Thực hành thuyết trình,bình giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 84 - 88)

10. Cấu trúc luận văn

2.3. Những biện pháp đề xuất trong dạy học tác phẩm văn chương theo

2.3.4. Thực hành thuyết trình,bình giảng

2.3.4.1. Khái niệm

Thực hành thuyết trình, bình giảng là phương pháp để học sinh phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của bản thân về một vấn đề, một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm văn chương. Người thuyết trình phải biến ngơn ngữ viết thành ngơn ngữ nói để trình bày vấn đề một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Có thể coi thuyết trình, bình giảng là một hoạt động diễn thuyết mang tính nghệ thuật, địi hỏi người thuyết trình khơng chỉ có khả năng tư duy mà cịn phải có khả năng diễn đạt một cách logic và hợp lý.

Phương tiện chính được sử dụng là ngơn ngữ. Do đó,người thuyết trình, bình giảng phải gây được sự chú ý của người nghe bằng một giọng điệu phù hợp, nhịp nhàng với vấn đề trình bày cùng với các yếu tố phi ngôn ngữ khác như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… để hỗ trợ. Sự kết hợp hài hịa giữa các yếu tố ngơn ngữ và phi ngôn ngữ sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho bài thuyết trình,bình giảng từ đó giúp truyền đạt hết mọi thơng điệp đến người nghe.

2.3.4.2. Nhiệm vụ

Thực hành thuyết trình, bình giảng giúp học sinh bộc lộ được trình độ kiến thức và khả năng sáng tạo của bản thân. Thông qua bài thuyết trình, các thầy cơ giáo có thể đánh giá được đúng đắn và khách quan trình độ hiểu biết của

các em. Bởi để thực hiện được bài thuyết trình, chắc chắn các em đã phải vận dụng tất cả những kiến thức của mình về vấn đề, nội dung trình bày; khơng chỉ đơn thuần dựa vào tác phẩm văn chương mà còn phải sưu tầm tài liệu liên quan, vận dụng tất cả mọi hiểu biết của bản thân và tư duy logic về vấn đề đó. Do vậy, có thể coi bài thuyết trình là kết tinh của những kiến thức học sinh thu nạp được. Khi muốn đánh giá năng lực tiếp nhận văn chương của các em, giáo viên cũng có thể thơng qua hoạt động tập này. Những hiểu biết, kiến thức, suy nghĩ, thắc mắc học sinh trình bày trong bài thuyết trình khi được chia sẻ với thầy cô và các bạn sẽ trở thành nội dung bài học chung của cả lớp

Thực hành thuyết trình, bình giảng cịn là cơ hội để học sinh bộc lộ những quan điểm, đánh giá của mình về một vấn đề trong tác phẩm văn chương. Các em có thể tự do nói lên những cảm xúc, tình cảm, thái độ của bản thân được hình thành trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Nhưng dù hiểu theo cách nào, yêu mến, phản đối hay muốn đóng góp ý kiến để xây dựng tác phẩm hay hơn thì hình thức tập thuyết trình cũng đã mang lại cơ hội cho các em nói lên tiếng nói của chính mình

Ngồi ra, muốn có được một bài thuyết trình thực sự hấp dẫn, các em phải biết sử dụng từ ngữ chính xác, logic, mang tính biểu cảm cao. Như vậy, thuyết trình đã góp phần phát triển năng lực ngơn ngữ cho học sinh, giúp các em có thể diễn đạt lưu lốt, sử dụng ngơn từ linh hoạt khơng chỉ trong hoạt động thuyết trình mà cịn trong giao tiếp thông thường. Các em cũng biết cách sử dụng các yếu tố ngồi ngơn ngữ khác: điệu bộ, cử chỉ… sao cho bài thuyết trình thực sự sống động. Thuyết trình chính là cách tốt nhất giúp học sinh rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề.

2.3.4.3. Cách thức thực hiện

- Cách thứ nhất: giáo viên đưa ra một chủ đề hay định hướng vấn đề cụ thể cho học sinh thuyết trình.

