Muốn phát triển đội ngũ HT đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KT- XH giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam cần tạo cơ chế chính sách thoả đáng, phù hợp với thực tiễn giáo dục nước ta. Bên cạnh đó rất cần sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục từ TW đến địa phương. Đây là những nhân tố mang tính quyết định. Công tác phát triển đội ngũ HT ở các địa phương phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp uỷ, sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương. Các cơ chế chính sách của nhà nước có thể tác động đến sự phát triển đội ngũ HT trường MN thường liên quan đến các vấn đề sau:
Chất lượng
Phát triển đội ngũ
HT
- Chính sách phát triển giáo dục mầm non: Chính sách phổ cập giáo
dục MN cho trẻ em năm tuổi tiến tới phổ cập giáo dục các độ tuổi trẻ em thuộc cấp học MN và chính sách phát triển trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất đã tạo điều kiện cho các địa phương mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm các cơ sở giáo dục, trường lớp để tiếp nhận tối đa số trẻ em từ 0 - 6 tuổi được đến trường. Chủ trương này dẫn đến nhu cầu tăng về số lượng HT, CBQL. Tuy vậy, để phát triển được chất lượng giáo dục trong các nhà trường mầm non thì năng lực quản lý của HT là điều hết sức quan trọng.
- Chính sách phân cấp quản lý: Hiện nay ở Việt Nam, phân cấp QLGD
đang diễn ra theo phương thức tăng cường và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và các cơ sở giáo dục. Chính sách phân cấp quản lý tạo cho các địa phương và các cơ sở giáo chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT đạt chuẩn, mặt khác đòi hỏi bản lĩnh của người HT trong công tác tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ QLGD và đội ngũ nhà giáo:
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ “vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài”. Đội ngũ nhà giáo và CBQL “phải được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp” [4].
Từ Chỉ thị này, ngày 11/1/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010, với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT” là một trong chín nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu đổi mới [9].
- Chế độ đãi ngộ, cơ chế sử dụng, đề bạt HT có tác dụng trong việc duy trì
và khích lệ đội ngũ HT trong việc thực hiện các mục tiêu của Nhà trường và GDMN tại địa phương, tạo ra ở mỗi HT một động cơ làm việc chính đáng và phù hợp. Bản thân mỗi HT có ý thức trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn, rèn luyện đạo đức để đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra .
- Chính sách luân chuyển CBQL và giáo viên: Chính sách này nhằm
mục đích tăng cường CBQL giáo dục có nhiều kinh nghiệm cho những vùng cịn khó khăn, tạo ra chất lượng đồng đều trong giáo dục. Mặt khác, chính sách này cịn rèn luyện phẩm chất, năng lực quản lý và tố chất năng động cho đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động thực tiễn, hạn chế sự nhàm chán, chủ quan trong công việc.