Khái quát về tình hình địa lý kinh tế của thành phố Hạ long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông trung học cơ sở hồng hải thành phố hạ long trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài

2.1. Khái quát về tình hình địa lý kinh tế của thành phố Hạ long

Thành phố Hạ Long là thủ phủ tỉnh Quảng Ninh, thành phố ở trung tâm của tỉnh phía bắc giáp với huyện Hồnh Bồ, phía tây giáp với huyện Yên Hưng, phía Đơng giáp với thị xã Cẩm phả, phía nam là vịnh Hạ Long nhấp nhơ hơn nghìn hịn đảo. Dân số thành phố Hạ long hiện nay là 181.446 người đến nay thành phố có 20 đơn vị hành chính cơ sở, gồm 16 phường. Trong 5 năm 2001- 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức độ cao và ổn định, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 12,7 %, đạt kế hoạch đề ra, cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của cả nước; những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế của tỉnh thuộc nhóm cao so với các địa phương trong cả nước và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Sản xuất cơng nghiệp có chuyển biến tích cực, năng lực từng ngành được nâng cao. Tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 19,65%/ năm, vượt 3,65% so với kế hoạch trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 20,3%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 29,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,3%. Đã phối hợp sắp xếp lại ngành cơ khí mỏ và thực hiện sắp xếp các cơ sở sản xuất công nghiệp địa phương, tập trung xây xựng phát triển các khu công nghiệp địa phương, tập trung xây dựng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Ngành than đã đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, duy trì sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Năm 2005 sản lượng than sạch đạt 27 triệu tấn, bằng 1,8 lần chỉ tiêu đề ra của kế hoạch Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, than tiêu thụ, than xuất khẩu tăng hàng năm từ 20-61%, đây là thời kỳ sản xuất và tiêu thụ than có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển khá, từng bước gắn với thị trường.Tổng giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng bình quân 7,85%/ năm, vượt chỉ tiêu đề ra

Các ngành dịch vụ có bước phát triển mạnh, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng lên, đáp ứng tốt với nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của nhân dân.Cơ sở hạ tầng về du lịch ngày càng được đầu tư hoàn thiện, nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại đã được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.Trong đó có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1đến 4 sao,có trên 350 tầu du lịch, tăng 75% về số lượng so với năm 2000. Tổng số khách du lịch đến tham quan Thành phố hàng năm tăng bình quân 14,7%, doanh thu tăng 19%.

2.2. Vài nét về phát triển văn hoá - giáo dục đào tạo của địa phƣơng

Năm 2005 thành phố Hạ Long đã ban hành quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo giai đoạn 2005-2010. Trong 10 năm thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo của Hạ Long đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đối với ngành học mầm non, mạng lưới trường lớp phát triển khắp các phường xã, phù hợp với đặc điểm của địa phương; học sinh 5 tuổi đi học Mẫu giáo đạt tỉ lệ 99,4%.

Đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên: trình độ đạt chuẩn của giáo viên các cấp tăng lên khá nhanh; đời sống của giáo viên được cải thiện đáng kể do chế đội của nhà nước và chính sách ưu tiên của địa phương ngày càng được chú ý. Phong trào kiên cố hoá trường học được

đẩy mạnh. Cơng tác xã hội hố giáo dục ngày càng phát huy tác dụng. Các hoạt động văn hố - thơng tin có tiến bộ. Qui mơ trường, lớp phát triển đa dạng. Số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng đáng kể. Đội ngũ giáo viên được tăng cường và chuẩn hoá. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên, giáo dục mầm non phát triển mạnh, đã xuất hiện mơ hình trường, lớp phù hợp với từng địa bàn dân cư. Giáo dục Phổ thông tăng về cả số lượng và chất lượng, số trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông đều tăng; đã hồn thành và duy trì vững chắc mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục đi vào chiều sâu và có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, hệ thống trường dân lập phát triển. Số học sinh Trung học Phổ thơng ngồi công lập tăng, chiếm 35%. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục có sự đổi mới và phát triển. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tăng bình quân 14% / năm và chiếm 17% tổng chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo. Bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng mới trên 1.000 phòng học cao tầng và kiên cố gần 20.000 m2 các cơng trình phụ trợ phục vụ giáo viên và học sinh.

2.2.1. Vài nét về phát triển giáo dục Phổ thông cơ sở ở thành phố Hạ Long

Đối với bậc học Phổ thơng tồn thành phố có 16 trường tiểu học, 16 trường THCS, 11 trường PTTH (có cả PTCS, trong đó có 6 trường THPT). Công tác phổ cập GD tiểu học và Trung học cơ sở đạt kết quả tốt: Năm 1992 đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học, 2004 được công nhận đã phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở 100% phường xã.

