương đương nhau về các mặt: Số lượng HS, độ tuổi; chất lượng học tập nói chung và mơn hố học nói riêng.

+ Thực hiện cùng một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau: Lớp TN dạy theo PPDHTDA, lớp ĐC dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng.

 Thời gian thực nghiệm là học kì 1 năm học 2013-2014

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm

 Bước 1: Chọn lớp TN, lớp ĐC.

Lớp TN: lớp 12A có số học sinh 46 do GV Phạm Thị Thủy dạy Lớp ĐC: lớp 12B có số học sinh 44 do GV Nguyễn Thị Tho dạy

 Bước 2: Chọn bài thực nghiệm: Bài 5. Glucozơ - chương 2. Cacbohidrat

 Bước 3: Lựa chọn phương pháp dạy học

Lớp TN: GV sử dụng PPDHTDA mà đề tài nghiên cứu vào giáo án.

Lớp ĐC: GV dạy theo giáo án truyền thống, không sử dụng PPDHTDA mà chúng tơi đang nghiên cứu (có thể sử dụng các phương pháp có sẵn của GV).

 Bước 4: Tiến hành dạy ở lớp đối chứng và thực nghiệm.

 Bước 5: Kiểm tra chấm điểm. Khi dạy hết nội dung, chúng tôi cho HS làm

bài kiểm tra 15 phút (bài kiểm tra lấy từ phụ lục).

 Bước 6: Xử lí số liệu: Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập và vẽ đồ

thị phân loại kết quả học tập.

 Bước 7: Phát phiếu điều tra thăm dò hiệu quả của DHTDA đối với HS lớp

TN và xử lý kết quả điều tra.

3.2.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm tổ chức dạy học theo dự án

Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra 15 phút. Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả điểm bài kiểm tra của HS

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12A-LTN 0 0 0 0 0 1 1 12 20 7 5

12B-LĐC 0 0 0 0 1 0 1 14 17 6 5

Bảng 3.2. Phân loại kết quả học tập của HS Lớp % Yếu – Kém Lớp % Yếu – Kém ( 1-4 điểm) %Trung Bình ( 5-6 điểm) % Khá ( 7-8 điểm) % Giỏi ( 9-10 điểm) T.N 0% 4,35% 69,57% 26,08% ĐC 2,27% 2,27% 70,46% 25,00%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% %Yếu - Kém %Trung Bình % Khá % Giỏi T.N ĐC

Hình 3.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra “Glucozo”của cặp TN- ĐC Phân tích kết quả thực nghiệm

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp thực nghiệm tương đương hoặc cao hơn ở lớp đối chứng. Như vậy, phương án thực nghiệm được triển khai đảm bảo được mục tiêu phát triển năng lực nhận thức của HS, đảm bảo chất lượng học tập. Song song với đó là từng bước hình thành cho các em nhiều kĩ năng quan trọng như thuyết minh, làm việc nhóm, lập kế hoạch...

3.2.4. Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến của học sinh

Để đánh giá, kiểm tra những hiệu quả khác của PPDHTDA ở HS, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 46 HS của lớp TN.

Kết quả thu được như sau:

Câu 1 . Những điều học sinh nhận được sau khi thực hiện dự án

Số lượng Tỉ lệ %

Mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống 40 87%

Nâng cao được sự u thích mơn hóa học 28 61%

Hình thành,rèn luyện nhiều kỹ năng học tập mới 24 52%

Tăng cường quan hệ thân ái đoàn kết trong lớp 23 50%

Tăng cường sự tự tin, mạnh dạn 13 28%

Những ích lợi của DHTDA được HS đánh giá theo các mức độ (%) khác

nhau. Trong số ích lợi thì tác dụng “Mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống”

có nghĩa là các dự án hóa học đã đáp ứng được yêu cầu là cung cấp các kiến thức về đời sống, trang bị kiến thức thực tế cho HS. Những điều HS nhận được sau khi thực hiện dự án có thể giúp HS có được một phương pháp học tập tích cực hiệu quả, hình thành các kỹ năng cơ bản.

Câu 2. Mức độ yêu thích phương pháp DHTDA

Rất thích Thích Bình thường Khơng thích

Số lượng 12 24 10 0

Tỉ lệ % 26% 52% 22% 0%

Kết quả thu được về sở thích của PPDH này: Đa số các em HS đều cho rằng phương pháp này tạo ra khơng khí cởi mở, cuốn hút HS vào các hoạt động học tập, giúp cho các em có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, được tranh luận, thảo luận và rèn luyện khả năng nói trước đám đơng. Hơn nữa, phương pháp cịn giúp cho học sinh phát huy được tính sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới, giúp các em hiểu bài và nhớ bài tốt hơn, làm tăng thêm sự u thích mơn học.