Vấn đề được giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu và thuyết trình, bình giảng có thể là một nội dung, một vấn đề được trình bày trong sách giáo khoa: trình bày những giá trị nội dung của tác phẩm hoặc trình bày những giá trị nghệ thuật của tác phẩm, trình bày giá trị tư tưởng của tác phẩm… Giáo viên cũng có thể lấy ngay những yêu cầu trong phần hướng dẫn học bài và phần luyện tập trong sách giáo khoa cho học sinh thuyết trình, bình giảng. Ví dụ:

Bài thơ Tự tình vừa nói lên bi kịch dun phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó? [3,19]

Vẻ đẹp mùa thu trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Giáo viên cũng có thể cung cấp nội dung thuyết trình cho học sinh từ chính những nhận định, đánh giá của các nhà lý luận, phê bình văn học về một vấn đề thuộc giá trị nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Đây là những vấn đề tương đối khó buộc học sinh phải thực hiện các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ được nhận định trước khi thuyết trình. Ví dụ:

Theo Xn Diệu, “trong thơ Nơm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh” [33,160]. Hãy phân tích những

sáng tác trên trong quan hệ đối sánh để làm bật lên vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm.

Các vấn đề thuyết trình này phải được giáo viên đưa trước cho học sinh chuẩn bị ít nhất là một tuần. Giáo viên nên hướng dẫn các em cách thức viết một bài thuyết trình hồn chỉnh. Trong quá trình thuyết trình, giáo viên sẽ dùng chính nội dung thuyết trình của các em làm nội dung bài học. Tuy nhiên, đó là

các nội dung đã được nhận xét, sửa chữa và bổ sung từ giáo viên và các học sinh khác.

Tùy theo nội dung thuyết trình mà giáo viên có thể xác định kiểu thuyết trình: thuyết trình cá nhân hoặc thuyết trình theo nhóm. Những nội dung thuyết trình tương đối đơn giản có thể để từng cá nhân tự mình tìm hiểu và trình bày. Tuy nhiên, với những nội dung phức tạp địi hỏi phải có trình độ tư duy cao và vốn hiểu biết sâu rộng, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho một nhóm học sinh từ 3 – 5 em thực hiện. Khi thuyết trình, các em có thể cử đại diện hoặc lần lượt từng em trình bày ý kiến chung của nhóm.

- Cách thứ hai: học sinh tự chọn nội dung thuyết trình, bình giảng.

Đây sẽ là những nội dung hoặc vấn đề trong tác phẩm văn chương các em cảm thấy hứng thú, tâm đắc nhất. Khi được tự chọn nội dung thuyết trình, học sinh sẽ hồn toàn chủ động trong việc tổ chức hoạt động học. Giờ học tác phẩm văn chương nhờ đó mà phát huy được hết khả năng của các em. Những rung động sâu sắc, những tình cảm mạnh mẽ được hình thành trong quá trình tiếp nhận tác phẩm cũng sẽ được các em thể hiện tự nhiên, chân thực nhất.

Cách thức để học sinh tự chọn vấn đề thuyết trình cũng có thể được trình bày theo cá nhân hoặc theo nhóm tùy thuộc vào nội dung thuyết trình ngắn hay dài, đơn giản hay phức tạp. Cách thức này cũng đòi hỏi sự định hướng, điều chỉnh của giáo viên để học sinh chọn được nội dung thuyết trình đúng trọng tâm bài học.

Trong cả hai cách thức tiến hành hoạt động tập thuyết trình, vai trị của người giáo viên vẫn rất quan trọng. Giáo viên phải là người điều khiển, tổ chức hoạt động thuyết trình cho học sinh. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi để kiểm tra lại kiến thức của học sinh và đồng thời dẫn dắt các học sinh khác tham gia vào hoạt động thuyết trình thơng qua việc nhận xét, đánh giá. Trong quá

trình thuyết trình, giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích các em để tạo một khơng khí thoải mái trong lớp học, giúp các em thể hiện được hết khả năng của mình. Nhiệm vụ cuối cùng của buổi thuyết trình cũng do giáo viên thực hiện: tổng kết, sửa chữa, bổ sung lại vấn đề để biến nội dung thuyết trình thành nội dung bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)