CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá
3.3.1. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm”) cho học sinh theo những phương pháp mới, vận dụng lí thuyết giảng văn của Đặng Thai Mai, chúng tơi nhận thấy học sinh có hứng thú với bài học, tích cực hoạt động, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Với các phương pháp dạy học mới được đưa
vào giảng dạy giúp các em dễ tiếp thu các vấn đề trong văn bản, hiểu sâu hơn và cũng dễ vận dụng vào các văn bản cùng thể loại. Người giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, khơi gợi và tổ chức các hoạt động, còn học sinh là người chủ động giải quyết các vấn đề được đặt ra trong văn bản. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ và năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh bằng một bài kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thu được như sau:
- Tổng số học sinh được thăm dò là 159 học sinh.
- Tổng số bài kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm 10A1, 10A5 là 80 bài. - Tổng số bài kiểm tra của 2 lớp đối chứng 10A9, 10A13 là 79 bài. Mơ hình
giờ dạy Kết
quả
thưc nghiệm
Giờ dạy đối chứng Giờ dạy thể nghiệm theo tư tưởng giảng văn của Đặng Thai Mai và tư tưởng giảng văn mới
Đề kiểm tra chung
Câu 1. Theo em có thể đặt cho đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” một tiêu đề khác được khơng? Nếu có thì đặt như thế nào? Vì sao? Nếu khơng thì vì sao?
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Lịng này gửi gió đơng có tiện? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Trời thăm thẳm xa với khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Yêu cầu cần đạt được
Câu 1: Hs biết suy nghĩ độc lập và có thể đưa ra những tiêu đề khác như “Nỗi nhớ của người chinh phụ”, “Nỗi cô đơn của
người chinh phụ”, “Nỗi niềm người vợ có chồng đi chinh chiến”... Nhưng quan trọng là biết lí giải thích hợp. Và hs biết nhấn mạnh tiêu đề sách giáo khoa là sát hợp.
Câu 3: - HS biết lựa chọn những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật đặc sắc để phân tích: gió đơng, non Yên, nghệ thuật điệp vòng, từ láy, âm điệu, tiết tấu của đoạn thơ dàn trải…; Khái quát được ý nghĩa của đoạn trích; Văn viết có cảm xúc, có suy nghĩ riêng, diễn đạt đúng ngữ pháp, lưu loát.
Kết quả kiểm tra (số liệu cụ thể xem bảng) - Câu 1: hs suy nghĩ độc lập nhưng ít sáng tạo. Phần lớn cho rằng không cần đặt tiêu đề khác. Một số có đặt tiêu đề mới như: “Nỗi lòng người chinh phụ”, “Tấm lòng người chinh phụ”… nhưng sự lí giải khơng hồn toàn thuyết phục.
- Câu 2: Hs phân tích chưa sâu sắc, chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật điệp ngữ, chưa phân tích được giá trị của cách lựa chọn từ ngữ tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Hầu hết học sinh chưa khái quát được giá trị nhân văn mà chỉ nêu được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến. Văn viết không giàu cảm xúc.
- Sự sáng tạo, độc lập của hs rõ nét hơn. Phần lớn nhấn mạnh tiêu đề trong sách hay và sát nhưng có thể đặt những tiêu đề mới như: “Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ”, “Nỗi buồn của người chinh phụ”… Nhiều em đã lí giải được lí do, nhưng nhiều em lí giải chưa rõ ràng.
- Hs có cảm nhận sâu sắc hơn, đặc biệt biệt bám vào các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp ngữ, hệ thống từ láy giàu giá trị. Các em đã khái quát đươc ý nghĩa nhân văn của đoạn trích, cảm nhận được niềm khát khao hạnh phúc của nhân vật trữ tình. Văn viết có cảm xúc hơn, trình bày ý kiến cá nhân của mình về vấn đề rõ hơn.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát bài làm của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Bảng 3.4. Tổng hợp so sánh bảng kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
(Nguồn cung cấp số liệu: Bài kiểm tra khảo sát của học sinh sau các tiết dạy)
0 10 20 30 40 50 60
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
STT Lớp Số HS Lực học khảo sát bài kiểm tra
Giỏi Khá TB Yếu 1 Thực nghiệm 11 A1 40 12(30%) 20(50%) 8(20%) 0(0%) 2 11 A5 40 8(20%) 24(60%) 8(20%) 0(0%) 3 Đối chứng 11 A9 39 6(15,4%) 16(41%) 15(38,5%) 2(5,1%) 4 11 A13 40 6(15%) 20(50%) 13(32,5%) 1(2,5%) Đối tượng Thực nghiệm Đối chứng
Đơn vị Số HS Giỏi Khá TB Yếu Số HS Giỏi Khá TB Yếu
Số liệu 80 20 44 16 0 79 12 36 28 3