Câu 3. Lý do học sinh yêu thích PPDHTDA

Số lượng Tỉ lệ %

Các dự án đều liên quan đến thực tiễn cuộc sống 30 65%

Được chủ động tìm kiếm thơng tin 20 43%

Được mở rộng vốn hiểu biết về hóa học và đời sống 28 61%

Không phải ngồi chép bài thụ động 12 26%

Trong số các lý do đưa ra thì lí do: “Các dự án hóa học đều liên quan đến

thực tiễn cuộc sống” chiếm 65%, “Được mở rộng vốn hiểu biết về hóa học” chiếm

61%, điều này có nghĩa là khi làm các dự án HS được chủ động trong suy nghĩ, trong hoạt động và được tự mình mầy mị giải quyết những khó khăn của dự án. HS học tập theo dự án hóa học khơng phải làm để đối phó vì điểm cao mà bản chất và vì muốn nâng cao vốn hiểu biết về hóa học, tìm hiểu kỹ hơn về quan hệ giữa kiến thức từ sách vở đến thực tiễn cuộc sống như thế nào.

Câu 4. Những khó khăn trong q trình học tập

Số lượng Tỉ lệ %

Tốn kém về mặt tài chính 8 17%

Gia đình thiếu phương tiện như máy tính, mạng internet 18 39%

Các thành viên không hiểu nhau, phân công không hợp lý 3 7%

Áp lực học tập từ các môn học khác 10 22%

Khó hồn thành dự án 7 15%

Trong số các nguyên nhân thì hai nguyên nhân “Mất nhiều thời gian và công

sức” (65%) “Gia đình bạn thiếu phương tiện hỗ trợ như máy tính, mạng internet”(39%) có phần trăm cao hơn các nguyên nhân khác. Hai nguyên nhân này

hồn tồn có thể khắc phục được và nó khơng phải là các ngun nhân bản chất liên quan tới việc áp dụng PPDHTDA.

Như vậy, từ kết quả điều tra thì đây là một PPDH mới có thể làm cho HS học tích cực. PPDHTDA có thể giúp cho HS phát triển nhiều kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hoạt động độc lập, mang lại nhiều hứng thú học tập cho HS. Tuy nhiên này đòi hỏi GV phải có thời gian chuẩn bị cơng phu. Bản thân GV cũng cần phải tiến hành áp dụng vào thực tế giảng dạy nhiều nữa để đúc rút nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện phương pháp hơn. Những kĩ năng mà HS đã được trang bị sẽ làm tiền đề cho các em tham gia vào NCKH.

3.3. Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sƣ phạm của hoạt động NCKH

3.3.1. Chọn đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm

-Chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh THPT lớp 12.

-Địa bàn thực nghiệm tại trường THPT Thành Đông - Thành phố Hải Dương -Thời gian thực nghiệm:

Năm học 2012-2013 (tháng 3 đến tháng 5 năm 2013) thực hiện đề tài 1 : “Điều tra nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh trường

THPT Thành Đông – thành phố Hải Dương”

Năm học 2013-2014 ( tháng 9 đến tháng 11 năm 2013) thực hiện đề tài 2: “Xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh đậu xanh bằng đá vơi, xỉ than, than

trấu hoạt tính và bèo tây”

-Cách tiến hành và kết quả thực nghiệm chúng tơi đã trình bày ở chương 2.

Đánh giá dự án khoa học:

“Điều tra nhận thức và hành vi bảo vệ môi trƣờng của học sinh trƣờng THPT Thành Đông – thành phố Hải Dƣơng”

Tham gia đánh giá có:

Cơ Nguyễn Thu Hà – GV Sinh học – hiệu phó trường THPT Thành Đơng

Cơ Nguyễn Thị Tho – GV Hóa học -tổ trưởng tổ Tự nhiên - trường THPT Thành Đông

Bảng 3.3. Đánh giá dự án khoa học

Các tiêu chí Căn cứ đánh giá dự án qua các câu hỏi đƣợc đƣa ra Điểm tối đa

Điểm đánh giá

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu có được nêu rõ và khơng gây hiểu nhầm? Nhóm nghiên cứu có ý tưởng đảm bảo tiếp tục nghiên cứu trong tương lai?

10 điểm 10 điểm Kế hoạch NC và phương pháp NC

Nhóm nghiên cứu có nhận thức được phương pháp tiếp cận hoặc lý thuyết khác khơng? Nhóm mất bao nhiêu thời gian cho dự án? Nhóm có quen thuộc với tài liệu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu? Vấn đề nghiên cứu có được giới hạn để phù hợp với phương pháp nghiên cứu?

15 điểm 15 điểm Tiến hành nghiên cứu

Có dữ liệu đầy đủ để hỗ trợ cho các kết luận? Liệu HS có nhận ra những hạn chế của dữ liệu? Liệu HS có hiểu mối quan hệ của dự án với các nghiên cứu liên quan? Đề tài có được hồn thành dưới sự hướng dẫn của người bảo trợ, hoặc đa số là do HS tự thực hiện?

20 điểm

15 điểm

Có dữ liệu phù hợp để hỗ trợ kết luận khơng? Kĩ năng thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu?

Tính sáng tạo

Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề, phân tích các dữ liệu, giải thích của dữ liệu? Nghiên cứu sáng tạo nên hỗ trợ điều tra và giúp trả lời một câu hỏi một cách độc đáo. HS tự thực hiện mọi cơng việc nghiên cứu hay có sự giúp đỡ của ai khác?

20 điểm 10 điểm Trình bày (trưng bày và trả lời phỏng vấn)

HS có trình bày rõ ràng dự án cũng như giải thích mục đích, quy trình và kết luận? HS có học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 phần hóa học hữu cơ trung học phổ thông (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)