Ngành giáo dục Phổ thông của thành phố Hạ Long đã khắc phục nhiều khó khăn duy trì kỷ cương, nề nếp; đảm bảo dạy và học có hiệu quả,

góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương. Chính sách đối với giáo dục và công tác quản lý giáo dục đã có những cải tiến nhất định góp phần duy trì và phát huy những thành quả của sự nghiệp giáo dục của Hạ Long trong những năm qua.

Tuy nhiên bên cạnh nhiều mặt được, giáo dục Phổ thông của thành phố Hạ Long vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành thích vẫn là một căn bệnh khá phổ biến ; chất lượng giáo dục còn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội; đội ngũ giáo viên đã từng bước được chuẩn hố nhưng vẫn cịn nhiều bất cập so với yêu cầu của bối cảnh mới.

2.2.2. Thực trạng quản lý đội ngũ ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Hạ Long phố Hạ Long

Đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở thành phố Hạ Long trong những năm qua cơ bản đủ về số lượng, các bộ mơn văn hố cơ bản như: Văn, toán, lý, hoá, sinh, sử, địa, ngoại ngữ đảm bảo đủ giáo viên để dạy- những mơn ít tiết như: thể dục, kỹ thuật, giáo dục công dân, đang còn thiếu giáo viên phải dạy kiêm nhiệm ở một số khối lớp. Đội ngũ giáo viên đã được đào tạo tương đối hoàn chỉnh, số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng cao. Việc thực hiện chương trình qui chế chun mơn nhìn chung tốt, các chuyên đề đổi mới dạy học đã được triển khai đến tận từng giáo viên, sinh hoạt chuyên đề đã trở thành nội dung chính trong các hoạt động tổ, nhóm chun mơn. Chỉ đạo tốt việc sinh hoạt tổ chuyên môn liên trường, tạo điều kiện cho giáo viên các trường giao lưu, học tập nâng cao trình độ.

Tổng số cán bộ giáo viên toàn ngành của thành phố Hạ Long là 1.993 người; trong đó biên chế có 1.746 người và hợp đồng 247 người.

Thành phố Hạ Long rất chú trọng công tác bồi dưỡng đạt chuẩn cho đội ngũ. Bên cạnh việc làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên; phòng giáo dục thành phố tạo điều kiện và tham mưu cho Sở Giáo dục- Đào tạo cho phép mở các lớp đại học hố cho các đối tượng giáo viên. Ví dụ trong năm học 2005-2006 tại Hạ Long đã mở liên kết 1 lớp đại học mầm non, 1 lớp đại học tiểu học, 1 lớp đại học toán với trên 200 học viên; Phối hợp với trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật Quảng Ninh đào tạo trình độ cao đẳng cho tồn bộ đội ngũ giáo viên âm nhạc và Mỹ thuật cho các trường trong thành phố. Thực hiên đầy đủ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD, tạo động lực cho đội ngũ phát triển.

Phòng giáo dục chỉ đạo đổi mới giáo dục Phổ thông, triển khai đại trà chương trình sách giáo khoa lớp 9. Các trường có kế hoạch thanh tra thường xuyên, có sự rút kinh nghiệm chi tiết, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng cho giáo viên.Ban giám hiệu các trường kiểm tra toàn diện 654 giáo viên, dự được 1.124 giờ, phòng giáo dục đã dự được 120 giờ.

Các trường và các cụm trường xây dựng được kế hoạch thực hiện chuyên đề một cách cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm học, chính vì vậy các trường tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn thay sách thực sự có chất lượng, có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trong năm học 2005- 2006 toàn thành phố đã tổ chức đựơc 116 tiết dạy chuyên đề (cấp cụm 29 tiết). Bên cạnh các trường thực hiện tốt công tác này như: THCS Trọng Điểm, THCS Hồng Hải, THCS Trần Quốc Toản, THCS Lê Văn Tám....Qua công tác thanh tra đánh giá có thể khẳng định rằng đội ngũ giáo viên của các

chuyên môn trong giảng dạy, sự dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học. Thực sự đổi mới được phương pháp dạy học, phát huy được tính sáng tạo trong học tập của học sinh.

Cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đã thực sự đi vào chiều sâu trong mỗi nhà truờng và mỗi cán bộ giáo viên.ý thức tự học, tự nghiên cứu, tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ giáo viên quan tâm, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ giáo viên được áp dụng rộng rãi trong toàn thành phố, phát huy hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thời gian qua, quản lý đội ngũ giáo viên của phòng giáo dục Hạ Long hướng vào các nội dung sau:

+/ Giám sát việc thực hiện các qui chế đối với giáo viên

- Việc thực hiện qui chế chun mơn:Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy giáo dục; Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chuẩn bị bài dạy theo qui định; Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh. Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và qui định về chun mơn của phịng giáo dục đào tạo.

