1.2.6.1. Đội ngũ HT trường mầm non
Khái niệm về đội ngũ: Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Đội ngũ là tập
hợp số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [39].
Khái niệm “đội ngũ” dùng các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi như: Đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên... Các khái niệm đó đều xuất phát theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ, đó là gồm nhiều người tập hợp thành một lực lượng, hàng ngũ chỉnh tề.
Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất chúng ta có thể hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục
đích xác định. Họ làm theo kế hoạch và gắn bó với nhau bằng lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể.
Như vậy, khái niệm đội ngũ có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một mục đích nhất định. Điểm đặc trưng nhất tạo nên bản chất của một đội ngũ đồng thời là cơ sở cho sự gắn kết, sự đồng lịng của một đội ngũ chính là ở chỗ các thành viên trong đội ngũ chia sẻ và thống nhất những mục tiêu chung. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung, tại mỗi cơ sở giáo dục nói riêng cần thiết nhất là phải xây dựng, gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ, trong đó mỗi người có thể có phong cách riêng, nhưng phải có sự thống nhất cao về mục đích cần đạt tới. Trách nhiệm này phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu, vào mỗi nhà quản lý.
Từ những nội dung như đã trình bày ở trên có thể đưa ra khái niệm đội
ngũ HT trường mầm non là tập hợp lực lượng các HT làm nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, thực hiện và kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động tại Trường mầm
non nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. 1.2.6.2. Khái niệm hiệu trưởng
Theo Điều 54 - Luật Giáo dục 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” [41].
Những phẩm chất và năng lực của người HT trường MN được thể hiện ở hiệu quả lao động quản lý. Người HT cần có ý thức luôn đổi mới và từ đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường; xây dựng được các mối quan hệ tốt giữa nhà trường với chính quyền và xã hội để phát triển nhà trường.
Về mặt pháp lý, HT và phó HT là người được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận và được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm; HT là người được giao quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong nhà trường; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.
Người HT không phải chỉ cần biết tổ chức, chỉ đạo việc dạy và học theo yêu cầu của xã hội mà phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực chuyên mơn, có uy tín được tập thể thừa nhận. Mặt khác, người HT phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, được học tập, bồi dưỡng các chương trình QLGD để hiểu sâu sắc về nội dung giáo dục, có phương pháp để phát triển nhà trường cho phù hợp với thực tiễn giáo dục nước ta.
1.2.6.3. Hiệu trưởng trường mầm non
Hiệu trưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường.
HT trường mầm non do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, cơng lập tự chủ về tài chính hoặc cơng nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
Theo Điều lệ Trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, HT trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Tóm lại, HT trường mầm non là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ chủ trương, chịu trách nhiệm trước Đảng về chủ trương,
trước Nhà nước và ngành GD&ĐT về các hoạt động trong trường mầm non. 1.2.6.4. Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non
Phát triển đội ngũ HT trường MN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động vào đội ngũ HT nhằm tạo ra một đội ngũ HT có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng theo quy định.
Trong sự nghiệp giáo dục, năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đội ngũ HT với “vai trị đầu tàu” có nhiệm vụ quan trọng trong việc lãnh đạo nhà trường xây dựng con người, tạo ra nguồn lực cho đất nước. Tuy vậy, phát triển đội ngũ HT trường MN cần đảm bảo các yếu tố: đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng, gắn với nhu cầu vừa tăng và chất lượng vừa đạt hiệu quả giáo dục cao.
Dựa theo lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thì phát triển đội ngũ nói chung thường gồm 3 thành phần: (1) Phát triển về số lượng; (2) Phát triển về cơ cấu; (3) Phát triển về chất lượng. Qua đó có thể nhận thấy, thực chất q trình phát triển đội ngũ HT trường MN là phát triển nguồn nhân lực trong GDMN. Quá trình này tạo ra sự thay đổi về số lượng, tăng cường về chất lượng. Mỗi cá nhân HT được phát triển tồn diện trong tập thể sư phạm, trong mơi trường giáo dục của nhà trường. Mặt khác, quá trình phát triển đội ngũ
HT trường MN tạo ra sự gắn bó giữa chuẩn nghề nghiệp với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ HT.
Với công tác phát triển đội ngũ HT trường MN, trách nhiệm trước hết phụ thuộc vào các chủ thể quản các cấp khác nhau. Đối với từ địa phương cụ thể thì đây là nhiệm vụ của các Sở, phịng GDĐT. Chính lực lượng này giúp cho đội ngũ HT các trường mầm non được hoàn thiện hơn về các mặt phẩm chất người CBQL giáo dục, nâng cao về trình độ chun mơn, năng lực quản lý nhà trường, đồng thời đánh giá đúng những kết quả hoạt động của đội ngũ HT với nhà trường, sự đóng góp của cá nhân HT trong sự thành công của nhà trường.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi quan niệm phát triển đội ngũ HT
trường mầm non là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lượng của
cán bộ nguồn và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và
động cơ của người làm việc của người Hiệu trưởng. Về mặt bản chất, phát
triển đội ngũ HT trường mầm non là tìm cách nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Nâng cao chất lượng đội ngũ HT trường mầm non là quá trình tạo lập và phát triển năng lực tồn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người; nó là kết quả tổng hợp của cả 03 bộ phận cấu thành gồm: Giáo dục, Đào tạo và Phát triển. Ở đây, giáo dục được hiểu là các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập để mỗi cá nhân có sự vững vàng hơn trong nghề nghiệp của mình, cơng việc của mình, đáp ứng hơn với các đòi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục trong hiện tại và tương lai. Cần chú ý rằng, năng lực của người HT trường mầm non ở đây được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ của cá nhân đó trong hoạt động chuyên môn, hoạt động quản lý. Như vậy, phát triển đội ngũ HT trường MN chính là phát huy tìm
cách để đạt được hiệu suất cao nhất của các yếu tố phát triển nguồn nhân lực.