Hiện nay các trường Trung học cơ sở đã hoàn thành việc thay sách từ lớp 6 đến lớp 9. Nói chung ở giai đoạn này nhà trường chỉ đạo các giáo viên quán triệt tinh thần của nghị quyết 40 /QH 10 của Quốc hội khoá 10 về đổi mới mục tiêu nội dung chương trình. Nội dung của nghị quyết 40 này được cụ thể hóa bằng việc thay sách cho các lớp từ lớp 1 tuy nhiên khi triển khai sách mới nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhận biết được tình hình này ban giám hiệu đã tổ chức trao đổi rộng rãi trong đội ngũ nhà trường và ở từng giáo viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm. Một mặt động viên những giáo viên giỏi đi đầu làm

mẫu cho các giáo viên. Mặt khác yêu cầu các tổ giáo viên của các khối lớp dự giờ rút kinh nghiệm.

- Kết quả giảng dạy và giáo dục: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung của khối lớp. Do một thời gian dài bệnh thành tích đã ăn sâu vào một số giáo viên nên các giáo viên ở trường Trung học cơ sở Hồng Hải cũng mắc phải khuyết điểm đánh giá kết quả chưa đúng thực chất.Hưởng ứng cuộc vận động nói khơng với bệnh thành tích với tiêu cực trong thi cử. Nhiều giáo viên đã có biện pháp cải tiến khâu kiểm tra đánh giá nhằm thực hiện học thực chất, kiểm tra đánh giá đúng thực chất.Ban giám hiệu nhà trường nhiệt liệt ủng hộ các sáng kiến này và bước đầu kết quả học tập của học sinh các lớp có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ.

- Việc thực hiện công tác khác: Công tác chủ nhiệm lớp, thực hiện công tác khác được phân công. Công tác giáo viên chủ nhiệm là một công tác rất quan trọng đối với các trường Phổ thơng vì cơng tác này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện ở trường Phổ thơng.Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Hồng Hải rất chú trọng đến công tác này. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổng phụ trách đội tăng cường các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để thực hiện giáo dục toàn diện.

Triển khai hệ thống tiêu chuẩn thi đua của Nhà nước, thành phố và sở giáo dục đào tạo các nhà trường đã xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn thi đua cụ thể cho từng trường học và đội ngũ giáo viên gắn với mục tiêu của trường mình trong từng thời kỳ. Hàng năm phòng giáo dục đào tạo Hạ Long vẫn tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi ở các trường để nâng cao trình độ chun mơn. Vận dụng đúng chính sách khen thưởng

cho những giáo viên tâm huyết với nghề, động viên khuyến khích cho những giáo viên có nhu cầu học thêm đại học hoặc sau đại học

2.2.3. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển nhà trường Trung học cơ sở Hồng Hải thành phố Hạ Long cơ sở Hồng Hải thành phố Hạ Long

2.2.3.1. Vài nét về trường Trung học cơ sở Hồng Hải

Truờng Trung học cơ sở Hồng Hải đóng tại số 9 đường Nguyễn Văn Cừ cách trung tâm thành phố Hạ Long 5 km. Trường được thành lập năm 1977, mang tên trường Trung học cơ sở cấp I,II Lê Hồng Phong, cả hai cấp học chung một trường nên thiếu bàn, thiếu lớp. Đội ngũ giáo viên của trường rất mỏng và yếu. Trình độ sơ cấp, trung cấp hệ 7+3 và 10+3. Những người cán bộ quản lý yếu về công tác quản lý, chất lượng đào tạo chưa được coi trọng đúng mức, qui mô nhỏ bé và điều quan trọng là nhà trường chưa có sự quan tâm của xã hội cũng như của cấp trên.

Đến năm 1985, Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Ninh có quyết định tách trường Trung học cơ sở cấp I, II Lê Hồng Phong thành hai trường: trường Trung học cơ sở Hồng Hải và trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Tuy đã được tách thành hai trường nhưng nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn. Để từng bước khắc phục tình trạng trên, phấn đấu đến năm 1995 phải cao đẳng hố tồn bộ đội ngũ giáo viên, trong đó có 5% có trình độ đại học. Nhà trường đã khắc phục khó khăn từng bước chuẩn hố đội ngũ, đội mới quản lý và cải tiến chương trình chung, nội dung đào tạo.

Từ năm 1996 đến nay có nhiều đổi mới và nhảy vọt đáng kể về mọi mặt: Mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Sở Giáo dục- Đào tạo, các ban ngành chính quyền địa phương, những năm qua nhà

trường đã từng bước qui hoạch, xây dựng đào tạo thành khn viên hồn chỉnh.Khu nhà xây bốn tầng với 22 phòng học, khu làm việc của hiệu trưởng, hiệu phó phịng thư viện có nhiều đầu sách chun mơn có giá trị phục vụ kịp thời cho 48 giáo viên và học sinh học tập và nghiên cứu. Phịng thí nghiệm, phịng văn phịng nhà trường, phịng y tế trang bị chuyên môn theo chức năng y tế cơ sở. Sân chơi được cải tạo và nâng cấp để phục vụ cho các môn thể dục, thể thao và vui chơi hàng ngày và có nhiều cây xung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông trung học cơ sở hồng hải thành phố hạ long trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)